kis_12

New Member
Download miễn phí Đồ án
Công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ trong đời sống x• hội đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sự phát triển mạnh của kinh tế đòi hỏi ngày càng cấp bách việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó là công việc xây dựng mới và hiện đại hoá các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu dân cư, các công trình giao thông như: cầu cống, đường xá v.v…Trong xây dựng các công trình đó thì công tác xử lý nền móng là một công việc vô cùng quan trọng. Sự ổn định vững chắc nền móng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình sau này.
Vấn đề đặt ra là phải giảm giá thành khi thi công nền móng để góp phần hạ giá thành toàn bộ công trình. ở nước ta hiện nay để xử lý nền móng công trình người ta có nhiều phương án khác nhau như dùng búa đóng cọc Diezel, dùng búa rung động, dùng máy ép cọc bấc thấm, máy ép cọc tĩnh, dùng máy khoan cọc nhồi v.v…Tuy nhiên tuỳ từng điều kiện kinh tế, điều kiện thi công mà mỗi phương pháp thi công có các mặt ưu, nhược điểm khác nhau như phương pháp thi công bằng búa đóng cọc Diezel thì gây ồn, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh. Với máy khoan cọc thì giá thành mỗi đầu cọc khá cao, với búa đóng cọc rung động thì gây chấn động tới các công trình xung quanh, với máy ép cọc bấc thấm thì giá thành đắt và hiệu quả xử lý nền không cao.v.v..
Thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi là một tiến bộ của khoa học kỹ thuật đ• được áp dụng rộng r•i ở các nước trên thế giới và trong những năm gần đây thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi đ• được áp dụng ở Việt Nam.
Kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khi thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi có thể thích hợp với nhiều vùng địa chất khác nhau có khả năng tạo ra cọc có chiều sâu, đường kính phù hợp với yêu cầu khi thi công đặt biệt nó có thể tạo ra cọc có chiều sâu lớn mà vẫn cho năng suất cao mà chất lượng cọc vần đảm bảo. Đặc biệt bằng các thiết bị khoan như mũi khoan ruột gà, mũi khoan phá đá, mũi khoan gầu xoay v.v…thì khi khoan có thể xuyên qua các vùng địa chất cứng mà các thiết bị thi công khác không đáp ứng được.
Phương pháp cọc khoan nhồi còn rất thích hợp cho việc tạo móng xây chen giữa các khu dân cư mà ít làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh (Bằng cách sử dụng ống vách ngăn rung động và chống lở vách), tránh được ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc chế tạo cọc ngay tại nền móng công trình tránh được chi phí cho vận chuyển cọc từ nơi sản xuất cọc tới chân công trình v.v…Vì vậy việc áp dụng kỹ thuật tạo cọc cho nền móng công trình bằng phương pháp cọc khoan nhồi đảm bảo về mặt chất lượng, tính kinh tế, điều kiện môi trường được đảm bảo là một yếu tố mà đang được nhiều công ty, cũng như các đơn vị thi công đặc biệt quan tâm trong việc sử dụng các thiết bị khoan cọc nhồi.
Xuất phát từ những lý do trên, em nhận thấy đề tài: “thiết kế bộ công tác máy khoan cọc nhồi phỏng theo mẫu máy kh125-3” là đề tài rất hay có ý nghĩa thiết thực đối với nước ta hiện nay và bản thân em.
Nhiệm vụ của đề tài được thực hiện:
Lê Xuân Trường:
Giới thiệu máy KH125-3, ưu nhược điểm của máy và xu hướng chế tạo từng phần bộ công tác máy. Xác định các trạng thái làm việc và trạng thái tính toán. Thiết kế gầu xoay và chốt. Quy trình chế tạo gầu. Thiết kế bộ khớp nối treo xoay. Thiết kế bộ truyền động thuỷ lực mâm xoay.
Văn Đình Sơn:
Giới thiệu công nghệ tạo cọc nhồi. Thiết kế bộ thanh kelly, lò xo giảm chấn. Quy trình chế tạo bộ thanh kelly. Thiết kế kết cấu thép giá khoan. Thiết kế bộ truyền cơ khí mâm xoay (cặp bánh răng cuối). Quy trình lắp dựng, vận hành máy.
Em xin chân thành Thank các thầy trong bộ môn MXD-XD, đặc biệt là thầy PGS.TS. Nguyễn Bính.

Hà Nội 5-2007
Sinh viên: Lê Xuân Trường



Chương i
Giới thiệu máy kh125-3, ưu nhược điểm của máy và xu hướng chế tạo từng phần bộ công tác máy
Trong thi công khoan cọc nhồi ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường dùng một số loại máy khoan cọc nhồi sau đây như một số máy khoan của h•ng (NIPPON SHANYO, HITACHI v.v…Do Nhật Bản sản xuất, BAUER của Đức, GPS-15, GPS-20HA, QJ250-1 v.v…Của Trung Quốc, một số máy của Pháp.
1.1. Sự phát triển mạnh mẽ máy khoan cọc nhồi ở Nhật Bản.
Năm 1954 Nhật đ• bắt đầu nghiên cứu chế tạo chiếc máy khoan cọc nhồi đầu tiên. Sau đó trong thập kỷ 60 cùng với sự phát triển xây dựng đường sắt và nhà cao tầng nhất là sau hội nghị vận động sử dụng đại trà cọc khoan nhồi trong xây dựng năm 1964 các loại tổ hợp máy khoan đ• liên tục được cải tiến, đáp ứng nhu cầu xây dựng quy mô lớn đưa Nhật Bản thành nước hàng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ cọc khoan nhồi có thể thống kê sơ bộ sự phát triển như sau.
Năm 1960 h•ng Kato đ• chế tạo máy 20H tương tự Calwebd 150A.
Năm1962 h•ng Mitsubishi và Benoto “Pháp” hợp tác sản xuất tổ hợp BT1 năm 1964 tiếp tục cho sản xuất xong tổ hợp máy khoan BT2.
Năm 1962 cho ra xưởng máy 20HB cải tiến.
+ Cũng vào năm 1960 h•ng Hitachi đ• chế tạo tổ khoan kiểu gầu ngoạm U-106 để tạo cọc đường kính lớn. Trên gầu ngoạm còn lắp tạm thời bộ kích động khi cần thiết. Trong đó loại U-106A thao tác đơn giản và cơ động rất thông dụng.
Năm 1965 Hitachi-CHLB Đức hợp tác chế tạo PS-150.
Năm 1966 Hitachi- CHLB Đức hợp tác chế tạo S -200.
Năm 1971 Hitachi- CHLB Đức hợp tác chế tạo S-600.
Năm1973 bắt đầu cải tiến bộ gá mở rộng chân cọc.
Năm 1975 Misubishi và Hitachi sản xuất tổ hợp khoan loại lớn MD440 và S 4804.
Năm 1977 dùng phổ biến máy khoan vận hành ngược để khoan tạo lỗ cho cọc.
Đến nay Nhật Bản đ• trở thành một cường quốc về sản xuất máy khoan với những h•ng nổi tiếng hàng đầu thế giới.
- Máy khoan đất: Sumitomo, Nippon Sharyo, Hitachi, Hirabayashi, Seiakusho.
- Máy khoan vận hành ngược: có các h•ng: Koken, Tokimec, Tone, Hitachi.
- Máy khoan dùng ống vách có các h•ng: Kato, Nippon sharyo, Bauen, Misubishi v.v…
1.2. Giới thiệu máy khoan cọc nhồi của h•ng Hitachi.
H•ng Hitachi của Nhật Bản chế tạo máy khoan cọc nhồi KH100D, KH125-3, KH180-3, CD1500, CD200 v.v…
Máy khoan cọc nhồi thuỷ lực của h•ng Hitachi có cần khoan kiểu KELLY-BAR là loại thiết bị có năng xuất cao nhất trong tất cả các loại khoan, đây cũng là loại khoan phù hợp với tầng địa chất từ mền đến cứng như granítte v.v…trên cạn cũng như dưới nước, tính cơ động cao, có thể khoan lỗ : 0,8-2,0m; sâu max 65m. Mômen xoắn từ 40-100kNm. Lực ép thẳng đứng vào cần khoan lên đến 30-100kN.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TrnTrungDn

New Member
Re: Đồ án Thiết kế máy khoan cọc nhồi KH125-3

Bạn có thể gửi cho mình link được không..mình đang làm đồ án này ở trường :D
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top