babe.bong

New Member
Download miễn phí

MỤC LỤC

Lời mở đầu.....................................................................................................................3
Chương 1: Hệ thống truyền động máy
1.1 Nội dung thiết kế máy và chi tiết máy..................................................................7
1.2 Phương pháp tính toán thiết kế máy và chi tiết máy ...........................................8
Chương 2: Chọn động cơ điện và phân phối tỉ số truyền
2.1 Động cơ điện......................................................................................................10
2.2 Phân phối tỉ số truyền ........................................................................................11
Chương 3: Tính toán thiết kế các chi tiết máy
3.1 Tính toán bộ truyền xích ống con lăn.................................................................13
3.2 Tính toán bộ truyền cấp nhanh ..........................................................................15
3.3 Tính toán bộ truyền cấp chậm ...........................................................................21
3.4 Tính toán thiết kế trục và then............................................................................27
3.5 Chọn ổ lăn..........................................................................................................43
3.6 Chọn nối trục đàn hồi .........................................................................................47
3.7 Chọn thân hộp giảm tốc, bulông ........................................................................48
3.8 Bôi trơn hộp giảm tốc.........................................................................................49
3.9 Các thiết bị phụ khác..........................................................................................49
3.10 Bảng dung sai lắp ghép ...................................................................................51
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................53
HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG MÁY

1.1 Nội dung thiết kế máy và chi tiết máy
Mỗi một máy bao gồm nhiều chi tiết máy. Các chi tiết máy có công dụng chung
có mặt ở hầu hết các thiết bị và dây chuyền công nghệ. Vì vậy thiết kế chi tiết máy có
vai trò rất quan trọng trong thiết kế máy nói chung. Các chi tiết máy được thiết kế ra
phải thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật, làm việc ổn định trong suốt thời gian phục vụ đã
định với chi phí chế tạo và sử dụng thấp nhất.
Ngoài những yêu cầu về khả năng làm việc chủ yếu, các chi tiết máy (hay máy)
được thiết kế cần thỏa mãn những điều kiện kĩ thuật cơ bản sau:
u Cơ sở hợp lí để chọn kết cấu các chi tiết và bộ phận máy.
v Những yêu cầu về công nghiệp tháo lắp như:
· Lắp, tháo và điều chỉnh tiện lợi.
· Giảm khối lượng các nguyên công bằng tay khi lắp.
· Giảm thời gian lắp ráp.
w Hình dạng cấu tạo của chi tiết phù hợp với phương pháp chế tạo phôi gia
công cơ và sản lượng cho trước.
x Tiết kiệm nguyên vật liệu. Khi chọn vật liệu cần dựa vào các điều kiện sau:
· Các chi tiết chủ yếu về khả năng làm việc của chi tiết.
· Khuôn khổ kích thước và trọng lượng của chi tiết.
· Điều kiện sử dụng (nhiệt độ, bụi bặm, ẩm ướt…)
· Phương pháp chế tạo phôi và gia công cơ khí.
· Giá thành của vật liệu.
Ngoài ra, để tiết kiệm nguyên vật liệu cần chọn hợp lí ứng suất cho phép và hệ
số an toàn.
y Dùng rộng rãi các chi tiết, bộ phận máy đã tiêu chuẩn hóa. Bởi vì càng dùng
nhiều chi tiết và bộ phận tiêu chuẩn thì giá thành sản phẩm càng giảm, tiết kiệm nguyên
vật liệu và đảm bảo thay thế nhanh chóng các chi tiết và bộ phận máy bị hư hỏng (tăng
hiệu suất sử dụng thiết bị…).
z Đảm bảo bôi trơn thường xuyên các chỗ ăn khớp, các bề mặt tiếp xúc.
{ Đảm bảo khe hở cần thiết giữa các chi tiết máy.
Ngoài ra cần chú ý đến vấn đề an toàn lao động và hình thức của sản phẩm.
Xuất phát từ các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật, thiết kế máy bao gồm các nội dung sau:
u Xác định nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc của máy dự định thiết kế.
v Lập sơ đồ chung toàn máy và các bộ phận máy thỏa mãn các yêu cầu cho
trước.
w Xác định lực hay mômen tác dụng lên các bộ phận máy và đặc tính thay đổi
của tải trọng.
x Chọn vật liệu thích hợp nhằm sử dụng một cách có lợi nhất tính đa dạng và
khác biệt của vật liệu để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy làm việc của máy.
y Thực hiện các tính toán động học, lực, độ bền và các tính toán khác nhằm xác
định kích thước của chi tiết máy, bộ phận máy và toàn máy.
z Thiết kế kết cấu các chi tiết máy, bộ phận máy và toàn máy thỏa mãn các chỉ
tiêu về khả năng làm việc đồng thời đáp ứng các yêu cầu công nghệ và lắp ghép.
{ Lập thuyết minh, các hướng dẫn về sử dụng và sửa chữa máy.
Với nội dung như trên, rõ ràng rằng thiết kế máy là công việc rất phức tạp, đòi
hỏi những hiểu biết sâu sắc về lí thuyết và thực hành. Tuy nhiên, bằng việc giao đề tài
thiết kế hệ thống dẫn động cho băng tải như trong đồ án này thì công việc thiết kế có
đơn giản hơn đôi chút.
Đồ án thiết kế hệ thống dẫn động cho băng tải đã cho biết trước trị số và đặc tính
tải trọng, vận tốc và các thông số cần thiết khác. Do đó, nội dung thiết kế chỉ còn bao
gồm các bước: tính toán động học, chọn động cơ điện, phân phối tỉ số truyền, tính toán
thiết kế các chi tiết máy (tính toán bộ truyền hở; tính toán các bộ truyền trong hộp giảm
tốc, vẽ các sơ đồ lực tác dụng lên các bộ truyền và tính giá trị các lực; tính toán thiết kế
trục và then; chọn ổ lăn và nối trục; chọn thân hộp giảm tốc, bulông và các chi tiết phụ
khác; chọn dầu bôi trơn và bảng dung sai lắp ghép).
1.2 Phương pháp tính toán thiết kế máy và chi tiết máy
Trong thực tế tính toán chi tiết máy gặp rất nhiều khó khăn như: hình dáng chi
tiết máy khá phức tạp, các yếu tố lực không biết được chính xác, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng làm việc của chi tiết máy chưa được phản ánh đầy đủ vào công
thức. Vì vậy, ta cần chú ý những đặc điểm tính toán chi tiết máy sau đây để xử lí trong
quá trình thiết kế:
· Tính toán xác định kích thước chi tiết máy thường tiến hành theo hai bước: tính
thiết kế và tính kiểm nghiệm, trong đó do điều kiện làm việc phức tạp của chi tiết máy,
tính thiết kế thường được đơn giản hóa và mang tính chất gần đúng. Từ các kết cấu và
kích thước đã chọn, qua bước tính kiểm nghiệm sẽ quyết định lần cuối giá trị của các
thông số và kích thước cơ bản của chi tiết máy.
· Bên cạnh việc sử dụng các công thức chính xác để xác định các yếu tố quan
trọng nhất của chi tiết máy thì rất nhiều kích thước của các yếu tố kết cấu khác được
tính theo công thức thực nghiệm, chẳng hạn đối với bánh răng, ngoài đường kính và

Link download cho anh em:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top