nhock_sock2812

New Member
Download Luận văn Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế

Download miễn phí Luận văn Chính sách thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế





Xuất phát từ tinh thần của Nghị quyết Đại Hội Đảng IX và X đã xác định “Áp
dụng thuế thu nhập cá nhân thốngnhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm
công bằng xã hội và tạo động lực phát triển”và “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế
theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ Điều chỉnh chính sách thuế theo
hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu,điều tiết hợp lý thu nhập”. Thực
hiện các Nghị quyết này, Chính phủ có Quyết định số 201/QĐ-TTg triển khai thực hiện
chiến lược cải cách thuế, trong đó có thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra việc ban hành Luật
thuế TNCN còn xuất phát từ những sự cần thiết sau:
- Thực hiện thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân
phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

00 -
15.000 4.200 1.000
25.000 7.000 3.000
40.000 11.200 7.500
70.000 19.600 19.500
100.000 28.000 31.500
150.000 42.000 51.500
200.000 56.000 71.500
42
Hình 2.3: So sánh mức động viên của thuế TNCN và TNDN
Đơn vị tính: 1.000 đồng
So sánh mức động viên của thuế TNCN và TNDN
-
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
80,000
- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
Thu nhập chịu thuế
So
á t
hu
th
ue
á
Thu theo thuế TNCN Thu theo thuế TNDN (28%)
Nhìn vào bảng (2.5) và hình (2.3) trên, ta thấy với mức thu nhập chịu thuế đến
70.000.000 đồng thì thuế TNCN có mức động viên thấp hơn thuế TNDN, và với mức thu
nhập chịu thuế trên 70.000.000 đồng thì thuế TNCN có mức động viên cao hơn thuế
TNDN.
Thứ ba, nghĩa vụ nộp thuế còn khá cao, chưa công bằng giữa các loại thu nhập và
đối tượng nộp thuế. Mức thuế suất luỹ tiến cao nhất của thuế TNĐVNCTNC hiện hành ở
nước ta (40%) còn cao so với các nước trong khu vực. Điều này có thể gây ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư, đặc biệt là việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực có
trình độ kỹ thuật và quản lý cao từ nước ngoài. Thuế suất thuế TNĐVNCTNC hiện hành
được quy định từ 10% - 40% trên thu nhập chịu thuế. Trong khi đó thuế suất thuế TNDN
được quy định thống nhất 28% trên thu nhập chịu thuế, thuế suất thuế chuyển quyền sử
dụng đất là 2% đối với đất nông nghiệp và 4% đối với đất ở và các loại đất khác tính trên
doanh thu chuyển quyền sử dụng đất. Các chính sách thuế này cũng có các quy định khác
nhau về phạm vi, đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, các khoản khấu trừ, miễn
giảm... Điều này dẫn đến tỷ lệ động viên thuế còn chưa công bằng giữa các loại thu nhập
43
chịu thuế khác nhau.
Ví dụ: Với mức thu nhập chụi thuế 759,359 triệu đồng trong năm 2004, ca sĩ Mỹ
Tâm phải nộp thuế TNĐVNCTNC là 286,72 triệu đồng (37,7% tổng thu nhập). Tuy
nhiên nếu Mỹ Tâm thành lập Công ty, số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp chỉ
212,62 triệu đồng (28% thu nhập), vậy số thuế phải nộp theo Pháp lệnh thuế
TNĐVNCTNC cao hơn 34,85% so với Luật thuế TNDN, đó là chưa kể được trừ các
khoản chi phí hợp lý trước khi tính thuế TNDN nên số thuế nộp còn thấp hơn.
Thứ tư, về việc khấu trừ 25% thu nhập trước khi xác định thu nhập chịu thuế đối
với một số trường hợp đặc thù: ca sỹ, nghệ sỹ xiếc, múa, cầu thủ bóng đá, vận động viên
chuyên nghiệp. Qui định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nêu trên
duy trì nghề nghiệp bình thường của họ. Tuy nhiên trong thực tế không ít những vướng
mắc khác nhau khi thực hiện qui định này bởi lẽ việc phân định rạch ròi các đối tượng
thuộc diện khấu trừ 25% thu nhập là rất khó. Chẳng hạn: có những ca sỹ vừa tham gia
biểu diễn, vừa sáng tác nhạc hay ngược lại thì việc tính thuế thu nhập cá nhân của họ ra
sao, xác định tiêu chuẩn như thế nào để được coi là vận động viên chuyên nghiệp… Hơn
nữa, trong nền kinh tế thị trường một người nay làm việc này, mai làm việc khác là bình
thường.
Thứ năm, theo quy định của chính sách thuế TNĐVNCTNC hiện hành, cấu trúc
bậc thuế còn có sự phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài; cá nhân khác
định cư tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Đối với
người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập từø 5 triệu đồng/tháng
trở lên chịu mức thuế 10% và thu nhập trên 40 triệu đồng/tháng trở lên chịu mức thuế
40%; còn người nước ngoài và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài có
thu nhập 8 triệu đồng/tháng trở lên mới chịu mức thuế suất 10% và thu nhập trên 80 triệu
đồng/tháng chịu mức thuế 40%. Quy định này không phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra
sự bất bình đẳng trong nghĩa vụ nộp thuế cũng như môi trường kinh doanh trước yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế.
Ví dụ: Hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài thường trả lương cho người lao
động theo mức thu nhập sau thuế. Sự lựa chọn có lợi nhất cho Công ty này là tuyển người
nước ngoài thay vì tuyển người Việt Nam (vì tiền nộp thuế thay cho người Việt Nam cao
44
hơn người nước ngoài) cho dù trình độ, năng lực có thể tương đương nhau. Điều này hạn
chế sử dụng nguồn nhân lực trong nước có trình độ chuyên môn và tay nghề cao trong khi
khu vực nhà nước chưa đủ sức thu hút đội ngũ này. Điều này được thể hiện qua bảng
minh họa sau:
Bảng 2.6: So sánh mức huy động của thuế TNCN giữa đối tượng là người Việt
Nam và đối tượng là người Nước ngoài.
Đơn vị tính: 1.000 đồng.
Thu nhập sau
thuế của người
lao động
Cơ quan chi trả thu
nhập nộp thuế TNCN
thay cho người Việt
Nam
Cơ quan chi trả thu
nhập nộp thuế TNCN
thay cho người Nước
ngoài
Số chêch lệch
(1) (2) (3) (4) = (2) - (3)
10.000 555,56 222,22 333
20.000 2.500,00 1.500,00 1.000
30.000 6.428,57 4.000,00 2.429
50.000 19.166,67 10.285,71 8.881
63.800 28.366,67 16.200,00 12.167
70.000 32.500,00 20.333,33 12.167
100.000 52.500,00 40.333,33 12.167
150.000 85.833,33 73.666,67 12.167
Thứ sáu, tính lũy tiến trong biểu thuế chưa hợp lý nên đã hạn chế vai trò điều tiết
kinh tế của thuế TNCN. Trong biểu thuế chênh lệch giữa mức thu nhập chịu thuế tối đa
và mức thu nhập chịu thuế tối thiểu là không lớn, xét biểu thuế áp dụng đối với người
Việt Nam và cá nhân khác định cư ở Việt Nam thì mức chênh lệch về thu nhập chịu thuế
giữa bậc thấp nhất là 5.000.000 đồng và bậc cao nhất là 40.000.000 đồng là 8 lần, còn
biểu thuế áp dụng đối với người nước ngoài và cá nhân Việt Nam làm việc, công tác ớ
nước ngoài thì mức chênh lệch về thu nhập chịu thuế giữa bậc thấp nhất là 8.000.000
đồng và bậc cao nhất là 80.000.000 đồng là 10 lần. Điều này dẫn đến mức độ điều tiết
45
về thuế tăng nhanh trong khi mức độ tăng thu nhập không lớn. So sánh với biểu thuế của
các nước thường có mức chênh lệch trên 20 lần, dẫn chứng như Thái Lan đến 80 lần (
mức thu nhập thấp nhất chịu thuế là 50.000 bath và cao nhất là 4.000.000 bath), Trung
Quốc đến 200 lần ( mức thu nhập thấp nhất chịu thuế là 500 RMB và cao nhất là 100.000
RMB)… Sự chênh lệch quá ít giữa các bậc thuế như hiện nay thể hiện mức độ lũy tiến cao
làm cho mức đóng thuế tăng rất nhanh. Với tốc độ đó, sự giao động trong biểu thuế lũy
tiến sẽ rất lớn khi thực hiện chuyển bậc. Rõ ràng, khi mức giao động thuế tăng quá nhanh
so với mức thu nhập sẽ không kích thích động lực tăng thu nhập của cá nhân.
Thứ bảy, chính sách thuế hiện hành chưa quy định các khoản chiết giảm gia cảnh
một cách hợp lý và có hệ thống để đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ nộp thuế giữa
các cá nhân có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Mức khởi điểm chịu thuế ngày nay được
xem như là phần chiết giảm gia cảnh của cá nhân nộp thuế, tuy nhiên mức khởi điểm này
được cào bằng cho tất cả các cá nhân. Vì vậy, tạo gánh nặng thuế không công bằng đối
với cá nhân độc thân và cá nhân có gia đình hay có người phụ thuộc khi họ phải chịu
chung một mức thu nhập chịu thuế.
Thứ t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top