nh0x_6231

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ACB

Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế – xã
hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế và khu
vực, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương.Vì thế quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế cũng không ngừng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của
nhiều cách thanh toán quốc tế, trong đó phải kể đến là thanh toán bằng tín
dụng chứng từ.
Trong những năm qua, hoạt động thanh toán bằng tín dung chứng từ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đã có nhi ều đổi mới, từng bước gắn với yêu cầu hội
nhập quốc tế. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhưng thanh toán bằng tín dụng chứng
từ vẫn còn tồn tại những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch
tín dụng chứng từ do pháp luật quy định chưa rõ ràng, không có kiến thức sâu khi
tham gia và áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia.
Với hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
(ACB) đã trở nên gần gủi, gắn kết với khách hàng bằng chiến lược sản phẩm dịch
vụ đa dạng, phong phú và chất lượng phục vụ cao. Trong đó, cũng cần kể đến dịch
vụ thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ.
Xuất phát từ nhu cầu thanh toán quốc tế, luận văn : “ Nâng cao hiệu quả Thanh
toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á
Châu ” sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan và thực tiễn về cách thanh toán
tín dụng chứng từ để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế bằng cách thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP
Á Châu.
Mục đích nghiên cứu
Qua tổng quan và thực tiễn về cách thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân
hàng TMCP Á Châu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế bằng cách thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng
TMCP Á Châu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào hai vấn đề :
- Nghiên cứu tổng quan về cách thanh toán tín dụng chứng từ.
- Nghiên cứu thực trạng thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ tại
ngân hàng TMCP Á Châu.
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu về hoạt động ngân hàng và thanh toán quốc tế bằng cách
tín dụng chứng từ tại ngân hàng từ các cơ quan, ban ngành, từ các báo cáo của
Ngân hàng TMCP Á Châu qua các năm 2008 – 2010.
- Tham khảo các tài liệu, tạp chí, các quy định trong hệ thống ngân hàng để phục vụ
cho việc nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích đánh giá để nêu ra những
thành tích đạt được và những tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín
dụng chứng từ từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
tại ngân hàng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn dựa trên tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ
của ngân hàng TMCP Á Châu, đưa ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất những ý
kiến phù hợp với ngân hàng trong thực tế. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động
thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
bao gồm ba chương :
- Chương 1 : Tổng quan về Thanh toán bằng cách tín dụng chứng từ.
- Chương 2 : Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
- Chương 3 : Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu. CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Khái quát về Thanh toán quốc tế và cách thanh toán tín dụng
chứng từ (D/C)
1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế và cách thanh toán tín
dụng chứng từ :
1.1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế:
Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh v ực như kinh tế,
chính trị, ngoại giao, văn hóa,…trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là ngoại
thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và
phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả,
thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian
giữa các bên.
Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa v ụ chi trả và
quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh
tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các
nước liên quan.
Có thể nói : thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong
nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Nó có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong thương mại quốc tế,
không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể thanh toán tiền hàng
trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng với mạng lưới chi
nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Vì vậy, thanh toán quốc
tế ngày càng trở thành một dịch vụ quan trọng mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng của mình. 1.1.1.2. cách thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) là một sự thỏa
thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu
của khách hàng (người xin mở thư tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc
chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người
thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định đề ra trong thư tín dụng.
Bản chất pháp lý của cách thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) :
Thực tế, cách thanh toán đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập
khẩu sang ngân hàng đảm bảo nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền an toàn,
nhanh chóng, khi đó nhà nhập khẩu sẽ được ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ và
nhận hàng. Vì vậy ở một mức độ nhất định, cách thanh toán bằng tín
dụng chứng từ là cách thanh toán cân bằng lợi ích của cả hai bên xuất
khẩu và nhập khẩu nên có thể đánh giá là khá an toàn trong hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế.
+ Thư tín dụng độc lập với hợp đồng : thư tín dụng được hình thành trên
cơ sở hợp đồng nhưng khi phát hành nó lại độc lập với hợp đồng, và các ngân
hàng tham gia chỉ hành động theo quy định thư tín dụng . Theo điều 4 của UCP
600 :”cách thanh toán bằng tín dụng chứng từ là giao dịch riêng biệt
với hợp đồng mua bán hay các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng
chứng từ. Các ngân hàng không liên quan hay bị ràng buộc ngay cả khi thư tín
dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng đó.”
+ cách thanh toán tín dụng chứn từ là một kiểu mua bán chứng từ
: điều 5 UCP 600 : “các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không
bằng hàng hóa, dịch vụ hay các thực hiện khác mà các chứng từ có liên
quan.”.Như vậy ngân hàng có ngh ĩa v ụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ
xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản,
điều kiện của thư tín dụng, ngân hàng không được phép lấy lý do là ngư ời mua
không nhận được hàng mà từ chối thanh toán nếu chứng từ người xuất khẩu phù hợp với điều khoản, điều kiện của thư tín dụng.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thư tín dụng (L/C) :
Thư tín dụng là văn bản do ngân hàng lập ra, là căn cứ pháp lý để ngân hàng
quyết định việc thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu/ bộ chứng từ, là
cơ sở để người thụ hưởng lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng. Vì vậy, thư tín
dụng (L/C) là một văn bản pháp lí quan trọng đối với hình thức thanh toán
bằng tín dụng chứng từ D/C. Thư tín dụng có một số đặc điểm cơ bản sau :
- Dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành và người mở : khi
nhận được yêu cầu từ người mở thư tín dụng, ngân hàng xem xét hợp đồng mua
bán hàng hóa giữa người mở và người thụ hưởng để quyết định việc chấp nhận
hay từ chối mở thư tín dụng theo yêu cầu của người mở thông qua các quy định
về mở L/C của ngân hàng.
-. Dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng :
L/C là cam kết đơn phương của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho
người thụ hưởng. Do đó, khi phát hành L/C thì có giá trị ràng buộc ngân hàng
phát hành. Người bán sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ và gửi đến ngân hàng
phát hành hay ngân hàng được chỉ định để thanh toán.
- Thư tín dụng lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có tính
độc lập so với hợp đồng mua bán. Sau khi đ ã phát hành L/C, ngân hàng phát
hành chỉ bị ràng buộc bởi L/C đã phát hành, thậm chí ngay cả L/C có dẫn chiếu
đến hợp đồng mua bán đó. Trong quá trình thanh toán, ngân hàng phát hành ch ỉ
dựa trên chứng từ, hồ sơ hợp lệ được các bên xuất trình mà không cần dựa
vào thực tế giao nhận hàng hóa, tên hàng, số lượng, chất lượng...Nếu xảy ra rủi
ro trong quá trình giao nhận hàng hóa thì hai bên mua bán sẽ tự giải quyết, ngân
hàng phát hành không có trách nhiệm về hàng hóa đó. 1.1.3. Phân loại :
Hiện nay, L/C được sử dụng cơ bản nhất dưới các loại sau :
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm, L/C được phân loại như sau :
- L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) : là L/C mà người mở có quyền yêu
cầu ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không
cần có sự chấp thuận hay thông báo trước của người thụ hưởng. Trong đó, lệnh
sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị khi hàng
chưa được giao. Thực tế, L/C có thể hủy ngang thường không đảm bảo quyền
lợi của người thụ hưởng vì họ có thể bị rủi ro do ngân hàng phát hành đơn
phương hủy ngang L/C đ ã phát hành. Dođó, lo ại L/C này rất ít được sử dụng
trong thực tế.
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) : là loại L/C mà sau khi đã mở
và người thụ hưởng đã chấp nhận, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi,
bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thỏa thuận
khác của các bên tham gia. Nếu như L/C có thể hủy ngang nói lên khả năng đơn
phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực không cần sự đồng ý của các bên thì L/C
không hủy ngang không cho phép bên nào đơn phương hủy bỏ hay sửa đổi. Đây
là loại hình đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng nên được sử dụng rất rộng
rãi trên thế giới.
- L/C không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable LC) : là loại
L/C không thể hủy bỏ, được ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo
yêu cầu của ngân hàng phát hành, người bán có thể ký phát hối phiếu đòi tiền
ngân hàng xác nhận. Quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo chắc chắn
vì cả ngân hàng phát hành và xác nhận đều cam kết thanh toán khi bộ chứng từ
xuất trình phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C.
- L/C không thể hủy ngang không có xác nhận (UnConfirmed Irrevocable
L/C): là loại L/C không thể hủy bỏ, được thông báo qua ngân hàng khác và
không có sự cam kết nào về phía ngân hàng phát hành.
- L/C không hủy ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C) là

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên Văn hóa, Xã hội 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top