asian_cardin

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Ngành bảo hiểm ở Việt Nam và loại hình bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam



MỤCLỤC
Lời mở đầu 1
CHƯƠNGI: TỔNGQUANVỀ BẢOHIỂM 2
I.GIỚITHIỆUVỀ BẢOHIỂM 2
1.Các định nghĩa về bảo hiểm 2
2.Bản chất của bảo hiểm 3
3.Sơ lược lịch sử ra đờivà phát triển của ngành Bảo hiểm 3
3.1.Lịch sử ra đời 3
3.2. Qúa trình phát triển 6
4.Vai trò của ngành Bảo hiểm 7
4.1.Sự cần thiết khách quan của Bảo hiểm 7
4.2. Lợi ích và tác dụng của Bảo hiểm 9
5.Mối quan hệ giữa Bảo hiểm và phát triển kinh tế. 14
5.1.Sự phát triển kinh tế xã hội tác động đến sự phát triển của bảo hiểm. 14
5.2.Bảo hiểm tác động đến kinh tế xã hội 15
6.Thị trường các hoạt động Bảo hiểm. 16
6.1.Sự hình thành thị trường Bảo hiểm. 16
6.2.Phân loại các hoạt động Bảo hiểm. 17
6.2.1.Bảo hiểm xã hội. 17
6.2.2.Bảo hiểm y tế 21
6.2.3.Bảo hiểm thất nghiệp. 23
6.2.4.Bảo hiểm thương mại 27
CHƯƠNGII : NGÀNH BẢOHIỂMỞ VIỆT NAMVÀLOẠIHÌNHBẢOHIỂMTHÂNTÀUỞ VIỆT NAM 30
I.Lịch sử ra đời và sự phát triển của Bảo hiểm ở Việt Nam 30
1.Lịch sử ra đời 30
2.Qúa trình phát triển 30
2.1.Qúa trình phát triển Bảo hiểm xã hội 30
2.2.Qúa trình phát triển Bảo hiểm y tế 31
2.3.Qúa trình phát triển Bảo hiểm thương mại. 33
2.4.Qúa trình phát triển Bảo hiểm thất nghiệp. 34
3.Loại hình bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam 35
3.1.Sự cần thiết của loại hình bảo hiểm thân tàu 35
3.2. Rủi ro và tổn thất trong hoạt động hàng hải 37
3.2.1. Rủi ro hàng hải 37
3.2.2. Tổn thất 38
3.3.Nội dung của bảo hiểm thân tàu 40
3.3.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 40
3.3.2. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu. 42
3.3.3. Số tiền bảo hiểm 44
3.3.4. Phí bảo hiểm thân tàu thuỷ 45
4. Quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong bảo hiểm thân tàu thuỷ 47
4.1. Người bảo hiểm 47
4.2. Người được bảo hiểm- người tham gia bảo hiểm 48
5. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu 48
5.1.Chỉ tiêu kết quả 48
5.2.Phân tích hiệu quả kinh doanh bảo hiểm 50
CHƯƠNG III: KHẢNĂNGÁPDỤNGMÔHÌNHĐỊNHPHÍĐỂĐỊNHPHÍBẢOHIỂMTHÂNTÀUTẠI VIỆT NAM 52
I. THỰCTRẠNGBẢOHIỂMTHÂNTÀUTẠICÔNGTYBẢOHIỂM VIỄNĐÔNG 52
1.Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông. 52
2.Đánh giá kết quả kinh doanh của mạng lưới đại lý bảo hiểm tại văn phòng II công ty bảo hiểm Viễn Đông 53
2.1.Kết quả kinh doanh của mang lưới đại lý bảo hiểm 53
3.Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu ở công ty bảo hiểm Viễn Đông 55
3.1. Công tác khai thác 55
II.Khả năng áp dụng mô hình định phí bảo hiểm 60
KẾTLUẬN 62
TÀILIỆUTHAMKHẢO 63
Lời mở đầu

Trong những năm qua, hoạt động của các công ty bảo hiểmViệt Nam đã không ngừng đổi mới cả về chất và lượng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của bảo hiểm nói riêng, sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế. Trước hết là chưa đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế, hiệu quả kinh doanh chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro chưa được hạn chế ở mức hợp lý. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các thị trường tài chính ngày càng phát triển, mở rộng, mức độ cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trên thị trường quốc tế, ngay cả ở thị trường nội địa tăng nhanh. Trong điều kiện kinh doanh mới, thị trường luôn sôi động và biến động khó lường, nâng cao năng lực quản trị rủi ro là đòi hỏi cấp thiết để các công ty bảo hiểm Việt Nam duy trì được thường xuyên tình trạng cân đối giữa nhu cầu và khả năng có được nguồn vốn trong mọi điều kiện để đảm bảo sự ổn định, vững chắc về tài chính cho công ty bảo hiểm và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đảm bảo cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Qua quan sát thực tế, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo và các anh chị Phòng kinh doanh II của công ty bảo hiểm Viễn Đông chi nhánh Hà Nội, đã giúp cho em hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty bảo hiểm và những vấn đề về định phí bảo hiểm mà công ty bảo hiểm viễm đông đang gặp phải, từ đó đã giúp cho em định hướng được đề tài thực tập của mình.





CHƯƠNG I
TỔNGQUANVỀ BẢOHIỂM
I.GIỚITHIỆUVỀ BẢOHIỂM.
1.Các định nghĩa về bảo hiểm
Có nhiều địmh nghĩa khác nhau về bảo hiểm mỗi định nghĩa đều đứng trên góc độ nghiên cứu khác nhau :
“ Bảo hiểmlà một phương pháp lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người có cùng khả năng gặp một loại rủi ro nào đóđóng góp tạo nên”. Đinh nghĩa này chỉ mới đề cập đến phương pháp lập quỹ dự trữ bảo hiểm, mà chưa rõ cách sử dụng nó.
“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trongtrường hợp xảy ra rủi ro thuộcphạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hay cho người thứ ba”. Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phíđể hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dữ trữ trợ cấp hay bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
Đây làđịnh nghĩa mang tính chung nhất của bảo hiểm. Cóđịnh nghĩa mang tính đặc trưng riêng của một loại bảo hiểm. Chẳng hạn “Bảo hiểm xã hội là sựđảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hay mất khả năng lao động thông qua nguồn quỹ huy động từ người than gia và sự hỗ trợ của nhà nước”. Định nghĩa này chỉ rõ mục đích của bảo hiểm xã hội làđảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ thông qua sử dụng quỹ huy động từ người tham gia (người sử dụng lao động và người lao động) và sự tài trợ của Nhà nước để trợcấp cho người lao động bị giảm sức lao động (do ốmđau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), hay mất sức lao động ( hết tuổi lao động).
2.Bản chất của bảo hiểm
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từđó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Thực chất của hoạt động bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm.
Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối và phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho sốít người than gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất vàđời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế vàđiều kiện bảo hiểm. Điều đó cũng có nghĩa, phân phối trong bảo hiểm không mang tínhbồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhưng không tổn thất thì không được phân phối ( trừ một số bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí).
Hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Sốđông bù sốít”. Nguyên tắc này được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm cũng như quá trình phân phối bồi thường, quá trình phân tán rủi ro.
Hoạt động bảo hiểm còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chungcủa cộng đồng, vì sựổn định, sự phồn vinh của đất nước. Bảo hiểm với nguyên tắc “Sốđông bù sốít” cũng thể hiện tính tương trợ, tính xã hội và nhân văn sâu sắc của xã hội trước rủiro của từng thành viên.
3.Sơ lược lịch sử ra đờivà phát triển của ngành Bảo hiểm
3.1.Lịch sử ra đời
Bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại mà thậm chí cho tới giờ người ta vẫn chưa xác định được bảo hiểm ra đời từ khi nào. Chúng ta có thể dễ dàng tìm được phế tích của những ngôinhà, tác phẩm nghệ thuật hay những dấu tích còn sót lại của các nền văn minh xưa kia, tuy nhiên việc tái lập một cách chính xác cách thức mà những thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các hoạt động dịch vụtrong nền kinh tế lại là một điều khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, trong số những dấu tích vật chất của văn minh thời Tiền sử, thời Cổđại, thời Trung cổ vàthời Cận đại, có các kho lúa nơimọingười dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Câu chuyện trong kinh thánh Joseph giải thíchgiấc mơ của vua Ai Cập là một ví dụ minh hoạ nguyên tắc mà người ta đãáp dụngđể tổ chức dịch vụ nói trên. Kinh nghiệm cho thấy rằng đôi khi cũng xảy ra mất mùa hay quân xâm lược ngăn cản người dân của một thành phố thu hoạch của vùng nông thôn xung quanh. Mặc dù mỗi hộ gia đình có thể tự dự phòng cho những trường hợp xấu nói trên, tuy nhiên, những thị dân sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung theo từng cộng đồng có hiệu quả hơn. Mỗi người có khả năng đóng một khoản thuế nhỏ trong những năm đựơc mùa, khi giá lương thực xuống thấp. Người ta thực hiện việc thu mua lương thực có thể dự trữđược chủ yếu là lúa mỳ. Nông dân thấy hài lòng do họ có thể bán được nhiều hơn ( với giá cao hơn) so với khi cơ quan thuế không thực hiện việc thu mua lương thực trên thị trường.
Khi gặp mất mùa, hay khi thành phố bị vây hãm, cơ quan thuế sẽ xuất ra lương thực dự trữđể nuôi sống dân cư thành phố. Vì vậy ý tưởng về việc thành lập một quỹ chung ( trong trường hợp này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức con người.ý tưởng này tỏ ra rất phù hợp đặc biệt là cùng với sự xuất hiên khái niệm rủi ro.
Vào cuối thế kỷ XV khi Châu Âu thực hiện những chuyến đi khai phá tới Châu A và Châu Mỹ, mởđường cho cái gọi là ‘cuộc cách mạng thương mại’ (xảy ra trước ‘cuộc cách mạng công nghiệp’ nổi tiếng), ý tưởng về rủi ro và thành lập một quỹ chung đã xuất hiện cùng một lúc. Nếu một đội tàu nhỏ tìm cách đi Châu Âu tới Indonexia, mua bán hàng hoá tại đó và trở về với nhiều loại hàng hoá hấp dẫn, song lại có rủi ro là một số tàu không hoàn thành chuyến trở về. Một số tàu có thể bị chìm do bão tố; cạn kiệt nguồn cung cấp ( hay đội thuỷ thủ chết vì bệnh tật); lạc đường; bị chìm do quá tải, hay bị mối ăn thủng. Những người tham gia đầu tư vào chuyến đi mạo hiểm đóđã cảm giác sự cần thiết phải cùng nhau chia sẽ rủi ro để tránh tình trạng một số nhàđầu tư bị mất trắng khoản đầu tư của mình do một hiện tượng ngẫu nhiên đã khiến cho những con tầu của họ bị mất tích. Người ta đã tìm ra hai cách nhằm đáp ứng nhu cầu này. Cách thứ nhất là thành lập một liên doanh có góp vốn cổ phần theo đó, một nhóm nhàđầu tư cũng đầu tư vào đội thuyền chở hàng chung, cùng chia sẽ rủi ro khi xảy ra tổn thất và phân chia lợi nhuận mà liên doanh thu được. Cách thứ hai là bảo hiểm, một hệ thống mà theo đó, chủ tàu hay chủ hàng ( có thể là một cá nhân hay một công ty) đề nghị trả một số tiền mặt cho những người khác nếu những người này đồng ý sẽ bồi thường cho các chủ hàng thuộc con tàu khi tàu đã nêu tên không hoàn thành một chuyến đi cụ thể nào đó. Theo các thức này, thay cho sự phát triển trong cạnh tranh, việc chung vốn và bảo hiểm đã bổ sung cho nhau. Một số cá nhân hay công ty thuphí bảo hiểm bằng tiền mặt đểđổi lấy một cam kết sẽ bồi thường cho chủ tàu trong trường hợp tàu bị mất tích. Những bảo hiểm này đã tạo lập một quỹ chung mà họ cam kết sử dụng để thanh toán cho người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ngành bảo hiểm Việt Nam trước và sau gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
B Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quố Luận văn Kinh tế 0
S Đổi mới quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN ngành bảo hiểm Văn hóa, Xã hội 0
V hông tin tư vấn, chỉ dẫn trên tạp chí chuyên ngành (khảo sát ba tạp chí Bảo hiểm xã hội, Lao động xã Văn học 0
X Xin báo cáo thực tập ngành kế toán trong công ty bảo hiểm hàng không ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
B Ngành bảo hiểm và các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành bảo hiểm Tài liệu chưa phân loại 3
F Báo cáo Thực trạng ngành bảo hiểm Việt Nam năm 2010 và dự báo đến năm 2014 Tài liệu chưa phân loại 0
H Cơ hội, thách thức và thành tựu bước đầu của ngành bảo hiểm sau gần hai năm gia nhập WTO Tài liệu chưa phân loại 0
M Chọn trường về chuyên ngành bảo hiểm Sinh viên chia sẻ 3
T Thực trạng của việc thực hiện luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top