levanhai1978

New Member
Download Luận văn Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt





Hàm ngôn là một trong những vấn đềmà ngữdụng học quan tâm nghiên cứu. Nó được đề
cập trong hầu hết các công trình nghiên cứu vềngữdụng học. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất:
hàm ngôn là nghĩa không hiện ngay trên bềmặt phát ngôn, đối lập với nghĩa hiển ngôn, là nghĩa
hiện rõ trên bềmặt phát ngôn. Nhưvậy, muốn hiểu nghĩa hàm ngôn thì phải đặt nó trong mối quan
hệvới nghĩa hiển ngôn (tường minh). O.Ducrot, một nhà ngôn ngữhọc hiện đại có nhiều công trình
liên quan đến vấn đềhàm ngôn, đưa ra định nghĩa được nhiều người chấp nhận đó là: hiển ngôn là
“cái người ta nói ra” và hàm ngôn là “cái người ta muốn nói mà không nói ra”. Và ông còn đưa ra
mô hình lưỡng phân hiển ngôn – hàm ngôn nhưsau:



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

dân gian, làm công việc xe duyên. Điều phi hiện
thực này sẽ khiến người nghe liên tưởng đến chuyện tình duyên và hiểu dụng ý của người nói là bày
tỏ mong muốn được sánh đôi vợ chồng. Trong tư liệu của chúng tôi, hành động trần thuật có hiệu
lực là bày tỏ xuất hiện 195 lần. Ngoài ra, hành động trần thuật còn có chức năng gián tiếp trách cứ,
cam kết, từ chối.
Hành động trần thuật được sử dụng nhiều trong cuộc đối đối đáp giao duyên là trần thuật -
khẳng định và trần thuật - giải thích.
2.2.4.2 Hành động từ chối, bác bỏ
Hành động từ chối trong giao tiếp là cách ứng xử nhằm khước từ thực hiện một việc nào đó
mà người khác yêu cầu. Như vậy, từ chối là HĐTL thuộc lượt đáp lời. Đây là một hành động dễ làm
tổn thương thể diện của người tiếp nhận, chứa đựng nguy cơ phá vỡ cuộc giao tiếp. Hành động từ
chối chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định như xuất hiện trong mối quan hệ với các hành
động khác: từ chối một lời đề nghị, thỉnh cầu, khen hay trả lời cho hành động hỏi… và luôn có
nguyên nhân từ chối đi kèm. Hình thức biểu hiện của hành động từ chối rất đa dạng. Chính sự đa
dạng này mà các tác giả như Nguyễn Thị Hai, Trần Mai chi đã phân loại hành động từ chối thành
những tiểu loại sau:
- Từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp
- Từ chối lịch sự và không lịch sự
- Từ chối tường minh và từ chối hàm ẩn
- Từ chối dứt khoát và không dứt khoát
- Từ chối nghi thức và không nghi thức
Tuy nhiên, các tác giả trên đều thống nhất rằng trong tiếng Việt có hai dạng chính đó là từ
chối trực tiếp (TCTT) và từ chối gián tiếp (TCGT). Trong hai dạng từ chối này có thể đan xen tính
lịch sự hay không lịch sự, dứt khoát hay không dứt khoát… Trong luận văn này, chúng tui phân
loại và miêu tả hành động từ chối trong ca dao đối đáp theo cách phân loại trên.
a) Hành động từ chối trực tiếp
Hành động TCTT là người nói thể hiện trực tiếp đích từ chối của mình bằng các từ phủ định
như: không, chẳng, mặc kệ, đâu dám, không dám…
a.1) Từ chối hành động cầu khiến bằng cấu trúc: S1 - không/ không dám/ chẳng) – Vp
(55) a.
SP1 – Dâu cỏ nhỏ lá chàng ơi,
Chàng nên đi chọn những nơi dâu tàu.
SP2 – Dâu cỏ nhỏ lá mà xinh
Dâu tàu to lá mà mình không ưng.
b.
SP1 – Anh ngồi bờ cỏ xót xa,
Vô đây em trải chiếu hoa cho ngồi.
SP2 - Chiếu hoa để cha mẹ em ngồi,
Phận anh là rể không dám ngồi chiếu hoa.
- Từ chối bằng cấu trúc: NP - mặc/ mặc kệ - NP
(56) SP1 – Anh về sao được mà về
Dây giăng tứ phía tính bề ngăn anh.
SP2 – Dây giăng mặc kệ dây giăng
Ông tơ bà nguyệt đón ngăn cũng về.
Lời từ chối bằng cấu trúc phủ định này mang ý từ chối dứt khoát, không đắn đo. Các từ phủ
định không, mặc kệ chỉ rõ tính dứt khoát của hành động từ chối. Dù có kèm theo lời lí giải nhưng
vẫn thể hiện tính dứt khoát. Trong giao tiếp thông thường, cách từ chối này kết hợp với ngữ điệu
lên giọng sẽ là hành động từ chối không lịch sự. Nhưng trong lời đối đáp giao duyên, ngữ điệu lời
thoại nhẹ nhàng, êm ái kết hợp với các đại từ nhân xưng thân mật như mình, anh nên lời từ chối
mang tính chất thân mật, trung hoà về tính lịch sự. Từ chối dứt khoát có thể không nêu lí do như ở
ví dụ (56).
a.2) Từ chối trực tiếp biểu hiện bằng từ thôi
(57) Thôi thôi, đã lỡ nước cờ,
Có thương xin hãy đợi chờ kiếp sau.
“Thôi” là từ biểu thị hành động từ chối dứt khoát nhưng mức độ dứt khoát có phần giảm nhẹ,
tạo được sự thông cảm, không quá gây khó chịu ở người tiếp nhận. Ở ví dụ (57), chúng ta hình
dung được chàng trai / cô gái vì một lí do nào đó có thể cảm thông (chẳng hạn đã có vợ hay
chồng) từ chối chấp nhận tình cảm.
Hành động từ chối dù được thể hiện bằng hình thức nào thì cũng vẫn tiềm ẩn khả năng làm
tổn thương thể diện người tiếp nhận. Do đó, khi buộc phải từ chối tiếp nhận tình cảm hay một lời
thỉnh cầu, các chàng trai / cô gái thường ít lựa chọn hình thức TCTT, trừ khi họ cần nhấn
mạnh tính dứt khoát. Trong tư liệu của chúng tôi, trong tổng số 112 phát ngôn có lực tại lời từ
chối, TCTT chỉ xuất hiện 27 lần chiếm 24.1%.
b) Hành động từ chối gián tiếp
Hành động TCGT giúp người nói phần nào che đậy hành động từ chối nhằm giữ thể diện cho
người tiếp nhận. Về mặt lí thuyết, đây được xem là cách từ chối lịch sự. Người từ chối đã có sự cân
nhắc, suy xét sao cho phát ngôn của mình phù hợp với tình huống đối thoại. Tuy nhiên, thực tế
không hoàn toàn đúng như vây. Khảo sát ca dao đối đáp giao duyên cho thấy, có nhiều phương
thức biểu hiện hành động TCGT như sau:
b.1) TCGT bằng cách nêu lí do phủ định lời mời
Ví dụ: (58)
SP1 – Khách tri âm đã tới sân hoè,
Mời ngồi chiếu phượng mà nghe thiếp đàn.
SP2 - Chậm chân là kẻ đi sau,
Vườn huê đã chật lấy (chỗ) đâu mà ngồi.
Nội dung lời mời của SP1 là “mời ngồi”, SP2 nêu lí do mình là kẻ tới sau, những người đến
trước đã chật chỗ.
b.2) TCGT bằng cách dùng hình thức hỏi chất vấn với hàm ý bác bỏ nhằm mục đích từ chối.
(59) SP1 - Chờ em cho mãn kiếp chờ,
Cho rau muống vượt lên bờ trổ bông.
SP2 – Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ,
Ai biểu anh chờ, anh kể công ơn?
Trong lượt lời hồi đáp, SP2 sử dụng câu hỏi chất vấn bác bỏ Ai biểu anh chờ?, khẳng định
mình không yêu cầu chờ, để từ chối tiếp nhận tình cảm của SP1. Cách từ chối này cũng mang tính
dứt khoát, không mấy lịch sự, không hứa hẹn một cuộc thoại hoà khí.
b.3) Từ chối lời thỉnh cầu bằng hành động thỉnh cầu
(60) SP1 – Kìa kìa sao mai đã mọc,
Để anh ra về đi học kẻo trưa.
SP2 – Mù sương nhỏ đượm như mưa,
Xin anh ở lại đến trưa hãy về.
Ví dụ 60, hành động thỉnh cầu xin anh ở lại đến trưa hãy về có ý nghĩa từ chối hành động
thỉnh cầu để anh ra về của SP1 trong lượt trao lời. Đây là cách từ chối không dứt khoát, SP2 không
từ chối nội dung thỉnh cầu mà chỉ từ chối thời điểm thực hiện. SP2 không từ chối việc cho SP1 ra về
mà chỉ từ chối thời điểm thực hiện việc cho ra về. Hình thức này mang tính thuyết phục nhiều hơn
là từ chối, hứa hẹn một cuộc thoại hoà khí và có thể người từ chối bị thuyết phục.
b.4) Từ chối lời mời có đích bày tỏ bằng hành động bày tỏ
(61) SP1 - Mời anh đi quá cổng ngăn,
Để em đỡ túi, nâng khăn anh vào.
SP2 – Anh vào anh cũng muốn vào,
Anh sợ thầy mẹ cây cao lá dài.
Bày tỏ trạng thái tâm lí sợ hãi trước lời mời cũng chính là gián tiếp thực hiện hành động từ
chối.
b.5) Từ chối đáp lời cho hành động hỏi bằng hành động khẳng định.
(62) SP1 – Cau già quá lứa bán buôn,
Em già quá lứa, có buồn không em?
SP2 – Cau già quá lứa bửa phơi,
Em già quá lứa, có nơi đợi chờ.
Trong quan hệ với hành động hỏi, từ chối là phủ định sự đáp lời có liên quan đến nội dung
hỏi, tức là không đáp ứng yêu cầu thông báo mà hành động hỏi nhằm đến. Lượt đáp lời ở ví dụ 62,
SP2 không nhằm tr
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top