Chencho

New Member
Download Đề tài Thái độ xã hội đối với người đồng tính

Download miễn phí Đề tài Thái độ xã hội đối với người đồng tính





Phê bình nữ quyền luận bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trước đó là Virginia Woolf (1882-1941) và đặc biệt, Simone de Beauvoir (1908-1986). Cả hai cây bút nữ này đều phê phán gay gắt: chính nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới được xem là đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái Khác” (Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

hiên cứu các cặp song sinh, cho rằng những người TDĐG có những thay đổi khó nhận biết ở bản thân các gen, ở tác dụng qua lại giữa các gen và bộ phận cảm thụ hormone của các trung tâm thần kinh (vùng dưới đồi, não giữa) nơi chi phối mọi hành vi, cảm xúc tình dục.
Vì thế, những người tình dục đồng giới chỉ là nạn nhân của một cấu trúc sinh học mà họ không thể thay đổi được. Những người có xu hướng tính dục này hoàn toàn khỏe mạnh, họ có năng lực thể chất như nhiều người khác (phần lớn có khả năng hoạt động tình dục bình thường và có thể sinh sản, chỉ có điều họ bị chi phối bởi xu hướng tính dục nên không thể có hấp dẫn với người khác giới) và nhiều người có năng lực trí tuệ của nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ. Họ vẫn có những đam mê công việc, yêu quý người thân và cũng biết nuôi dạy con cái như những bậc cha mẹ tốt. Những trẻ được những người tình dục đồng giới nuôi dạy không thấy có sự phát triển khác thường về chỉ số thông minh, tâm lý, vai trò xã hội, bản sắc giới, quan hệ bạn bè... so với những trẻ khác.
Do hoàn cảnh xã hội chưa có thái độ dung nạp, thậm chí nghiệt ngã, nhiều người tình dục đồng giới có cuộc sống cách biệt, phải chịu đựng những nhìn nhận không chính đáng cho nên có thể có những tâm trạng như mặc cảm, hoài nghi xã hội. Cũng có thể kèm theo một rối loạn nào đó như thích bái vật (nảy sinh hứng khởi tình dục với bộ phận nào đó của cơ thể như bàn chân, bàn tay, tóc... hay đồ vật tiếp xúc với bái vật như giày dép)... nhưng tỷ lệ những rối loạn này ở người tình dục đồng giới không khác gì so với quần thể tình dục khác giới.
Nhiều người đã xem xét vấn đề tình dục đồng giới dưới góc độ đạo đức và tôn giáo mà không quan tâm đến các yếu tố di truyền, sinh học một cách nghiêm túc để hiểu rõ hơn xu hướng tình dục này: nó không có hại cho cộng đồng vì không lây lan, chỉ thuộc một số người hạn chế, nó không đe dọa sự tồn tại của giống loài, cũng chỉ liên quan đến một số đàn ông và đàn bà thường rất hiền lành. Vì vậy họ không thể là mục tiêu để phải chịu sự kỳ thị hay đàn áp của xã hội. Có hại hay không có hại cho giống loài có lẽ sẽ là cốt lõi của vấn đề chấp nhận hay không chấp nhận. Nhận thức như vậy cho nên trên thế giới nhiều nước đã đặt hành vi tình dục đồng giới dưới sự bảo vệ của pháp luật, coi đó là biểu hiện của xu hướng tính dục tuy khác thường nhưng cần được bình đẳng về mọi mặt như những người khác.
Hiện nay cũng đã có nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ quyền cho những người có xu hướng tính dục được coi là "thiểu số" này. Siecus, trong phát biểu về những nguyên lý của tính dục người đã nói: "Xu hướng tính dục là vấn đề thuộc về quyền cơ bản của con người, là thành phần của bản sắc giới, giới tính và là sự tự khẳng định chức năng tính dục của mỗi người thuộc tình dục đồng giới hay khác giới".
Sự không hiểu biết đầy đủ của một bộ phận cộng đồng về những người tình dục đồng giới đã gây cho họ nhiều khó khăn và thiệt thòi trong đời sống. Có nhiều người có tâm trạng bế tắc, chán chường, thậm chí muốn tự tử, có người đã cầu cứu đến các nhân vật khoa học, các nhà văn để giãi bày nỗi khổ của mình. Vậy không thể bỏ qua nguyện vọng chính đáng của họ là được sống như một nhân cách bình thường khác, không bị kỳ thị, thành kiến, coi thường.
b/ Nguyên nhân xã hội
Quan điểm xã hội đối với quan hệ đồng tính, thể hiện trong quan điểm của chính quyền và tôn giáo, đã thay đổi nhiều lần qua thời gian, từ việc bắt mọi người đàn ông có quan hệ, đến việc chấp nhận, đến việc xem nó như một tội nhỏ bị cấm đoán qua luật pháp và toà án, cho đến việc xem nó như là một trọng tội đáng bị xử tử.
- Quan điểm của thần thoại
Theo thần thoại Hy Lạp, loài người gồm 3 giới: đực, cái và vừa đực vừa cái. Vì làm cho thần Zeus nổi giận nên nhân loại bị trừng phạt bằng cách tách từng người ra làm hai nửa: chỉ là nam hay là nữ. Sự chia cắt đó khiến loài người luôn tìm kiếm một nửa của mình, tạo nên hiện tượng mà ta gọi là tình yêu.
Truyền thuyết về những người có giới tính mập mờ đã xuất hiện từ thời cổ đại. Hai vị thần Hermes và Aphrodite đã ghép tên họ để đặt cho con trai: Hermaphrodite. Một nữ thần khác yêu Hermaphrodite nhưng bị khước từ nên đã có lời ước nguyện là cơ thể của 2 người được nhập làm một. Điều mong ước đó đã được chấp thuận, làm xuất hiện con người vừa là nam vừa là nữ. Hình tượng được thể hiện như một người vừa có vú vừa có dương vật. Thần thoại Hy Lạp cũng nói đến Tiresias là người mà theo huyền thoại khi thì là đàn ông khi thì là phụ nữ.
- Quan điểm của tôn giáo
Tôn giáo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra quan điểm của một xã hội đối với đồng tính luyến ái. Trong lịch sử, chỉ có các tôn giáo theo truyền thống Abraham xem đồng tính luyến ái là một việc tiêu cực. Các nhóm không chịu ảnh hưởng của các tôn giáo theo truyền thống Abraham thường xem đồng tính luyến ái như một điều thiêng liêng hay không có ý kiến. Trong thời gian bị đô hộ bởi các đế quốc thực dân theo truyền thống Abraham, một số nhóm trước kia không theo truyền thống Abraham đã có quan điểm tiêu cực về ĐTLA. Một ví dụ là khi ấn Độ trở thành một phần của Đế quốc Anh, nhiều luật lệ chống kê gian đã được thông qua trong khi trong ấn Độ giáo không có lý do để chống điều này. ấn Độ cho đến nay vẫn còn giữ một số luật lệ này.
- Quan điểm của các nền văn hoá
Tập quán tình dục thay đổi theo thời gian. Khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đang được hiểu ở các nước Tây phương là một khái niệm mới, không tương ứng với khái niệm trước đây. Trong cuộc đời của nhiều người quan trọng trong lịch sử như Alexandre Đại Đế, Leonardo da Vinci, Michaelangelo, Plato, v.v. có thể được xem là có quan hệ tình dục với người cùng phái, nhưng khái niệm "đồng tính luyến ái" hiện đại là một khái niệm họ chưa được biết đến.
Tại châu á
ái tình đồng tính là một việc có từ xưa và được xã hội thừa nhận. Người Tây phương đến khu vực này thường sửng sốt về việc nó được chấp nhận và trưng bày công khai. Tại Trung Quốc, quan hệ đồng tính được ghi nhận từ năm 600 TCN. Nhiều từ nói trại được dùng để mô tả việc này. Các mối quan hệ thường giữa những người có tuổi tác và địa vị xã hội khác biệt nhau. Trong Hồng Lâu Mộng, những việc âu yếm và quan hệ tình dục giữa những người đồng giới không xa lạ đối với độc giả.
Tại Nhật Bản, thói quen này được gọi là "shudo" hay "nanshoku", đã được ghi lại trong nhiều tài liệu trên một nghìn năm và là một phần quan trọng trong các tu viện đạo Phật cũng như truyền thống Samurai. Nền văn hóa ái tình đồng tính này đã dẫn đến một truyền thống hình vẽ và văn chương ghi nhận và ca tụng các quan hệ này.
Tương tự, tại Thái Lan không có khái niệm "đồng tính luyến ái" mãi đến cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, "kathoey" hay "trai nữ" là một phần ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động văn hoá quần chúng t Luận văn Kinh tế 0
H Thái độ xã hội đối với hành vi quan hệ tình dục của vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp tại xã Liêm Văn hóa, Xã hội 0
C Thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội Tâm lý học đại cương 2
T Những hệ quả xã hội từ thái độ kỳ thị đối với người đồng tính Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
S Thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (Nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh Lâm Đồng) Văn hóa, Xã hội 2
C Nghiên cứu về thái độ của sinh viên về việc học kỹ năng nói tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nh Ngoại ngữ 0
B Tiểu luận: Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội và vấn đề quá độ lên CNXH ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
S Thu nhập và đời sống của người hưởng chế độ hưu trí hàng tháng ở thị xã thái bình - thực trạng và gi Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ở hai xã vùng sâu huyện Tài liệu chưa phân loại 0
C Nhận thức và thái độ của người dân về một số tệ nạn xã hội nổi cộm ở vùng biên hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top