trondoiyeuanh19

New Member
Download Luận văn Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức toán học cho học sinh tiểu học





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 5
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.1.2. Một số khái niệm 8
1.1.3. Các quan niệm về trí tuệ và sự phát triển trí tuệ 10
1.1.4. Đặc điểm tư duy của học sinh Tiểu học 12
1.1.5. Quan điểm về dạy - học kiến tạo 14
1.1.6. Dạy và học toán ở Tiểu học theo quan điểm kiến tạo 17
1.2. Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1. Mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học 19
1.2.2. Đặc điểm môn Toán ở Tiểu học 19
1.2.3. Một số dạng toán thường gặp 21
1.2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy - học toán 24
1.2.5. Thực trạng hoạt động dạy - học toán theo quan điểm kiến tạo 26
1.3. Kết luận chương 1 28
Chương 2. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực kiến tạo kiến thức Toán học cho học sinh Tiểu học 30
2.1. Một số thành tố cơ bản của năng lực kiến tạo kiến thức Toán học 30
2.1.1. Nhóm các năng lực nắm vững kiến thức nền tảng 30
2.1.2. Nhóm các năng lực phát hiện vấn đề 31
2.1.3. Nhóm các năng lực giải quyết vấn đề 34
2.1.4. Nhóm các năng lực đánh giá, phê phán 36
2.2. Nội dung dạy học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 4, 5 37
2.2.1. Nội dung dạy - học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 4 37
2.2.2. Nội dung dạy - học và mức độ cần đạt của môn Toán lớp 5 37
2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán theo quan điểm kiến tạo 38
2.4. Định hướng về phương pháp dạy học toán lớp 4, 5 39
2.4.1. Về phương pháp dạy học bài mới 40
2.4.2. Về phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung 41
2.5. Một số biện pháp dạy - học nhằm bồi dưỡng năng lực kiến tạo 42
2.5.1. Căn cứ đề xuất biện pháp 42
2.5.2. Các biện pháp dạy - học toán theo quan điểm kiến tạo 44
Biện pháp 1 44
Biện pháp 2 49
Biện pháp 3 53
Biện pháp 4 56
2.6. Kết luận chương 2 66
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 67
3.1. Mục đích thực nghiệm 67
3.2. Nội dung thực nghiệm 67
3.3. Các công thức sử dụng để xử lý số liệu 67
3.4. Thực nghiệm dạy học khái niệm toán 68
3.5. Thực nghiệm dạy học giải toán 77
3.6. Kết luận chương 3 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1. Kết luận 81
2. Kiến nghị 82
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

i lượng
- Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
- Vận tốc, quan hệ giữa vận tốc, thời gian chuyển động và quãng đường đi được.
- Đơn vị đo diện tích: dam2, hm2, mm2; bảng đơn vị đo diện tích; ha; quan hệ giữa ha và m2.
- Đơn vị đo thể tích: cm3, dm 3, m3.
Các yếu tố hình học
- Giới thiệu hình thang, các dạng hình tam giác, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu.
- Tính diện tích hình tam giác và hình thang; tính chu vi và diện tích hình tròn; tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Giải toán có lời văn
Giải các bài toán có lời văn có đến bốn bước tính trong đó có các bài toán đơn giản về quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, các bài toán đơn giản về chuyển động đều, các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống, các bài toán có nội dung hình học.
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính trong đó có các bài toán: quan hệ tỉ lệ, tỉ số phần trăm, chuyển động đều, có nội dung hình học.
2.3. Định hướng đổi mới phương pháp dạy - học toán theo quan điểm kiến tạo
Mục 2, điều 27, Luật Giáo dục (2005) khẳng định "Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở". Cũng trong Luật Giáo dục, tại mục 2, điều 28 định hướng "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh". Với tinh thần đó, các biện pháp dạy học toán theo quan điểm kiến tạo cần hướng tới những yêu cầu sau đây:
2.3.1. Đổi mới cách dạy học hướng vào người học, vì lợi ích của người học, dạy cho học sinh cách học và ý thực tự học, nhu cầu học tập suốt đời.
2.3.2. Thay vì thầy giảng - trò ghi sang tổ chức các hoạt động kiến tạo tự giác, tích cực, sáng tạo, độc lập hay thực hiện tương tác trong xây dựng kiến thức mới.
2.3.3. Kế thừa và phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời đưa vào những yếu tố của dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học.
2.3.4. Phương pháp dạy học phải tập trung vào hai mục đích: thông qua hoạt động học, học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức, đồng thời chiếm lĩnh được con đường làm ra kiến thức đó. Tức là rèn luyện phương pháp làm việc của tư duy.
2.4. Định hướng về phương pháp dạy học toán lớp 4, 5
Định hướng chung của phương pháp dạy học toán 4, 5 là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, điều khiển của giáo viên một các đúng mức và đúng lúc, kết hợp với việc sử dụng các đồ dùng dạy học toán để từng học sinh hay nhóm học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các kiến thức vừa học vào tình huống thực tế trên cơ sở năng lực của từng học sinh.
Phương pháp dạy học toán 4, 5 kế thừa các phương pháp dạy học toán ở giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3) đồng thời tăng cường các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, các phương pháp giúp học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực trừu tượng, khái quát hoá trong học tập ở giai đoạn đầu các lớp cuối cấp Tiểu học.
2.4.1. Về phương pháp dạy học bài mới
2.4.1.1. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học
Giáo viên điều khiển quá trình học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học. Qua đó giúp học sinh liên tưởng, huy động những kiến thức và kỹ năng đã có trong kinh nghiệm của bản thân hay của các bạn trong nhóm để kết nối các mối quan hệ của vấn đề với vốn kinh nghiệm đã có từ đó đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề, kiểm tra kết quả và khẳng định tính đúng đắn của giải thuyết đưa ra.
Chẳng hạn, để học sinh phát hiện được vấn đề cần giải quyết khi học bài “So sánh hai phân số khác mẫu số” (Toán 4), giáo viên tiếp cận học sinh với tính huống sau “Trong hai phân số và , phân số nào lớn hơn, phân số nào nhỏ hơn?”. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét đặc điểm của hai phân số đó để nhận ra đó là hai phân số khác mẫu số, do đó so sánh hai phân số và là so sánh hai phân số khác mẫu số. Đây chính là vấn đề cần giải quyết.
2.4.1.2. Tạo môi trường cho học sinh củng cố và tập vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để chiếm lĩnh một cách vững chắc
Sau mỗi bài học kiến thức mới thường có từ 3 - 5 bài tập để tạo điều kiện cho học sinh luyện tập, củng cố các kiến thức vừa học và bước đầu tập cho học sinh vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống.
Trong đó hai bài tập đầu thường là những bài tập thực hành vận dụng trực tiếp các kiến thức mới vừa học. Có thể tổ chức giải quyết hết hay một phần của bài tập (tuỳ theo trình độ của học sinh) và bài thứ 3 thường là những bài thực hành gián tiếp vận dụng kiến thức vừa học. Có thể điều khiển, hướng dẫn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.4.2. Về phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành giải toán
Mục tiêu là luyện tập củng cố các kiến thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành các kỹ năng vận dụng vào các tình huống thực tiễn, hệ thống hoá, sắp xếp các kiến thức theo từng chủ đề, từng mạch kiến thức. Các bài tập được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành vận dụng một cách trực tiếp các kiến thức, kỹ năng đến việc phải vận dụng một cách tổng hợp, linh hoạt các kiến thức, kỹ năng có trong chương trình. Việc tổ chức dạy học được tiến hành như sau:
2.4.2.1. Giúp học sinh nhận ra các kiến thức đã học hay một số kiến thức mới trong các bài tập đa dạng và phong phú
Giúp học sinh liên tưởng và huy động kiến thức và kỹ năng có trong kinh nghiệm để nhận dạng các bài tập có cùng dạng hay tương tự, từ đó học sinh có thể tự giải quyết được bài tập (quá trình đồng hoá). Nếu học sinh chưa nhận ra được dạng bài tương tự hay kiến thức đã học có trong bài tập thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh nhớ lại hay tổ chức cho những học sinh khá, giỏi kèm cặp giúp đỡ.
Chẳng hạn, khi học xong bài Cộng hai phân số khác mẫu số, học sinh thường không nhớ đến các bước thực hiện. Giáo viên phải gợi ý để học sinh nhớ lại các bước: Quy đồng mẫu số, cộng hai phân số đã quy đồng.
2.4.2.2. Tổ chức dạy học phân hoá trong từng tiết dạy
Tổ chức cho học sinh thực hiện thứ tự các bài tập có trong vở bài tập. Chấp nhận tình ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top