dotavn

New Member
Download miễn phí Luận văn Đặc điểm của các cuộc xung đột khu vực trong quan hệ quốc tế hiện đại



MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI XUNG ĐỘT. 3
1. Khái niệm về xung đột và sự khác nhau giữa xung đột và chiến tranh. 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Sự khác nhau trong xung đột và chiến tranh. 3
2. Các nguyên nhân dẫn đến xung đột khu vực. 4
2.1 Nguyên nhân bên ngoài. 4
2.2: Nguyên nhân bên trong. 5
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC CUỘC XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI. 7
1. Xung đột về lãnh thổ. 7
2. Xung đột về chính trị 8
3. Xung đột về kinh tế. 9
4. Xung đột về xắc tộc, tôn giáo. 10
5. Xung đột về tài nguyên. 12
6. Xung đột vũ trang. 13
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA XUNG ĐỘT KHU VỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI 17
1. Tác động đến an ninh khu vực. 17
2. Tác động đến quan hệ giữa các quốc gia. 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
LỜI MỞ ĐẦU

Sau Chiến tranh Lạnh, hệ thống quan hệ quốc tế bước vào một thời kỳ lịch sử quá độ mới. Thế giới văn minh đang ở thế kỷ XXI, nhưng chưa có ngày nào im tiếng súng. Sau khi trật tự hai cực đổ vỡ, thế giới diễn ra những quá trình hợp tác - đấu tranh - xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau vô cùng phức tạp để thiết lập một trật tự thế giới mới - trật tự theo hướng đa cực. Xuất phát từ lợi ích chiến lược cơ bản, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược đối ngoại nhằm giành được vị trí có lợi, hay ít ra là không bất lợi nhất trong đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Một xu hướng nổi bật hiện nay là các nước vừa hợp tác vừa đấu tranh, thậm chí xung đột với nhau trong các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Sự tương đồng và khác biệt về lợi ích, quan điểm ý thức hệ, lịch sử, văn hoá... giữa các quốc gia luôn là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối vấn đề hợp tác và xung đột.
Bên cạnh những nỗ lực duy trì hòa bình, mở rộng hợp tác để phát triển, nhân loại vẫn đang phải chứng kiến nhiều cuộc xung đột quốc tế lớn, nhỏ trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, khi nói về xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, không thể không phân tích và dự báo những tác động, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quốc tế cũng như khả năng xảy ra các cuộc xung đột mới trong tương lai.
Trong khi đó, thế giới còn bị chấn động thêm bởi hàng loạt cuộc xung đột khu vực, xung đột nội bộ. Từ năm 1945 đến nay mặc dù không có cuộc chiến tranh thế giới nào xảy ra, nhưng lại có hơn 60 cuộc chiến tranh vừa và nhỏ bằng vũ khí thông thường và cả vũ khí tinh khôn" - vũ khí công nghệ cao đã làm hàng triệu người bị thiệt mạng. Dường như chiến tranh lạnh vẫn lấp ló đâu đó chưa chịu rời hẳn thế giới này.
Các cuộc chiến tranh vừa và nhỏ có nhiều hình dạng khác nhau mỗi nơi một vẻ, nhưng tựu lại, có thể chia thành 7 loại: Chiến tranh khu vực, các cuộc nổi dậy, các hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh từ những mâu thuẫn quyền lợi kinh tế giữa các quốc gia dân tộc có chủ quyền, chiến tranh do những tham vọng chính trị và các cuộc nội chiến. Các cuộc chiến tranh này đã thay nhau ngự trị khắp nơi. Hầu hết các cuộc chiến tranh nói trên đều bắt đầu từ vấn đề dân tộc hay có liên quan đến vấn đề dân tộc. Nhiều cuộc chiến tranh có nguy cơ bị kéo dài trong khi nhiều nguy cơ xung đột mới đang đe dọa hàng triệu dân lành.



NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI XUNG ĐỘT.

1. Khái niệm về xung đột và sự khác nhau giữa xung đột và chiến tranh.
1.1. Khái niệm
Trong các khái niệm về xung đột, thường không có sự khác nhau nhiều về mặt nội dung. Trong quan hệ quốc tế có hai khái niệm tương đối phổ biến:
Khái niệm thứ nhất: xung đột là sự khác nhau về kết quả mong muốn trong một tình huống mặc cả nào đó.
Khái niệm thứ hai: xung đột là một tình trạng xã hội nảy sinh khi hai hay nhiều chủ thể cùng theo đuổi những mục đích riêng biệt hay trái ngược nhau.
Xung đột quốc tế là sự tương tác có tính cưỡng bức, được thể hiện rõ giữa các quốc gia, các cộng đồng đối kháng với nhau. Đó là quá trình các bên xung đột tìm cách làm tổn hại, gián đoạn hoạt động hay tiêu diệt lẫn nhau. Xung đột quốc tế mang tính rất đa dạng, được biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể là chiến tranh thế giới, chiến tranh khu vực, chiến tranh giữa hai quốc gia hay trong lòng một quốc gia có sự can thiệp, hậu thuẫn của các lực lượng bên ngoài, hay cũng có thể là những cuộc bạo động, chính biến, những cuộc khủng hoảng chính trị, ngoại giao, quân sự, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, những bất đồng quan điểm, các cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng.
1.2. Sự khác nhau trong xung đột và chiến tranh.
Xug đột và chiến tranh khác nhau trong tính chất và nức độ mâu thuấn.
Chiến tranh là sự liên quan đến bạo lực, xung đột chỉ có thể đẫn đến việc sử dụng bạo lực quân sự hay là không.
Chiến tranh thường sử dụng dụng bạo lực quân sự trên quy mô lớn, gây hậu quả lớn cho xã hội. xung đột quân sự được sử dụng để chỉ những đụng độ nhỏ, không gây sự tàn phá hay tổn thất lớn về tính mạng.
Sự khác nhau về tính chất và lực lượng của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia xung đột có thể là các cá nhân, các nhóm, quốc gia… Với những màu sắc từ kinh tế, văn hóa, chính tri-xã hội. Chủ thể tham gia chiến tranh chủ yếu là giữa các đơn vị chính trị có thể là quốc gia, vùng lãnh thổ hay đảng phái, phe nhóm chính trị trong một nước.
Giữa xung đột và chiến tranh có điểm giống nhau: cả hai đều xuất phát từ mâu thuẫn trong mục đích, nhận thức hay hành vi giữa các bên liên quan.
2. Các nguyên nhân dẫn đến xung đột khu vực.
Nguyên nhân để xảy ra xung đột rất đa dạng, nó có thể vô tình, cũng có thể là cố tình, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là biểu hiện bên ngoài của một khối bm đã tích tụ đủ lâu cho thời điểm bùng nổ.
Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho các quốc gia hợp tác, quan hệ với nhau ngày càng được tăng cường, mở rộng và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, đó cũng là tiền đề để các mâu thuẫn, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển.
Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến xung đột quốc tế chủ yếu xuất phát từ hai yếu tố chính, đó là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong
2.1 Nguyên nhân bên ngoài.
Giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho các quốc gia hợp tác, quan hệ với nhau ngày càng được tăng cường, mở rộng và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, đó cũng là tiền đề để các mâu thuẫn, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển.
Nguyên nhân của xung đột quốc tế trước hết gắn liền với đặc điểm cấu trúc hệ thống chính trị thế giới, bối cảnh quốc tế và khu vực. Đa số các cuộc xung đột quốc tế hiện nay đều liên quan đến sự thay đổi trật tự thế giới, sự phân bố lực lượng và các trung tâm quyền lực trên thế giới. Năm 1991, với sự tan rã của Liên Xô, trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn hình thành trật tự thế giới mới. Tham vọng của Mỹ muốn thiết lập một trật tự thế giới một cực do Mỹ lãnh đạo đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của các nước, nhất là các nước có mong muốn thiết lập trật tự thế giới đa cực, một thế giới bình đẳng và dân chủ. Quá trình hình thành trật tự thế giới mới luôn đi kèm với quá trình chia tách và tập hợp lực lượng. Nhiều liên kết bị tan rã hay thay đổi hình thức hoạt động, đồng thời nhiều liên kết mới được hình thành. Điều này thể hiện rõ qua các quá trình chính trị thế giới sau Chiến tranh lạnh: sự tan rã của Liên Xô, của Liên bang Nam Tư, sự thành lập các quốc gia mới, sự mở rộng Liên minh châu Âu, mở rộng phạm vi hoạt động của NATO, sự ra đời của liên minh an ninh, phòng thủ tập thể của các nước trong không gian Liên Xô cũ, của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Nhóm BRIC, Nhóm các nước phát triển và mới nổi G20, sự củng cố của ASEAN với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN... Tuy nhiên, các quá trình này cũng luôn đi kèm với những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và trong nhiều trường hợp kết thúc bằng các cuộc xung đột.
Bên cạnh đó, quá trình hình thành trật tự thế giới mới cũng là dịp để các quốc gia nhìn nhận, xem xét, đánh giá lại vị trí, vai trò của mình trong hệ thống thế giới và trong khu vực. Việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Mỹ, việc nhóm các nước lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Bra-xin vận động thay đổi cơ cấu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... thể hiện mong muốn thay đổi vị trí của mình trên thế giới và khu vực. Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng, khi có sự mất cân bằng các chuẩn mực để xem xét vị trí của một quốc gia trong hệ thống chính trị thế giới, khi một quốc gia có thể có vị trí cao trong hệ thống chuẩn mực này, nhưng lại có vị trí yếu hơn hay thấp hơn trong hệ thống chuẩn mực khác cũng là lúc xung đột quốc tế có thể xảy ra. Nguyên nhân của xung đột quốc tế thường xuất phát từ sự mất cân bằng cấu trúc trong hệ thống chính trị thế giới, do sự xuất hiện của các "quốc gia muốn thay đổi”. Sức mạnh của các quốc gia này lớn mạnh đến mức gần bằng các cường quốc có vai trò chủ đạo trên thế giới, tuy nhiên ảnh hưởng chính trị của họ lại bị hạn chế. Do vậy, họ có xu hướng vận động để làm thay đổi tình huống đó.
Ngoài ra, các quốc gia vừa và nhỏ cũng dễ bị lôi cuốn vào các tình huống xung đột, khi trật tự thế giới thay đổi, hay có sự biến đổi lớn trong tương quan lực lượng quốc tế. Trong trường hợp đó, các quốc gia này bị mất sự định vị rõ ràng về vị trí của mình trong cấu trúc quan hệ quốc tế, trong việc xác định các định hướng quan hệ, tập hợp lực lượng quốc tế và có xu hướng vận động để kết thúc tình trạng đó. Đây là ngòi nổ cho các cuộc xung đột quốc tế. Tiêu biểu là những xung đột ở khu vực Đông Âu, vùng Cáp-ca-dơ, Trung Á và Trung Đông hiện nay.
Xung đột quốc tế còn do các nguyên nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế, trước hết là giữa các quốc gia, các cộng đồng dân tộc, tôn giáo. Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ làm cho các quốc gia hợp tác, quan hệ với nhau ngày càng được tăng cường, mở rộng và chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, đó cũng là tiền đề để các mâu thuẫn, xung đột có điều kiện nảy sinh và phát triển..
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoangcung

Member
Mình đang cần mấy tài liệu về Quan hệ quốc tế như thế này. Mong bạn chia sẻ giúp để mình có tài liệu tham khảo ạ. Thank bạn nhiều.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

hoangcung

Member
Vẫn chưa được bạn ơi. Mình nhấn vào link ngồi chờ một lúc vẫn không thấy gì để tải cả. Bạn xem lại giúp với ạ. Thank bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0
D Đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết tố tâm của hoàng ngọc phách Văn học 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top