hess_cross

New Member
Download Luận văn Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

Download miễn phí Luận văn Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh





 Xây dựng các bài tập trắc nghiệm
 Nội dung bài tập trắc nghiệm
Đề tài gồm 2 loại công cụ nghiên cứu:
-Thứ nhất là trắc nghiệm ngôn ngữ (TNNN) dùng để đo lường trí tuệ ngôn ngữ của học
HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trắc nghiệm này được người nghiên cứu tập hợp từ
những câu trắc nghiệm về ngôn ngữ trong các bài trắc nghiệm trí tuệ đã được sử dụng. Cụ thể là:
1. Trắc nghiệm trong đề tài “Cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans
Eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh” [27]
2. Trắc nghiệm năng lực trí tuệ của William Bernard và Jules Leopold [30]
3. Trắc nghiệm trong đề tài “Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng
Xoài – tỉnh Bình Phước, năm học 2005 - 2006” [15]
Bài trắc nghiệm có 59 câu, được chia thành 6 nhóm:
Nhóm 1: Nhận biết từ và chữ cái
Nhóm 2: Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ
Nhóm 3: Tìm từ và chữ cái khác nhóm
Nhóm 4: Hiểu trật tự từ trong câu
Nhóm 5: Ghép theo phạm trù
Nhóm 6: Tìm từ cùng nghĩa



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

được mục đích trong giao
tiếp.
-Hành động ngôn từ
Hành động ngôn từ là một phát ngôn thể hiện mục đích giao tiếp của người nói.
Theo Searl, có 6 loại hành động nói chủ yếu:
+Hành động mô tả một sự tình. VD: tuyên bố, xác nhận, yêu cầu, mô tả, tiên đoán, tường
thuật…
+Hành động cam kết của người nói. VD: hứa, thề, đe dọa, đề nghị giúp ai đó…
+Hành động tuyên bố thay đổi sự tình. VD: kết tội, đặt tên, thông báo…
Loại hành động ngôn từ này khá đặc biệt vì nó chỉ có giá trị khi người nói có quyền lực
thích hợp để thực hiện.
+Hành động cầu khiến yêu cầu người nghe thực hiện hành động. VD: ra lệnh, van xin, cảnh
báo, thử thách, mời, đề nghị, xin lời khuyên.
+Hành động biểu cảm: chỉ trạng thái hay cảm xúc của người nói về một điều gì đó. VD:
chào mừng, xin lỗi, phàn nàn, cảm ơn…
+Hành động hỏi để xin thông tin. Đây là loại cầu khiến đặc biệt liên quan đến những đề
nghị về thông tin và là hình thức kinh điển của câu hỏi.
Trong giao tiếp, không phải lúc nào mục đích giao tiếp của người phát ngôn cũng phù hợp với
hình thức của câu phát ngôn. VD: A muốn khuyên B đi khám bệnh nhưng A không dùng câu cầu
khiến mà dùng câu hỏi: “Sao bạn không đi bác sĩ?”. Tuy được thể hiện bằng một hình thức khác
nhưng người nghe vẫn hiểu được ý của B.
Tình huống giao tiếp ngôn ngữ rất đa dạng và phong phú. Người thông minh ngôn ngữ không
chỉ có thể hiểu được những tiền giả định, những hàm ngôn và cả mục đích phát ngôn của người nói
hay viết để có cách ứng xử thích hợp mà còn biết sử dụng những hình thức này để đạt được mục
tiêu giao tiếp của mình. Ngược lại, nếu có một trình độ thấp về ngữ dụng, người sử dụng ngôn ngữ
không thể đạt được những mục tiêu của họ thông qua việc giao tiếp bằng lời nói hay bằng hình thức
viết. [22], [49], [51], [53]
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NGÔN
NGỮ CỦA HỌC SINH KHỐI 6 TẠI QUẬN 5, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Mẫu nghiên cứu
Quá trình khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 gồm giai đoạn thử
nghiệm và giai đoạn khảo sát chính thức.
Ở giai đoạn thử nghiệm, mẫu được chọn gồm 49 HS của 2 lớp bán trú trường Trung học cơ sở
Ba Đình, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Ở giai đoạn khảo sát chính thức, mẫu được chọn gồm 217 HS của 2 trường: Trung học cơ sở
Thực hành Sài Gòn và Trung học cơ sở Kim Đồng thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Sự phân bố mẫu khảo sát được thể hiện như sau:
* Phân bố mẫu thử nghiệm:
-Lớp 6/4: 32 HS
-Lớp 6/5: 17 HS
* Phân bố mẫu chính thức theo trường và giới tính:
-Trường THSG: 137 HS (Nam: 50 – Nữ: 87)
-Trường Kim Đồng: 80 HS (Nam: 44 – Nữ: 36)
*Lưu ý: Việc chọn trường và lớp để khảo sát là ngẫu nhiên do sự sắp xếp của Phòng giáo dục
quận 5 và Ban giám hiệu của các trường.
2.2. Quy trình khảo sát
 Xây dựng các bài tập trắc nghiệm
 Nội dung bài tập trắc nghiệm
Đề tài gồm 2 loại công cụ nghiên cứu:
-Thứ nhất là trắc nghiệm ngôn ngữ (TNNN) dùng để đo lường trí tuệ ngôn ngữ của học
HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trắc nghiệm này được người nghiên cứu tập hợp từ
những câu trắc nghiệm về ngôn ngữ trong các bài trắc nghiệm trí tuệ đã được sử dụng. Cụ thể là:
1. Trắc nghiệm trong đề tài “Cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans
Eysenck dùng đo trí thông minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh” [27]
2. Trắc nghiệm năng lực trí tuệ của William Bernard và Jules Leopold [30]
3. Trắc nghiệm trong đề tài “Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng
Xoài – tỉnh Bình Phước, năm học 2005 - 2006” [15]
Bài trắc nghiệm có 59 câu, được chia thành 6 nhóm:
Nhóm 1: Nhận biết từ và chữ cái
Nhóm 2: Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ
Nhóm 3: Tìm từ và chữ cái khác nhóm
Nhóm 4: Hiểu trật tự từ trong câu
Nhóm 5: Ghép theo phạm trù
Nhóm 6: Tìm từ cùng nghĩa
Sau khi tiến hành thử nghiệm để xác định độ tin cậy của bài TN, độ khó, độ phân cách của
từng câu TN trên 2 lớp 6/4 và 6/5 của trường Ba Đình, người nghiên cứu đã chọn được 40 câu đưa
vào bài trắc nghiệm chính thức. Bài trắc nghiệm này chia làm 6 nhóm. Cụ thể là:
 Nhóm 1: Tìm chữ cái thích hợp (từ câu 1 đến câu 4). Học sinh phải xác định được vị trí của
chữ cái dựa vào quy luật đã có hay tìm chữ cái không cùng quy luật. Nhóm này liên quan đến kiến
thức ngữ âm, nhằm đo lường khả năng nhớ các đơn vị ngữ âm, khả năng khái quát hóa vị trí của
chúng thành quy luật.
 Nhóm 2: Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ (câu 5 đến câu 8). Học sinh phải chỉ ra 2
câu có nghĩa gần nhau trong số những câu đã cho hay chọn câu có nghĩa hợp lý với tình huống đã
cho. Nhóm này đo lường khả năng thông hiểu ngôn ngữ ở các tầng lớp nghĩa (nghĩa đen và nghĩa
bóng), mối liên hệ lô – gích của các câu với nhau, khả năng trừu tượng hóa.
 Nhóm 3: Tìm từ khác nhóm (câu 9 đến câu 14). Cho một nhóm từ, học sinh phải chỉ ra 1 từ
không cùng nhóm. Nhóm này liên quan đến khả năng hiểu, so sánh, phân biệt các khái niệm thông
dụng.
 Nhóm 4: Xác định trật tự từ trong câu (câu 15 đến 19). Học sinh phải nhận biết trật tự từ
trong câu, sắp xếp các từ thành một câu hoàn chỉnh và xác định được nghĩa của câu là đúng hay sai.
Loại câu TN này liên quan đến sự thông thạo ngữ pháp và khả năng hiểu ý tưởng của học sinh.
 Nhóm 5: Ghép theo phạm trù (câu 20 đến 30). Với 1 từ hay một cụm từ cho sẵn, học sinh
phải ghép với 1 từ hay 1 cụm từ khác để trở thành 1 từ hay một cụm từ có nghĩa. Nhóm này nhằm
kiểm tra vốn kiến thức từ vựng của học sinh, trí nhớ từ và sự linh hoạt trong sử dụng từ ngữ.
 Nhóm 6: Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa (câu 31 đến 40). Học sinh phải tìm từ cùng nghĩa
hay trái nghĩa với từ cho sẵn. Các câu ở nhóm này đòi hỏi học sinh phải hiểu nghĩa và so sánh
nghĩa từ.
-Thứ hai là trắc nghiệm trí tuệ ngôn ngữ (TNTTNN) dùng để đo lường trí tuệ ngôn ngữ
của HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Trắc nghiệm này người nghiên cứu tự xây dựng,
gồm 112 câu được chia làm 3 phần: ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa với 12 nhóm.
Ngữ âm
Nhóm 1: Xác định hình thức ngữ âm
Ngữ pháp
Nhóm 2: Xác định các kiểu từ
Nhóm 3: Điền từ để tạo thành từ láy tư
Nhóm 4: Xác định các thành phần của câu
Nhóm 5: Sắp xếp tiếng để tạo thành câu và cụm từ có nghĩa
Nhóm 6: Đặt dấu câu đúng vào ngoặc đơn
Ngữ nghĩa
Nhóm 7: Giải thích nghĩa của từ
Nhóm 8: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Nhóm 9: Điền từ vào chỗ trống
Nhóm 10: Tìm từ khác nhóm
Nhóm 11: Hiểu ý nghĩa thành ngữ
Nhóm 12: Xác định biện pháp tu từ
Sau khi thử nghiệm, người nghiên cứu chọn ra 64 câu với 8 nhóm.
Ngữ âm
 Nhóm 1: Xác định hình thức ngữ âm (câu 1 đến câu 7)
Trong số 4 từ cho sẵn, học sinh phải tìm 1 từ viết đúng hay sai chính tả. Những câu trắc
nghiệm này sẽ đo lường khả năng nhận thức, phân biệt cách vi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá khi IPO tại Việt Nam Tài chính, Chứng khoán 0
C Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về bài giảng có ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học Luận văn Sư phạm 2
S Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Luận văn Sư phạm 0
D Khảo sát quy trình chế biến, định mức sản xuất sản phẩm mực (Logigo formosana) đông lạnh và hệ thống Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát Mức độ hài lòng của nhân viên đối với Công ty Luận văn Kinh tế 0
T Khảo sát quy trình chế biến - tính định mức sản phẩm mực tuộc (Octopus dollfusi) đông lạnh IQF và ch Nông Lâm Thủy sản 0
T Khảo sát quy trình chế biến và tính định mức tiêu hao nguyên liệu cho sản phẩm bạch tuộc cắt luộc đô Nông Lâm Thủy sản 0
T Khảo sát quy trình chế biến, định mức sản xuất sản phẩm Bạch tuộc (Octopus spp) cắt khúc đông Block Nông Lâm Thủy sản 1
T Khảo sát quy trình sản xuất và tính định mức lao động trong công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy hải Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top