Fercos

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
-Tính toán vỏ xe là một trong những vấn đề rất quan trọng trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô nói chung và ngành công nghiệp ô tô nói riêng. Từ năm 1990 trở lại đây, sản lượng xe lắp ráp tại Việt Nam của các liên doanh ô tô có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng cao. Nhưng cho đến nay vỏ xe vẫn là một trong các tổng thành được nhập khẩu dạng CKD để lắp ráp.
-Khung vỏ ôtô là một tổng thành kết cấu lớn và phức tạp, yêu cầu cao về độ bền, độ cứng vững, đặc biệt là độ bền mỏi, ngoài ra còn phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu về bố trí chung, tạo dáng khí động học và thẩm mỹ, giảm ồn rung…
-Nền công nghiệp ô tô Việt Nam cho đến nay chưa hoàn chỉnh, việc thiết kế chế tạo ô tô chủ yếu là cải tiến các xe nhập ngoại nhằm đáp ứng các nhu cầu vận chuyển trong nước. Để đáp ứng nhu cầu về ôtô hiện tại và tương lai, hàng chục nhà máy cơ khí ô tô đã tập trung chủ yếu vào thiết lập các dây chuyền cơ bản như: dập, hàn, sơn, lắp ráp khung vỏ. Gần đây một số nhà máy ô tô trong nước đã cố gắng bắt đầu tự thiết kế chế tạo khung vỏ xe như các Nhà máy: ô tô 1/5, Ô tô 3/2, Công ty Cơ điện công trình, Cơ khí Đà nẵng ...
-Với tính cấp thiết nêu trên , Đề tài '' Nghiên cứu đánh giá độ bền và bền mỏi của khung vỏ ôtô '' đã được chọn làm đề tài nghiên cứu. Đây là một đề tài có tính thời sự cao, rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất của ngành công nghiệp ôtô và là một vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
-Trên thế giới việc nghiên cứu tính toán lý thuyết cũng như tiến hành các thử nghiệm để thiết kế và hoàn thiện kết cấu vỏ xe đã được nhiều tác giả quan tâm. Các thử nghiệm đối với khung vỏ xe thường đòi hỏi chi phí rất lớn chỉ có thể tiến hành tại các nhà máy, các cơ sở nghiên cứu của các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới. Do vậy, gần đây các tác giả thường tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp, công cụ thiết lập và mô hình hoá kết cấu vỏ xe để nghiên cứu đánh giá độ bền, độ bền mỏi, độ cứng của nó.
-Gần đây, vấn đề trên đã được một số các nhà khoa học của các cơ quan như Đại học Bách khoa Hà Nội , Học viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Giao thông vận tải và một số Viện KHKT… quan tâm, nghiên cứu.
-Với những hạn chế về chủ quan cũng như khách quan, đề tài chỉ tập chung chủ yếu nghiên cứu về những cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá độ bền mỏi, đồng thời thực hiện tính toán, kiểm nghiệm cho một loại xe đang sử dụng tại Việt Nam

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Đề tài tập trung nghiên cứu về độ bền và độ bền mỏi của khung xe ô tô trong điều kiện đường của Việt Nam.
-Khách thể nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài được đặt trong mối quan hệ với các bộ phận khác của xe và trong mối quan hệ với điều kiện đường xá của Việt Nam.
4. Mục tiêu và mục đích nghiênc cứu của đề tài.
-Mục tiêu : Xây dựng được cơ sở tính toán và mô hình hóa được phương pháp tính toán để đánh giá được độ bền và độ bền mỏi của các loại khung ô tô hiên có tại Việt Nam.
-Mục đích nghiên cứu : Giải quyết các bài toán về độ bền, độ bền mỏi của kết cấu chung, kêt hợp phân tích kết cấu, tính toán đánh giá độ bền, độ bền mỏi của kết cấu khung vỏ ô tô chế tạo tại Việt Nam.
5. Giả thuyết nghiên cứu.
-Giả thuyết nghiên cứu của đề tài : “độ bền, độ bền mỏi của kết cấu khung vỏ ô tô phụ thuộc vào vật liệu chế tạo khung và ”
-Phương pháp giải quyết : Dựa trên tính toán để chứng minh giả thuyết trên là đúng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.
-Làm rõ được các vấn đề tổng quan về khung vỏ ô tô.
-Xây dựng được ký thuyết đánh giá độ bền mỏi của kết cấu.
-Đưa ra cácví dụ tính toán và khảo sát độ bền mỏi của khung xe.
7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
-Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những cơ sở lý thuyết cho việc tính toán để đánh giá độ bền và độ bền mỏi đồng thời thực hiện tính toán, kiểm nghiệm cho một số loại khung trên một số loại xe hiện đang được sử dụng tại Việt Nam.
8. Phương pháp nghiên cứu.
-Sử dụng các công cụ toán học và các công cụ tính toán đặc thù để xây dựng cơ sở cho tính toán đánh giá độ bền và độ bền mỏi của khung xe ô tô. áp dụng vào thực tế để tính toán chế tạo khung ô tô đảm bảo chất lượng hoạt động tốt trong điều kiện đường xá Việt Nam.
9. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu gồm:
Phần 1: mở đầu.
Phần 2 : Nội dung. Gồm:
Chương 1 : Tổng quan về khung vỏ ô tô.
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về tính toán lý thuyết mỏi.
Phần 3 : Kết luận và tài liệu tham khảo.
Chương 3 :Tính toán ký thuyết độ bền mỏi trên một số loại xe.
NỘI DUNG
Chương 1:Tổng quan về khung vỏ ô tô.
Khung vỏ chịu tải dùng để đỡ và bắt chặt động cơ, các cụm của hệ thống truyền lực, đồng thời nó là nơi chịu toàn bộ tải trọng của xe, những tác động thay đổi từ mặt đường lên xe khi xe chuyển động, tác động của lực cản khí động, lực quán tính, lực phanh và các lực do va chạm
Do mục đích sử dụng, chế độ khai thác và tải trọng của ôtô rất đa dạng và phức tạp nên khung vỏ ôtô phải có kết cấu hợp lý, hình dạng thích hợp để có thể bố trí lắp đặt các cụm, hệ thống, thiết bị khác trên xe, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản về độ cứng vững, độ bền và độ bền lâu cao (độ bền mỏi).
1. Phân loại và yêu cầu của khung xe ô tô.
* **Theo đặc điểm kết cấu phần chịu lực trên ôtô chia ra ba loại chính
-Khung chịu lực : khi vỏ đặt trên khung qua các mối nối đàn hồi, trường hợp này khung cứng hơn vỏ nhiều nên chịu được tác động của ngoại lực và có thể bị biến dạng nhưng không truyền đến vỏ. Đây là loại được dùng phổ biến ở các xe vận tải.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vyktor

New Member
Xin chào bạn, nếu được cho mình xin bài này nhé bạn, thanks bạn nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top