kute_0o0

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Giới hạn nghiên cứu đề tài
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi khảo sát
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về đánh giá chất lượng hoạt động giảng
dạy đại học
Các khái niệm
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giảng dạy
Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy
Các phương pháp và cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng hoạt
động giảng dạy
Công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy
Kết luận chương 1
Chương 2: Thực trạng giảng dạy và đánh giá chất lượng giảng
dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đặc điểm Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn, của hoạt động giảng dạy đại học tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
2.1.4 Sứ mạng, mục tiêu và chiến lược phát triển của Học viện Báo chí vàTuyên truyền
Thực trạng chất lượng giảng dạy và các hoạt động cải tiến chất
lượng giảng dạy của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.2.1 Các phương pháp giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
2.2.2 Cơ chế quản lý chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyêntruyền
2.2.3 Hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí vàTuyên truyền
2.2.4 Các hoạt động cải tiến chất lượng giảng dạy và chủ trương của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền
Kết luận chương 2
Chương 3: Xây dựng công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy đại
học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy của Học viện Báo chí vàTuyên truyền
Các phương pháp và cách tiếp cận đánh giá giảng dạy sử dụng cho
Học viện báo chí và Tuyên truyền
Các công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền
3.3.1 Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy môn học
3.3.2 Phiếu đánh giá và kết quả đánh giá chương trình giảng dạy
Kết luận chương 3
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nhóm giải pháp về phía nhà trường
Nhóm giải pháp cho giảng viên
Nhóm giải pháp cho sinh viên
Kết luận chương 4
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


những hạn chế nhất định như: GV phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị bài và
bản thân họ cũng phải có trình độ chuyên môn vững chắc. Còn SV phải có trình
độ tương đối cao đồng đều. Lúc đó việc vận dụng phương pháp giảng dạy nêu
vấn đề mới cho chất lượng giảng dạy cao.
Ở HV BC-TT phương pháp giảng dạy nêu vấn đề được GV các môn khoa
học xã hội áp nhiều khi giảng dạy cho SV đặc biệt là SV các chuyên ngành Báo
chí, Phát thanh - Truyền hình, Chính trị học, Thông tin đối ngoại. 75% GV áp
dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy. Một điều khá thú vị là trong đó
49
đa số là những GV có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ.
- Phương pháp tình huống
Là phương pháp hướng dẫn SVgiải quyết một tình huống cụ thể từ thực tiễn
nghề nghiệp, từ việc tự nhận ra và phân tích tình huống, xây dựng các phương án
giải quyết tình huống, cho đến việc nhận xét, đánh giá trên cơ sở đó chọn ra
phương án tối ưu. Phương pháp tình huống khác với phương pháp thuyết trình,
muốn thành công cần có sự tham gia đóng góp rất lớn từ phía học viên, SV. Có
thể nói phương pháp tình huống, vai trò, trách nhiệm truyền thống của GV đã
thay đổi. Giờ đây, GV không chỉ cần có đủ kiến thức lí thuyết, thực tiễn về nội
dung giảng dạy mà còn cần có đủ những kiến thức, kĩ năng điều hành cuộc thảo
luận. Vai trò của người GV được chuyển từ chỉ đạo, áp đặt sang người hướng
dẫn, tạo điều kiện. GV phải tạo được môi trường học tập tích cực duy trì thúc đẩy
sự hứng thú của SV, tạo điều kiện động viên sự đóng góp của học viên. Ưu điểm
lớn của phương pháp tình huống là tạo môi trường học tập, thúc đẩy SV tham gia.
Qua kết quả thảo luận, GV có thể đánh giá được trình độ, kinh nghiệm của SV.
Thời điểm áp dụng phương pháp tình huống cũng phải được cân nhắc sao cho
phù hợp với chủ đề và mục tiêu bài giảng. Không nên sử dụng quá nhiều phương
pháp tình huống. Nếu là lần đầu tiên SV tiếp cận với phương pháp tình huống
GV chỉ nên đưa ra những tình huống đơn giản, ngắn gọn để SV có cơ hội làm
quen dần. GV nên đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng để người đọc đi đúng tình huống.
GV có thể giành thời gian cung cấp thêm những thông tin cần thiết để hỗ trợ cuộc
thảo luận. Cần tạo điều kiện để SV trình bày ý kiến của mình, SV càng tham gia
tích cực với những ý kiến đúng hướng có nghĩa là mức độ thành công của
phương pháp càng cao. GV quan sát SV làm việc theo nhóm và đưa ra những ý
kiến đánh giá kịp thời để điều chỉnh SVđi đúng hướng và luôn ghi nhận những
đóng góp của SV và đưa ra những nhận xét toàn diện. Cùng với sự thay đổi vai
trò, trách nhiệm của GV, vai trò của học viên, SV trong phương pháp tình huống
cũng có sự thay đổi. SV không còn thụ động tiếp thu kiến thức mà họ sẽ là người
tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận. Có thể nói giờ đây SV chịu trách
nhiệm về việc học tập của chính họ. Trong quá trình học tập, qua phương pháp
50
tình huống, SV cần chia sẻ những kinh nghiệm của mình, tôn trọng ý kiến và học
hỏi kinh nghiệm của người khác. Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, phương pháp giảng
dạy tình huống cũng có những hạn chế nhất định như: không dễ dàng trong việc
xác định các tình huống hấp dẫn, gần gũi thực tiễn và diễn đạt chúng một cách rõ
ràng. Việc phát triển tình huống có thể tốn kém, đòi hỏi nhiều thời gian, GV phải
là một người chủ trì khéo léo, có kinh nghiệm và đủ chín chắn.
Phương pháp tình huống được các GV các môn chuyên ngành về Báo chí,
Phát thanh - Truyền hình sử dụng rất nhiều (90 %). Trong chương trình kiến thức
giáo dục chuyên nghiệp của ngành Phát thanh - Truyền hình, các học phần: Tin
truyền hình, Phỏng vấn toạ đàm truyền hình, Phóng sự truyền hình, Bình luận
truyền hình, Kịch bản truyền hình, Dẫn chương trình truyền hình, Các chương
trình văn hoá giải trí truyền hình, Tổ chức biên tập chương tình truyền hình có số
đơn vị học trình là 36 chiếm hơn 50% kiến thức ngành và chuyên ngành. Các học
phần này cũng được đưa vào giảng dạy ở một số chuyên ngành khác như Quan
hệ công chúng, Công tác tư tưởng, Thông tin đối ngoại, Báo in, Báo mạng điện
tử… Rõ ràng việc áp dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy các môn trên
sẽ giúp SV rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và thực tiễn, giữa mục tiêu đào
tạo của nhà trường và nhu cầu của xã hội. Đối với các lớp chuyên ngành lí luận
Mác - Lênin quả là không dễ dàng chút nào khi áp dụng phương pháp này vào
giảng dạy. Bởi SVlà những người có tuổi đời còn rất trẻ, kinh nghiệm cuộc sống
còn rất ít trong khi đó ngành lí luận lại đòi hỏi hoạt động thực tiễn rất lớn. Do
vậy, việc đưa ra những tình huống phù hợp, logic cho SVgiải đáp thành công phụ
thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm giảng dạy lâu năm của GV.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm
giải quyết một nội dung tri thức nào đó mà không được GV dẫn dắt trực tiếp
trong khi chỉ chờ vào sự hợp tác chặt chẽ và phân việc trong nhóm nhỏ dưới sự
ttrợ giúp của GV.
Nếu như ưu điểm nổi bật của phương pháp thuyết trình là khối lượng kiến
thức GV truyền đạt được nhiều nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, thì
51
phương pháp thảo luận nhóm lại kích thích sự hợp tác của tất cả các thành viên
tham gia về mặt lí thuyết. Vấn đề mà GV đưa ra để học viên, SV thảo luận được
làm sáng tỏ bởi chính họ chứ không phải là GV. Với phương pháp này mỗi cá
nhân có thể nêu lên quan điểm, ý kiến nhận xét của mình một cách thẳng thắn mà
có khi đứng trước một tập thể cả lớp đông lại ngượng ngùng, thiếu tự tin, không
dám nói. Thảo luận nhóm giúp nhiều người cùng tham gia vào giải quyết vấn đề,
khuyến khích sự độc lập tự chủ và lúc này SV trở thành người chủ động về mặt
kiến thức trong giờ lên lớp của GV. Để áp dụng được phương pháp này, trước hết
GV cần chia lớp thành một số nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết
một nhiệm vụ cụ thể hướng tới một nội dung công việc chung lớn hơn. Kết quả
của từng nhóm sẽ được trình bày trước lớp để thảo luận chung trước khi GV đi
đến kết luận cuối cùng. Đối với một lớp quá đông SV, việc áp dụng phương pháp
này sẽ trở nên không hiệu quả. Thực tế chứng minh, trong mỗi một nhóm làm
việc từ 4 người trở lên luôn có những người làm việc tích cực hơn và ngược lại,
có người lại mang tâm thế ỷ lại, dựa dẫm. Người tích cực quá thì tranh nói hết
thời gian không để người khác phát biểu. Người thụ động chỉ ngồi im lặng lắng
nghe. Như vậy, kết quả của của hoạt động thảo luận nhóm có khi chỉ là ý kiến
của một hai người chứ không phải của tập thể nhóm. Vai trò định hướng, chỉ đạo
của GV, hay của trưởng nhóm ở đây hết sức quan trọng. Áp dụng phương pháp
mới này vào trong giảng dạy không phải dễ. Chỉ 20% GV Học viện áp dụng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu và thiết kế mô hình học tập hệ thống phun xăng đánh lửa và chẩn đoán trên ô tô Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các hợp chất thành phần nhằm góp phần đánh giá tác dụng điều trị tiểu đường của cây Vối Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D Chế tạo và nghiên cứu tính chất quang của hạt nano silica chứa tâm màu và thử nghiệm ứng dụng trong đánh dấu Y sinh Y dược 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top