tuandungpuppy

New Member
Download Đề tài Biểu tượng về học đường ở trẻ khiếm thính từ 13 – 17 tuổi một số vấn đề lý luận

Download miễn phí Đề tài Biểu tượng về học đường ở trẻ khiếm thính từ 13 – 17 tuổi một số vấn đề lý luận





Mục Lục
PHẦN MỘT 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
PHẦN HAI 4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 6
2.1. Biểu tượng 6
2.2. Biểu tượng xã hội 7
2.3. Biểu tượng về học đường 8
2.4. Khiếm thính - trẻ khiếm thính 9
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 11
3.1. Biểu tượng xã hội - nghiên cứu từ góc độ Tâm lý học 11
3.2. Khai thác biểu tượng về học đường trong Tâm lý học - Nội dung, biểu hiện và yếu tố ảnh hưởng. 14
3.3. Sự phát triển và các đặc điểm tâm lý lứa tuổi 13-17 18
3.4. Mối quan hệ giữa sự phát triển tâm lý và biểu tượng về học đường ở trẻ khiếm thính 13 - 17 tuổi 24
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 29
1. Kết luận 29
2. Khuyến nghị 29
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ư tưởng của trẻ khiếm thính (13-17 tuổi) về học đường và những yếu tố gắn với học đường.
2.4. Khiếm thính - trẻ khiếm thính
2.4.1. Khiếm thính (surdité/surdity) và những nguyên nhân
Thông thường, khiếm thính được hiểu là thiếu sót hay chưa hoàn chỉnh về khả năng nghe (khiếm: thiếu sót, chưa hoàn chỉnh; thính: nghe). Trong Báo cáo tại Hội thảo Việt - Pháp về Tâm lý học (4/2000) có tên Vấn đề can thiệp sớm cho trẻ em khiếm thính ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn coi khiếm thính là khuyết tật về thính giác.
Trong tiếng Pháp, thuật ngữ surdité được hiểu là “sự yếu hay giảm sút khả năng nghe, trong đó mức độ nghiêm trọng cho phép xếp các cá nhân bị bệnh vào 1 trong 4 loại sau: nghe kém, điếc nửa-nhẹ, điếc nửa-nặng và điếc hoàn toàn” (Đại Từ điển Tâm lý học, NXB Larousse, Pháp, 1991).
Nguyên nhân của khiếm thính là do sự phá huỷ thính giác. Cơ quan thính giác gồm có ba phần - tai ngoài, đường dẫn tuyến và trung tâm. Sự thương tổn thần kinh thính giác, tổn thương tai giữa hay tai trong có thể dẫn đến sự phá huỷ chức năng thính giác, phá huỷ cảm giác và tri giác thính giác. Những nguyên nhân phá huỷ này có thể chia thành 3 nhóm: Bẩm sinh, mắc phải và di truyền.
Bẩm sinh
Sự phá huỷ thính giác có thể xảy ra do sự biến dạng bẩm sinh của các xương cấu tạo bộ phận thính giác, do thần kinh thính giác bị teo hay không phát triển, do những độc tố hoá học khác nhau (thạch tín, ký ninh…) hay do những chấn thương trong khi sinh (ví dụ như làm bẹp hay biến dạng đầu của đứa trẻ khi phải can thiệp bằng kẹp sắt).
Mắc phải
Dẫn tới sự phá huỷ thính giác còn có thể do những chấn thương cơ học khác nhau như tổn thương do va đập cũng như tác động của âm thanh với cường độ quá lớn - tiếng còi, tiếng nổ, tiếng ồn công nghiệp.
Ngoài ra, thính giác cũng có khả năng bị phá huỷ nếu trẻ bị những bệnh như viêm màng não, viêm não, viêm tai mãn tính, bệnh về mũi, hầu…
Di truyền
Nguyên nhân này vẫn chưa được làm rõ đầy đủ. Tuy nhiên, những thực nghiệm và quan sát đã chứng minh rằng nhiều gia đình của những người điếc câm sinh ra trẻ có khuyết tật về thính giác. Số lượng này nhiều hơn hẳn so với các gia đình thính giác bình thường.
2.4.2. Trẻ khiếm thính
Như vậy, trẻ khiếm thính là trẻ yếu hay giảm sút khả năng nghe ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau từ nghe kém cho tới điếc hoàn toàn.
Theo một số tác giả Liên Xô cũ (Sinhiak, Nudenman, Xôlôviép…), việc phân loại trẻ khiếm thính thường dựa theo cách tiêu chuẩn sau: Mức độ mất sức nghe; Thời gian mất sức nghe; Trình độ phát triển ngôn ngữ (Những đặc điểm của sự phát triển tâm lý trẻ điếc, V.A.Sinhiak và M.M.Nudenman, NXB Chính trị Quốc gia, 1999).
Tác giả R.M.Bôxkixơ cho rằng, dựa vào mức độ mất sức nghe và trình độ phát triển ngôn ngữ, trẻ khiếm thính được chia thành các nhóm sau:
- Trẻ điếc và không có ngôn ngữ (trước đây gọi là trẻ điếc câm): mất sức nghe đến mức mất luôn cả khả năng cảm nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên, mất khả năng làm chủ ngôn ngữ.
- Trẻ điếc với ngôn ngữ hạn chế (trước đây gọi là điếc muộn): mất thính lực vào độ 3-5 tuổi, khi mà ngôn ngữ thực tế đã được hình thành.
- Trẻ nghe kém: bị phá huỷ một phần chức năng thính giác, nắm được ngôn ngữ ở một mức độ nào đó trong quá trình giao tiếp.
Theo thời gian bị phá huỷ thính giác, có thể chia trẻ khiếm thính thành các nhóm sau:
- Trẻ sinh ra đã bị tổn thương thính giác
- Trẻ mất sức nghe trước khi bắt đầu phát triển ngôn ngữ
- Trẻ mất sức nghe khi ngôn ngữ đã hình thành
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
3.1. Biểu tượng xã hội - nghiên cứu từ góc độ Tâm lý học
3.1.1. Lịch sử nghiên cứu BTXH
BT nói chung, với tư cách là sản phẩm của tâm lý con người, đóng vai trò cụng cụ của nhận thức cho phép người ta cắt nghĩa thế giới vật chất và xã hội. Với tư cách là sản phẩm của văn hoá, BT là công cụ của quá trình xã hội hoá, của quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Nhờ các BT mà chủ thể gán ý nghĩa và giá trị cho các cảm giác, hành vi, trải nghiệm của mình và người khác.
Durkheim, từ cuối thế kỷ XVIII, đã ghi nhận vai trò của BT trong đời sống xã hội khi ông khẳng định rằng “đời sống xã hội của con người hoàn toàn được tạo nên từ các biểu tượng” (Durkheim, 1985). Durkheim cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm biểu tượng tập thể với tư cách là một phạm trù của Xã hội học. Durkheim đưa ra khái niệm BT tập thể, trước tiên như như một dạng ý niệm xã hội, phân biệt với BT cá nhân - cái dựa trên tri giác của mỗi chủ thể, có tính dao động cao hơn. Về mặt xã hội, những BT này được hình thành và chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong nhóm. Các qui luật hình thành ý niệm xã hội, mà Durkheim tìm kiếm, liên quan đến những mối liên hệ giữa các ý tưởng chứ không phải là các khía cạnh nhận thức của BT. Tương tự, lĩnh vực xúc cảm của BT tồn tại trong thời điểm có các biến động tập thể chứ không ở trong cấp độ nhóm hay cá nhân. Vậy, theo Durkheim, các BT tập thể là hệ thống hiểu biết phổ biến trong toàn bộ một xã hội.
Đến năm 1961, Moscovici đã chuyển khái niệm này thành biểu tượng xã hội với những đặc thù riêng của Tâm lý học, khác với khái niệm của Durkheim. Trong khoảng hai thập kỷ tiếp theo, sự nở rộ về nghiên cứu, chủ yếu ở Châu Âu đã biến BTXH trở thành một trong những vấn đề trung tâm của không chỉ Tâm lý học, mà còn nhiều ngành khoa học xã hội khác. Vì lẽ đó mà nhiều nhà nghiên cứu đã gọi BTXH là khái niệm “ngã ba, ngã tư” đường.
3.1.2. Sự hình thành BTXH
Moscovici xem BTXH như một dạng hiểu biết đặc biệt về xã hội và không suy ra được ở một xã hội khác. Nó là hệ thống nhận thức, là tổ chức tâm lý và nằm trên phân giới giữa cái tâm lý và cái xã hội, giữa cái cá nhân và cái xã hội. Vì vậy, khái niệm BTXH thể hiện những nét tương đồng với các khái niệm xã hội học (hệ tư tưởng), hay khái niệm của tâm lý học (nhận thức, quan điểm, thái độ...); nhưng lại khác chúng ở chính cách tạo ra nó. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở chỗ BTXH được phát sinh và truyền thụ trong quá trình trao đổi xã hội, trở thành một bộ phận của đời sống tập thể.
Dưới ánh sáng của Tâm lý học, BTXH được nhìn nhận một cách chung nhất như sản phẩm của quá trình nhận thức. Cụ thể hơn, BTXH được hiểu như là những kiến thức ngây thơ, tự nhiên, khác cơ bản với kiến thức khoa học; nó là những kiến thức chung, hình thành theo mô hình đơn giản. Quá trình hình thành BTXH bắt đầu khi một cá nhân chứng kiến, quan sát hay nhận được thông tin của các nhà chuyên môn về một sự vật, hiện tượng nào đó. Sau đó, ở cá nhân xuất hiện một hoạt động tâm trí nhằm tiếp cận với các tri thức đó, biến nó thành của mình, có thể chia sẻ nó với những cá nhân khác trong cùng nhóm, trong cùng xã hội, giải thích được nhiều sự kiện, nhiều hiện tượng, sự vật dưới hình thức một thực tế được tóm tắt. Thế nên, với kiểu tri giác thực tế như thế này, bất cứ một cá nhân nào, dù chỉ là một con người tầm thư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tạo biểu tượng về những biến cố lớn trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 11 trung học phổ thông (Chươn Luận văn Sư phạm 0
D Biểu tượng trong ca dao Bạc Liêu về tình yêu lứa đôi Văn học 0
T Hình tượng người phụ nữ trong một số triểu thuyết tiêu biểu về đề tài nông thôn Việt Nam viết sau nă Văn học 0
K Mối tương quan giữa biểu tượng về uy quyền người cha và kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc đời t Tâm lý học đại cương 0
T Dạy học đọc hiểu "Sang thu" của Hữu Thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng c Luận văn Sư phạm 0
H giúp em về phần biểu tượng comment facebook. InterNet 2
H Giúp mình về vấn đề biểu tượng network mạng bị đơ khi khởi động ? Hỏi đáp Tin học 1
N [Free] Đề tài Vận dụng các phương pháp vào dạy trẻ làm quen với các biểu tượng về kích thước Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài Một số biện pháp hình thành biểu tượng về động vật nuôi cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạ Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đề tài Sưu tầm và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về quê hương Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top