Monster_Kut3

New Member
Download Luận văn Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10

Download miễn phí Luận văn Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10





MỤC LỤC
Phần mở đầu. .3
1. Lí do chọn đề tài.3
2. Lịch sử vấn đề. .5
2.1. Tự học trong nhà trường nói chung.5
2.2. Tự học trong môn Ngữ văn.7
2.3. Tự học đối với bài học văn học sử.8
3. Mục đích nghiên cứu.9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. .10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10
6. Phương pháp nghiên cứu. 10
7. Bố cục luận văn. 11
Phần nội dung. .12
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành năng lực tự học
cho HS trong giảng dạy văn học sử ở THPT.1 2
1.1. Cơ sở lí luận. .12
1.1.1. Khái niệm tự học. .12
1.1.2. Khái niệm năng lực tự học. .14
1.1.2.1. Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học . 18
1.1.2.2. Điều kiện để tự học có hiệu quả.22
1.1.3. Tự học đối với các bài học về văn học sử trong SGK. .26
1.1.3.1. Mục tiêu của bài học văn học sử.26
1.1.3.2. Nội dung của bài học văn học sử. .26
1.1.3.3. Hình thức của bài học văn học sử. .26
1.1.3.4. Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử.26
1.2. Cơ sở thực tiễn.2 8
1.2.1. Tình hình tự học các bài học về văn học sử của HS THPT.28
1.2.1.1. Về tinh thần tự học các bài học văn học sử của HS THPT.28
1.2.1.2. Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT. .29
1.2.2. Thực trạng về dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS. .30
1.2.2.1. Đối với GV. .30
1.2.2.2. Đối với HS. .31
Chương II: Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học qua
các bài học văn học sử.3 2
2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK Ngữ văn 10. 33
2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện ghi nhớ các nhận định của SGK về lịch sử văn học.3 7
2.3. Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học sử trong SGK Ngữ văn 10. . 43
2.4. Biện pháp 4: Đổi mới giờ học văn học sử theo hướng tổ chức HS trình bày kết quả tự học. . 51
Chương III: Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự học.5 8
3.1.Thiết kế bài học “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”.58
3.2. Thiết kế bài học “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”.6 2
3.3. Thiết kế bài học “Nguyễn Du”.7 3
Phần Kết luận. .78
Tài liệu tham khảo. .8



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

a HS thực sự còn yếu. HS có thể khái
quát được một vài luận điểm cơ bản nhưng diễn đạt còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Nhiều trường hợp nhầm lẫn đưa luận điểm lớn thành ý nhỏ và ý nhỏ lại
trở thành luận điểm lớn. Bên cạnh đó, khả năng lập dàn ý của HS còn yếu.
Nhiều em không biết cách sắp xếp thành hệ thống chặt chẽ.
Chương II
Những biện pháp hình thành và phát triển
năng lực tự học qua các bài học văn học sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
“Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” (Từ điển
tiếng Việt, tr.78). Vậy cần có những cách làm, cách giải quyết nào cho vấn đề
hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS lớp 10 qua các bài dạy văn
học sử?
HS lớp 10 là lớp HS vừa bước từ bậc THCS vào bậc THPT. Có thể, ở
cấp THCS, thầy cô giáo đã làm hình thành ở HS lứa tuổi 14, 15 năng lực tự
học. Song, điều chắc chắn là năng lực ở từng HS chưa đồng đều. Bởi vậy các
thầy cô giáo ở bậc THPT lại vẫn phải tiếp tục chú trọng củng cố những gì các
em đã có được ở cấp dưới, tiếp tục hình thành năng lực tự học, làm phát triển
năng lực đó lên một tầm cao hơn ở HS vừa chân ướt chân ráo bước vào bậc
THPT.
“Lời nói đầu” của SGK Ngữ văn 10 – tập 1 (bộ chuẩn) có viết: “Một
điểm quan trọng là SGK nhằm giúp HS tự học. Tự học là chiến lược của xã hội
học tập ngày nay. Phần “Hướng dẫn học bài” sau mỗi văn bản là những gợi ý
dẫn dắt anh (chị) tự mình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương hay một bài học cụ
thể... Mục “Kết quả cần đạt” ở đầu bài và phần “Ghi nhớ” ở cuối bài là những
tiêu chí để anh chị định hướng trong quá trình học tập cũng như tự đánh giá.
Phần “Luyện tập” giúp người học vận dụng kiến thức để thông hiểu lí luận và
hình thành kĩ năng thực hành...”. Đó là một thuận lợi rất lớn cho việc hình
thành năng lực tự học cho HS lớp 10 trong môn Ngữ văn.
Riêng các bài học về văn học sử trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT cũng
được biên soạn theo hướng trên nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình
thành năng lực tự học về văn học sử cho HS.
Những văn bản về văn học sử trong SGK Ngữ văn lại có nét đặc thù: đó
là những văn bản nghị luận mà nội dung kiến thức được trình bày rõ ràng, khúc
chiết. Nhưng đó lại là những kiến thức khái quát, có phần trừu tượng nên không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
phải dễ dàng nắm bắt khi HS tự học. Điều đó đòi hỏi người dạy phải có những
biện pháp cụ thể mới giúp HS vừa nắm được kiến thức lại vừa có được năng
lực tự học.
Dựa vào những cơ sở lí luận và thực tiễn đã được trình bày ở chương I,
luận văn đề xuất một số biện pháp sau đây để hình thành và phát triển năng lực
tự học về lịch sử văn học ở lớp 10.
2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong
SGK Ngữ văn 10.
2.1.1. Năng lực tự học Ngữ văn ở HS trước hết biểu hiện ở năng lực tự
mình đọc SGK và phân loại các loại văn bản thuộc về văn học ở trong đó. Điều
này, bề ngoài tưởng chừng đơn giản, nhưng bên trong là nhằm hình thành năng
lực suy nghĩ để nhận biết các loại văn bản. Đây cũng là hoạt động vận dụng lí
thuyết về văn bản được học ngay từ đầu lớp 10 vào thực tiễn (tích hợp). Hoạt
động tự đọc SGK để nhận biết các loại văn bản là hoạt động thường xuyên, ở
nhà, ở trường, trong giờ học, ngoài giờ học.
2.1.2. Để cho hoạt động này của HS có định hướng thầy giáo có thể đặt
ra trước HS những câu hỏi, những lời gợi dẫn để HS tự tìm câu trả lời.
Gợi dẫn 1: Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học, có những loại văn bản
nào? Hãy xếp một số văn bản cụ thể vào từng loại?
Để trả lời được câu hỏi trên, HS phải tự mình đọc kĩ SGK Ngữ văn, dùng
kiến thức vừa được trang bị trong hai bài học về lí thuyết “Văn bản” (ở tuần 1
và tuần 3) để phân biệt từng loại văn bản.
Trong SGK Ngữ văn, về phần văn học có hai loại văn bản: văn bản văn
học và văn bản khoa học.
* Văn bản văn học (văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Theo nghĩa rộng là tất cả các văn bản sử dụng ngôn từ một cách nghệ
thuật: thơ, truyện, kí, kịch và hịch, cáo, chiếu, biểu, sử, kí... của thời trung đại,
các tác phẩm nghị luận thời hiện đại.
- Theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các sáng tác văn học có hình tượng nghệ
thuật được xây dựng bằng hư cấu: thơ, truyện, kí, kịch (ca dao, thơ, phú; các tác
phẩm truyện dân gian; truyện ngắn; tiểu thuyết...)
* Văn bản khoa học: trong SGK Ngữ văn ở bậc THPT, văn bản khoa học
là những bài viết nhằm đem đến cho HS những tri thức khoa học về văn học.
Văn bản khoa học gồm 2 loại:
- Những bài viết về lịch sử văn học: Tổng quan nền văn học Việt Nam,
Khái quát văn học dân gian Việt Nam, Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X
đến hết thế kỉ XIX, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...
- Những bài viết về lí luận văn học: văn bản, văn bản văn học, đặc điểm
của văn bản nói và văn bản viết...
Gợi dẫn 2: Trong SGK Ngữ văn 10 (bộ chuẩn và bộ nâng cao) những
văn bản viết về lịch sử văn học, xét về nội dung có mấy loại? Cấu trúc của từng
loại?
* Có 4 loại:
- Bài khái quát cả một nền văn học: “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ
chuẩn), “Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng
cao).
- Bài khái quát về một bộ phận văn học: “Khái quát văn học dân gian
Việt Nam” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).
- Bài khái quát về một thời kì văn học: “Khái quát văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” (bộ chuẩn và bộ nâng cao).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Bài khái quát về một tác gia văn học: “Nguyễn Trãi” (bộ nâng cao),
phần một “Tác giả” của bài “Bình Ngô đại cáo” (bộ chuẩn); “Nguyễn Du” (bộ
nâng cao), phần một “Tác giả” của bài “Truyện Kiều” (bộ chuẩn).
* Cấu trúc của từng loại văn bản đó như sau:
- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam” (bộ chuẩn) gồm các phần sau:
I – Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian.
2. Văn học viết.
II – Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại (văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX).
III – Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
- Bài “Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” (bộ nâng
cao) có cấu trúc như sau:
I – Các bộ phận, thành phần của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian.
2. Văn học viết (văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm).
II – Các thời kì phát triển của nền văn học.
1. T...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top