Download Tiểu luận Phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường

Download miễn phí Tiểu luận Phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường





Hoạt động phong trào trong nhà trường chính là môi trường để các em rèn luyện phẩm chất đạo đức, kĩ năng học tập, lao động và giao tiếp ứng xử.
Thông qua các hoạt động phong trào các em biết đoàn kết, tương trợ, có tinh thần trách nhiệm với tập thể. Có thể khẳng định, nhiều chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật đã được hình thành cho học sinh thông qua các hoạt động phong trào. Khi tham gia các phong trào các em có điều kiện để thể hiện khả năng của bản thân, các em càng mạnh dạn, tự tin hơn, dám khẳng định mình trước tập thể, phát huy sự sáng tạo của mình. Trong quá trình tham gia hoạt động phong trào, học sinh sẽ chủ động làm chủ các hành vi của bản thân. Đây chính là những trang bị cần thiết để các em tự tin bước vào cuộc sống.
Hoạt đđộng phong trào còn có tác dụng giáo dục ý thức kỷ luật cho học sinh, xây dựng cho học sinh ý thức chấp hành nội quy của nhà trường, qui định nơi công cộng, pháp luật của nhà nước. Tham gia hoạt động phong trào, các em sẽ biết xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, biết lên án, phê phán các hành vi tiêu cực trong cuộc sống.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

Đề tài:
PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP, TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA NHÀ TRƯỜNG
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Tính
Đơn vị: Trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –
Tỉnh Đăk Lăk
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm.
Môn đào tạo: Lịch sử – Giáo dục công dân.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lí do khách quan.
Qua một thời gian thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy – học bậc THCS đòi hỏi người giáo viên cần có sự sáng tạo trong việc tổ chức giáo dục học sinh để thích ứng với quá trình đổi mới của nền giáo dục Việt Nam.
Do nhu cầu của quá trình hội nhập, bắt buộc người giáo viên phải không ngừng sáng tạo trong quá trình giáo dục học sinh. Từ đó đào tạo nên những con người có chức năng động, sáng tạo thích ứng với quá trình hội nhập của đất nước.
Để chứng minh cho chủ trương đổi mới về phương pháp dạy – học của ngành giáo dục Việt Nam là một tất yếu phải thực hiện, đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
Do tác động tiêu cực của cuộc sống, tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến học sinh, để các em tránh xa các tệ nạn xã hội, ngoài truyền thụ kiến thức cần lôi cuốn các em vào các hoạt động phong trào.
Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, biết cách tập hợp học sinh và tổ chức điều hành các hoạt động phong trào của lớp chính là góp phần vào việc thực hiện tốt cuộc vận động này.
Lí do chủ quan.
Do sự nhìn nhận sai lệch của một số lãnh đạo ngành giáo dục, giáo viên, của cha mẹ học sinh và của chính bản thân học sinh về vai trò của hoạt động phong trào trong nhà trường: Đối với giáo viên thì cho rằng đây là hoạt động không cần thiết, chỉ cần quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức là đủ; học sinh thì cho rằng đây là một hoạt động không quan trọng nên không chú tâm vào các hoạt động phong trào do trường lớp tổ chức. Từ đó dẫn đến chất lượng hoạt động phong trào ở một số trường, lớp còn thấp. Học sinh thì không có hứng thú tham gia. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần có sự sáng tạo để tạo ra sự hứng thú và không khí thoải mái của học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường.
Kĩ năng phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào của một số giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế, như: thiếu phương pháp tổ chức, khả năng thuyết phục học trò chưa cao, thậm chí không nắm bắt được các kĩ năng hoạt động phong trào, dẫn đến các hoạt động phong trào của lớp đạt kết quả chưa cao.
Do học sinh ở một số vùng khó khăn, kĩ năng thể hiện mình trước tập thể còn nhiều hạn chế, như nhút nhát, chưa mạnh dạn. Tham gia các các hoạt động phong trào như thể dục thể thao, văn nghệ do các cấp tổ chức còn lúng túng, kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế.
Ý thức đạo đức của một số học sinh chưa cao, cần giáo dục đạo đức cho các em thông qua các hoạt động phong trào.
II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh bậc trung học cơ sở (Lớp 7A6 - trường THCS Lương Thế Vinh).
Giáo viên chủ nhiệm thuộc các trường trung học cơ sở (Giáo viên chủ nhiệm trường THCS Lương Thế Vinh)
Cơ sở nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu nhiệm vụ và mục tiêu của bậc giáo dục THCS, vai trò, mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Vai trò, chức năng và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
Phương pháp nghiên cứu.
Điều tra trắc nghiệm.
Nghiên cứu phân tích tài liệu.
Trao đổi, thảo luận.
III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhiệm vụ của đề tài.
Nhằm đưa ra biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm.
Tìm hiểu nhu cầu tham gia hoạt động phong trào của học sinh, sau đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh phù hợp về phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào.
Nghiên cứu, phân tích, áp dụng các phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào nhằm đạt các yêu cầu cụ thể sau:
+ Phân tích mục đích, yêu cầu, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào.
+ Đưa ra kết quả nghiên cứu cuối cùng và nhân rộng phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào trong phạm vi đơn vị công tác.
+ Xây dựng một kế hoạch cụ thể của lớp khi tham gia hoạt động phong trào do nhà trường phát động.
+ Hướng dẫn sử dụng phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào một cách hợp lí để học sinh tích cực tham gia.
+ Thông qua các hoạt động phong trào, học sinh sẽ được rèn luyện về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Kết quả nghiên cứu.
Tổng số lớp được điều tra: 1.
Tổng số học sinh được điều tra: 42
+ Nữ: 22
+ Dân tộc: 10
+ Nữ dân tộc: 7
Kết quả điều tra đối với học sinh:
Em có muốn tham gia các hoạt động phong trào do trường lớp tổ chức không:(Văn nghệ, thể dục thể thao, vòng tay bè bạn, nuôi heo đất, kế hoạch nhỏ…)
Muốn.
Rất muốn. 42/42
Không muốn.
Theo em, tham gia các hoạt động phong trào trên nhằm mục đích gì?
Giải trí.
Rèn luyện và học tập. 42/42
Để nhà trường khỏi phê bình.
Theo em, khi tham gia các hoạt động phong trào trên, vai trò chỉ đạo là của ai?
Giáo viên chủ nhiệm.
Lớp trưởng.
Nhóm trưởng.
Tất cả các đối tượng trên. 42/42
4. Khi tham gia các hoạt động phong trào trên, em mong muốn kết quả như thế nào?
Không cần giải thưởng, chỉ cần vui là được. 15/42
Phải đoạt giải. 5/42
Phải có phong trào, nhưng không nhất thiết phải đoạt giải. 22/42
5. Theo em, khi tham gia các phong trào trên có cần cả lớp tham gia không?
Tất cả lớp phải tham gia. 20/42
Chỉ có những người có kĩ năng tham gia. 22/42
Thầy cô chỉ định ai thì người đó phải tham gia.
6. Em tham gia các hoạt động phong trào dưới các hình thức nào?
Người trực tiếp tham gia. 35/42
Là cổ động viên của lớp. 7/42
7. Khi chuẩn bị tham gia một phong trào lớn, theo em thời gian chuẩn bị là bao nhiêu lâu?
3 tuần. 7/42
2 tuần. 30/42
1 tuần. 5/42
8. Khi triển khai kế hoạch, theo em ai là người triển khai?
Giáo viên chủ nhiệm. 42/42
Giáo viên chủ nhiệm giao cho lớp trưởng.
9. Hoạt động phong trào của lớp có cần lập thành kế hoạch không?
Không cần.
Rất cần thiết. 42/42
10. Theo em kế hoạch cần phổ biến như thế nào?
Phổ biến trước lớp, cho cả lớp biết. 42/42
Chỉ phổ biến cho các bạn tham gia.
11. Trong quá trình chuẩn bị có cần sự giám sát của thầy cô chủ nhiệm không?
Rất cần thiết. 42/42
Không cần, chỉ cần những người tham gia có tinh thần tự giác.
12. Trong quá trình chuẩn bị, có cần sự quan tâm động viên, giúp đỡ của các đối tượng nào?
Ban thay mặt của cha mẹ học sinh.
Thầy cô chủ nhiệm.
Học sinh trong lớp.
Tất cả các đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top