Download Luận văn Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm điểm nghiên cứu)

Download miễn phí Luận văn Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam làm điểm nghiên cứu)





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ chứng khoán hoá các khoản nợ
1. Khái niệm chứng khoán hoá
2. Đặc tính các loại tài sản có thể được chứng khoán hoá
3. Các thành viên liên quan
4. Điều kiện cần thiết để chứng khoán hoá các khoản nợ
5. Lợi ích và rủi ro của chứng khoán hoá các khoản nợ
II. Chứng khoán hoá các khoản nợ tại các ngân hàng thương mại
1. Vài nét về chứng khoán hoá các khoản nợ tại các NHTM
2. Nội dung chứng khoán hoá
3. Một số cách chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng
III. Kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động chứng khoán hóa
1. Nhậ Bản
2. Hàn Quốc
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM
I. Thực trạng nợ tồn đọng của NHTM Việt Nam
1. Bối cảnh chung trong hệ thống NHNTM Việt nam
2. Nguyên nhân dẫn đến nợ tồn đọng
3. Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM
4. Thực trạng nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng tại NHNT Việt Nam
II. Xây dựng mô hình chứng khoán hoá nợ tồn đọng trong điều kiện Việt Nam
1. Nội dung của mô hình
2. Các bước thực hiện theo mô hình
3. Những lợi ích và bất cập khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam
3.1. Những lợi ích khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam
3.2. Những bất cập khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU VÀ LÀNH MẠNH HOÁ TÀI CHÍNH CỦA NHTM
I. Cơ sở tiền đề cho chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng trong hệ thống NHTM Việt Nam
1. Sự phát triển của nền kinh tế
2. Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam
3. Môi trường pháp lý được hoàn thiện dần
4. Cung, cầu lớn đối với việc chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của hệ thống NHTM Việt Nam
5. Năng lực nhận thức và kinh doanh của các NHTM
6. Sự hỗ trợ lớn từ NHNN và Chính phủ
7. Sự hỗ trợ từ các định chế tài chính thế giới
II. Định hướng xử lý nợ tồn đọng của NHTM trong thời gian tới
1. Chủ động, tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, các khách hàng vay hoạt động tốt, có khả năng trả nợ không phân biệt loại hình sở hữu
2. Tiếp tục chấn chỉnh các mặt yếu kém trong hoạt động tín dụng
3. Thực hiện tốt chính sách khách hàng
4. Kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng
5. Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
6. Định hướng thu hồi nợ tồn đọng
III. Một số giải pháp nhằm đưa mô hình chứng khoán hoá vào thực tiễn
1. Chủ động thích nghi với thông lệ quốc tế
2. Phối hợp giữa các NH trong việc xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng
3. Giải pháp về thị trường
4. Mở rộng phạm vi của trung gian đặc biệt
5. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia tăng cường tín dụng
6. Mở rộng đầu tư đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng
7. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH
8. Hiện đại hóa hoạt động NH
IV.Một số kiến nghị
1. Kiến nghị nhà nước về chương trình tái cơ cấu và củng cố hệ thống NHTM
2 .Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và các ban ngành liên quan
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o khách hàng không thể thanh toán nợ cho ngân hàng đủ và đúng hạn.
Cơ chế chính sách. Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách về các hoạt động trong nền kinh tế: sự bất cập của các quy định, cơ chế cũ, sự chồng chéo và thường xuyên thay đổi các quy định, thể chế mới gây khó khăn cho ngân hàng. Các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng đựơc ban hành chậm, không đồng bộ, không sát với thực tế, khiến cho hoạt động cho vay không thể tránh khỏi rủi ro.
Từ phía khách hàng
Vốn tín dụng do ngân hàng bao cấp cho doanh nghiệp. Một thực trạng ở nước ta hiện nay là thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa phát triển, đồng thời năng lực của doanh nghiệp còn yếu, khó khăn trong khâu huy động vốn nên các doanh nghiệp có số vốn vay ngân hàng TM chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động. Khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp không tiêu thụ được, NHTM cho vay vốn sẽ không thu hồi được nợ. Vốn ngân hàng bị đọng, phải giãn nợ, khoanh nợ, miễn giảm lãi suất.. .
Năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của khách hàng yếu kém, không nắm bắt được sự thay đổi liên tục của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường. Đồng thời do tâm lý ỷ lại nhà nước của một luợng lớn các doanh nghiệp, chậm đổi mới cơ chế quản lý cũng như cách làm việc. Điều này tất yếu dẫn tới tình trạng vay vốn ngân hàng nhưng sử dụng không hiệu quả và ngân hàng không thể thu hồi nợ.
Đạo đức khách hàng không tốt. Nhiều khách hàng vay vốn không phải vì mục đích kinh doanh mà chỉ lợi dụng tiền vay, sử dụng sai mục đích. Cùng vói sự giúp đỡ của một số cán bộ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp làm sai trái, thậm chí lừa đảo, vi phạm pháp luật, làm thất thoát tài sản và phát sinh nợ khó đòi. Điển hình ở đây là vụ EPCO, Minh Phụng...
2.2.Nguyên nhân chủ quan
Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng.
Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được thực thi nghiêm túc, đầy đủ. Trong thực tế việc kiểm tra tình hình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng chưa được các ngân hàng coi trọng và giám sát chặt chẽ. Nhiều đối tượng đi vay có sự thoái hoá về đạo đức, cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn vay của ngân hàng chưa bị giám sát nên càng có cơ hội thực hiện hành vi của họ.
NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp là bất động sản. Hầu hết là các NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản, đó là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Khi thị trường bất động sản biến động bất lợi và bị ảnh hưởng lớn bởi chủ trương của Nhà nước, việc phát mại gặp phải một loạt những vướng mắc về thủ tục pháp lý và thủ tục hành chính khiến việc thu nợ vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Khi NHTM vay cho vay, nhận tài sản thế chấp là bất động sản thường là ở thời điểm giá bất động sản cao; NHTM sẽ không thu hồi được nợ khi đến hạn, bởi vì khi đó thường là lúc giá bất động sản hạ.
Nước ta chưa có Ngân hàng chính sách theo đúng nghĩa của nó. Hiện nay các NHTMQD hoạt động theo cơ chế tự hạch toán theo kết quả kinh doanh, nhưng trong nhiều trường hợp lại phải cho vay chính sách không đúng với chức năng của nó. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ tồn đọng của ngân hàng.
3.Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM
Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN, các NHTM đã chủ động tìm mọi biện pháp thích hợp để xử lý nợ tồn đọng như: cố gắng đẩy nhanh tiến độ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố nhằm thu hồi vốn và giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ đối với một số doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức, hộ nông dân theo quy định của pháp luật...Việc ngân hàng thực hiện các biện pháp xử lý nợ nói trên không chỉ góp phần tích cực làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của bản thân ngân hàng, mà còn từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn chậm và đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt là việc tổ chức phát mại tài sản thế chấp và tài sản được giao từ các vụ án, nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại các NHTM vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra (dưới 5%). Đến nay các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp trực thuộc 6 NHTM đã tiếp nhận được hơn 100 tài sản và danh mục tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng của hàng loạt các vụ án khác nhau, đã xử lý được gần 300 tỷ đồng...Tính chung bằng tổng hợp nhiều biện pháp tích cực và kiên quyết, đến nay 4 NHTM quốc doanh đã thu hồi được trên 730 tỷ đồng do bán và khai thác tài sản thế chấp của các vụ án. Tuy nhiên, số tiền thu được mới chỉ chiếm khoảng 15% tổng giá trị tài sản của các vụ án mà Tòa án đã tuyên giao.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn bất cập so với thực tế và chưa đồng bộ, nhất quán. Cho nên, trong quá trình xử lý nợ quá hạn, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của các bộ, ngành có liên quan. Có hai nguyên nhân chính sau đây dẫn đến việc xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn chậm:
Thứ nhất là công tác thi hành án còn chậm.
Sự ách tắc về xử lý nợ tồn đọng của các NHTM được thể hiện rõ qua từng vụ việc cụ thể mà điển hình là việc xử lý tài sản để thu nợ trong vụ án EPCO-Minh Phụng. Chỉ riêng vụ EPCO-Minh Phụng đã có gần 4.300 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành án. Đến nay, số tiền thu được chi trả cho các ngân hàng thông qua việc thi hành án là khoảng 77,597 tỷ đồng và 42,6 lượng vàng. NH Công thương Việt Nam được Tòa án tuyên giao 210 tài sản với trị giá 1.739 tỉ đồng, nhưng đến nay mới nhận được 78 tài sản với trị giá 1.157 tỷ đồng. Tổng số tiền đã thu được qua sử dụng và khai thác tài sản là 150 tỷ đồng, số tài sản đã bán thu được 348 tỉ đồng, tổng cộng mới thu được gần 500 tỷ đồng.(3) Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ - Số 22 - 15/11/2002
Thực tế, mặc dù bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng (người được thi hành án), nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa tổ chức thi hành với lý do bản án, quyết định của tòa chưa rõ ràng hay lý do khác. Thời gian ngân hàng phải chờ đợi để nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án này thường kéo dài đến hàng tháng, thậm chí có trường hợp phải chờ đến nửa năm. Vì vậy, việc ngân hàng thu hồi nợ thông qua công tác thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án là rất chậm.
Mặt khác, đến nay một khối lượng lớn tài sản liên quan đến các vụ án đã được tòa tuyên án giao chưa thi hành được do vẫn vướng mắc về thủ tục. Trước đây, cơ quan công chứng Nhà nước không chịu chứng nhận cho các NHTM trong việc chủ động bởi vì yêu cầu việc bán tài sản phải qua trung tâm đấu giá tỉnh, thành phố. Hiện nay vướng mắc này đã được giải tỏa không bắt buộc phải qua trung tâm do Bộ Tư ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và xây dựng dây chuyền sản xuất rượu đặc sản truyền thống, quy mô công nghiệp công suất 3 triệu lít năm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của bệnh xá quân dân y tại khu vực trọng điểm Y dược 0
D Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang Luận văn Kinh tế 1
D Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông năng, tỉnh Khoa học Tự nhiên 1
A Nghiên cứu và đề xuất mô hình chuẩn để xây dựng một ứng dụng Portal (Portlet) sử dụng JSR168 và độc Luận văn Kinh tế 0
C Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng cà chua sau thu hoạch Khoa học Tự nhiên 2
T Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn tại xã Tân Thạch huyện Châu Thành – Khoa học Tự nhiên 0
K Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình c Công nghệ thông tin 0
T Xây dựng mô hình hệ thống điều khiển điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ dây quấn bằng đưa điện trở Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top