air_walk_boy_13

New Member
Download Đề tài Thưởng thức trà đạo ở Nhật Bản

Download miễn phí Đề tài Thưởng thức trà đạo ở Nhật Bản





Hishaku: gáo. Một chiếc gáo bằng trúc có một mấu nhỏ ở gần giữa cán tay cầm dài để chuyên nước tinh khiết từ bình đựng nước vào ấm kim loại và chuyên nước từ ấm kim loại ra các bát trong những hội trà khác nhau. Những kiểu gáo khác nhau được dùng trong những buổi trà đạo khác nhau và những mùa khác nhau. Loại gáo lớn hơn được các vị khách dùng trong nghi thức tẩy uế trước khi bước vào phòng trà. Các quy tắc sử dụng hishaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng nước róc rách chẩy từ shaku xuống bát trà.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

từng ngọn, vừa hái vừa suy nghĩ tới việc phối hợp như thế nào, để không hái quá số hoa tối cần. Hoa thường không được cắm cầu kỳ, màu sắc rực rỡ mà chỉ là những cành hoa nhánh cỏ được lấy ngay trong vườn, cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hay bằng tre treo lơ lửng trên tường. Thoạt nhìn vào tưởng rất đơn sơ nhưng càng ngắm kỹ mới cảm nhận hết những nét tinh tế về thẩm mỹ của chủ nhà.
Có rất nhiều trường phái cắm hoa, nhưng không một lối cắm hoa nào không bao hàm ba nguyên lý, Nguyên Lý Chỉ Đạo là “Thiên”, Nguyên Lý Tòng Thuộc là “Địa”, Nguyên Lý Điều Hòa là “nhân”. Cắm hoa không theo ba nguyên lý này đều bị coi là vô vị, không có sinh khí.
Chabana
- Kakejiku có thể hiểu chỉ là một tấm vải trống trơn, nó có thể cuộn vào cất đi, hay mở ra để treo trên vách tường tokonoma. Lúc thì gắn vào Kakejiku một bức tranh nhỏ, lúc khác một bức thư pháp hay là sự kết hợp cả tranh và chữ (thư họa). Những nội dung khi xuất hiện trên Kakejiku thường mang ý nghĩa sâu xa.
Kakejiku
Khi bước vào một Trà thất, người ta thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát, cũng để thưởng thức các vật được trưng bày. Theo tinh thần Thiền-Zen chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.
Trong Tokonoma, các đạo cụ được xếp rất gọn gàng, hòa hợp theo phong thủy và không bao giờ được đặt ở chính giữa, lọ hoa, lư trầm hay bất kì thứ gì, vì sợ rằng nó sẽ chia Tokonoma thành hai khoảng đều nhau.
Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở tokonoma tùy từng mùa hay ngày lễ gần nhất.
Trong Trà thất, các đồ vật được lựa chọn một cách cẩn thận để không có một màu sắc hay một kiểu nào trùng nhau, giống nhau. Nếu đã bày một bông hoa tươi thì không thể bày thêm một bức họa hoa. Nếu đã dùng ấm đun nước hình tròn, thì bình đựng nước phải là hình có góc. Một chén men đen không được đi đôi với một hộp trà sơn đen.
Phòng trà không có ghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm. Người uống trà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiền thường sử dụng. Trên bàn trà được đặt một lư đốt trầm bằng gốm đỏ, một cái đèn giấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà. “Trà cụ” được bày ra trên bàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồi châm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà…
2. công cụ dùng để pha trà:
Trà cụ, Dogu, một tiệc trà cơ bản nhất cũng cần đến rất nhiều loại công cụ khác nhau. Liệt kê danh sách đầy đủ về các công cụ uống trà có thể viết thành một cuốn sách dày hàng vài trăm trang. Dưới đây là một số Dogu cần thiết:
- Mizusasi: bình đựng nước. Mizusasi chứa nước sạch được bày biện trong dougu-tatami, khi pha trà, nước trong Mizusasi được cho vào ấm đun nước để giữ nước nóng ở nhiệt độ nhất định.
Mizusasi
- Kama: nồi đun nước. Quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Hishaku để rót vào bát.
Kama
- Lò đun: chỉ được đem ra sau khi chủ nhà chào khách. Gồm hai loại: furo đem theo được, và ro được gắn cố định vào nền nhà để giữ ấm vào mùa đông.
Furo Ro
- Tetsubin: ấm đun nước. Thường bằng gang, bên trong lòng Tetsubin có tráng một lớp men như loại 'nonstick' để nước đun không bị ngái mùi kim loại. Kích thước của Tetsubin khá đa dạng. Tùy theo số người uống mà dung tích Tetsubin lớn nhỏ khác nhau.
Tetsubin
- Bình pha trà: thường bằng đất nung màu đen hay nâu có cán cầm (khác với loại có quai, tuy nhiên đây cũng không phải là điều bắt buộc) . Bình pha trà cũng có khi bằng kim khí rất nặng màu đen, có quai sách. Thường bình pha trà có dung tích khoảng 200 ml. Bình này được dùng trong pha trà lá.
- Natsume và Chaire: hộp đựng trà. Làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy.
Nasume là một phong cách hộp trà được đặt tên theo một loại quả, quả táo ta. Thân hộp ngắn, nắp bằng, đáy hình tròn, thường được làm bằng chất liệu sơn mài hay gỗ thô.
Nasume Chaire
Chaire thì thân thường cao và mỏng (nhưng hình dáng thì rất đa dạng) và có nắp bằng ngà voi, mặt dưới nắp bằng vàng lá. Thân hộp Cha-ire thường bằng chất liệu sứ, và thường được bảo quản bằng những chiếc túi vải lụa.
Trà trước khi cho vào Natsume và Chaire phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong natsume và Chaire được trình bày theo hình núi Phú Sỹ, vốn là biểu tượng của Nhật bản.
- Kensui: Chậu đựng nước rửa khi pha trà, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm… Trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ.
Kensui
- Chasen: cây đánh trà. Dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một công cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt. Có hai loại Chasen mỏng và dày, được dùng trong tiệc trà loãng hay trà đặc. Những Chasen cũ hay bị hỏng không đơn thuần sẽ bị bỏ đi. Mỗi năm một lần vào khoảng tháng Năm, người ta lại tổ chức lễ rước những Chasen này lên đền rồi thực hiện nghi lễ hoả táng được gọi là chasen koyō, để thể hiện sự tôn kính đối với những vật được sử dụng trong trà đạo.
- Chasaku: thìa trà. Chiếc muỗng tre dài, một đầu uốn cong để múc trà, dùng để múc trà từ hộp ra bát. Những thìa lớn hơn được dùng để múc trà cho vào hộp trà ở Thuỷ toà- mizuya hay còn gọi là khu chuẩn bị. Giữa cán chasaku là khấc tre, và người cầm chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo. Những màu và phong cách Chasaku khác nhau đực sử dụng trong các dòng phái trà đạo khác nhau (Omotesenke và Urasenke).
- Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là công cụ kê nắp kama khi mở.
Futaoki
- Hishaku: gáo. Một chiếc gáo bằng trúc có một mấu nhỏ ở gần giữa cán tay cầm dài để chuyên nước tinh khiết từ bình đựng nước vào ấm kim loại và chuyên nước từ ấm kim loại ra các bát trong những hội trà khác nhau. Những kiểu gáo khác nhau được dùng trong những buổi trà đạo khác nhau và những mùa khác nhau. Loại gáo lớn hơn được các vị khách dùng trong nghi thức tẩy uế trước khi bước vào phòng trà. Các quy tắc sử dụng hishaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng nước róc rách chẩy từ shaku xuống bát trà.
Hishaku
- Tana: những chiếc giá. Tana rất đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng, đặc trưng và chất liệu, mỗi loại Tana đều có một tên riêng. Chúng được đặt trước mặt gia chủ trong phòng trà, một loạt các trà cụ khác nhau được bày bên trên hay sắp xếp trong những chiếc giá đó. Chúng cũng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong những tiệc trà khác nhau.
Daisu Kikou
Daisu được dùng trong những dịp đặc biệt như là lễ trà đầu năm mới.
Kikkou (mai rùa) có ba ngăn kệ. Hình dạng của ngăn th...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top