Giorgio

New Member
Download Luận văn Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt

Download miễn phí Luận văn Vị từ cầu khiến trong tiếng Việt





VTCK vốn biểu thịmột hành động ngôn từdo một chủthểthực hiện
(diễn tố1) tác động vào một đối tượng là người hay động vật (diễn tố2) với
mục đích điều khiển đối tượng thực hiện một hành động nào đó. Hành động này
được biểu hiện bằng một vịngữ, làm thành diễn tốthứba.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ho đi tìm ông cửu.
(Nam Cao- Đôi móng giò)
(75) Hôm qua ông dặn bố nó nhà con sáng nay phải đi chợ sớm.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
- Tên riêng chỉ người hay một tổ chức:
(76) Bà bắt Điền cưới vợ.
(Nam Cao - Trăng sáng)
(77) UBND Tỉnh đề nghị UBND Huyện Thuận An báo cáo sơ kết 6 tháng đầu
năm.
- Danh từ, ngữ danh từ chỉ động vật/vật được nhân hóa (ví dụ 43,44).
Diễn tố 2 cũng có thể được rút gọn tùy vào ngữ cảnh cho phép:
- Khi đối thể là người đang thuật lại điều yêu cầu phải thực hiện:
(78) Cụ bắt ()phải xin triện của ông nhận thực cho nữa.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(79) tui chưa biết ra sao thì có người bạn sang rủ ()đi làm cách mạng
(Phạm Quang Đẩu- Bí mật khu rừng chiến địa)
- Đối thể đã được nhắc đến trong văn cảnh trước hay sau đó:
(80) Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt ()phải nộp thay.
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(81) Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ()ra
đồng hớt tép, ai đầy giỏ thì được thưởng.
(Tấm Cám)
(82) Vợ con khuyên can ()đừng uống rượu mà ông Tư vẫn cứ không nghe.
- Nội dung yêu cầu là quy định chung mà mọi người phải thực hiện:
(83) Cấm () hút thuốc!
Yêu cầu () không đi lên cỏ!
Những trường hợp không thể, không nên rút gọn diễn tố 2 là:
- Khi vai người nghe cao hơn người nói (để đảm bảo lịch sự):
(84) Xin mời cụ lên trên!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
- Khi diễn tố 2 là tiêu điểm thông tin. Vi dụ:
(85) Thầy bảo ai lên bảng?
- Thầy bảo anh lên bảng.
Câu hỏi (85) trong tình huống hội thoại có nhiều cách trả lời đầy đủ hay rút
gọn nhưng diễn tố 2 là điều người hỏi quan tâm nên không thể rút gọn được.
2.2.3. Diễn tố thứ 3: Vai nội dung hành động
Diễn tố thứ 3 của VTCK là một vị ngữ, có thể chỉ gồm một vị từ hành động
(VTHĐ) hay một VTHĐ kèm theo bổ ngữ của nó. Ví dụ:
(86) tui sai nó đi.
(87) tui đề nghị anh Ba ngày mai nhanh chóng đón xe đi thành phố đến gặp
ông Sáu để nhận tài liệu!
Ở câu (86), diễn tố 3 có cấu tạo là một vị từ. Ở câu (87), diễn tố 3 có cấu
tạo là một ngữ vị từ, trong đó có VTHĐ làm trung tâm “đón” và các bổ ngữ
xoay quanh nó (thời gian, phương tiện, cách thức, mục đích).
Vì cái hành động ở diễn tố 3 là hành động mà người nghe phải thực hiện
theo yêu cầu cuả người nói cho nên đây chỉ có thể là một hành động [+chủ ý].
Hành động đó có thể là hành động chuyển tác hay vô tác. Ví dụ:
(88) Nó nằng nặc giục mẹ bắc cháo ra.
(89) Con không cho u nằm nữa!
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
Thực tế có những phát ngôn trong đó diễn tố 3 không phải là một VT [+chủ
ý] mà là một VT [- chủ ý]. Ví dụ:
(90) Tao yêu cầu mày biến!
(91) tui mong anh trở thành người tốt!
Biến vốn là một vị từ quá trình vô tác chuyển thái [- chủ ý]. Con người ta
không thể nào tự mình, chủ động làm thay đổi mình từ một trạng thái tồn tại
sang một trạng thái không tồn tại. Cho nên ở ví dụ (90) chỉ có thể hiểu biến có
nghĩa là di chuyển từ nơi này đến một nơi nào khác (tương tự: Tao yêu cầu mày
đi khỏi đây!). Và như vậy biến trong ví dụ (90) trở thành một VTHĐ di chuyển
[+ chủ ý].
Trơ là một vị từ quá trình vô tác chuyển thái [- chủ ý], về lý thuyết, không
thể tham gia được trong kết cấu cầu khiến như ở ví dụ (91). Nhưng ở đây có lẽ
trong tình huống nói năng đã có một sự lược giản. Một cách nói đầy đủ có thể
là:
 tui mong anh phấn đấu trở thành người tốt!
 tui mong anh cố gắng trở thành người tốt!
Trong một số ngữ cảnh (rất ít) diễn tố 3 cũng có thể được rút gọn. Ví dụ:
(92) Con không khiến u ()! Con không khiến u mang con đi !
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn)
(93) Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:
- Mời bà phó ()! (Nam Cao- Một bữa no)
Nhưng cần lưu ý là, ở một số VTCK lâm thời như bảo, dặn,… sự vắng mặt
của diễn tố 3 có khi sẽ làm thay đổi cấu trúc cơ bản của câu. Nguyễn Vân Phổ
có nhận xét về trường hợp này như sau: “Sự vắng mặt của vị từ thứ hai sẽ biến
cấu trúc của toàn câu trở thành cấu trúc trần thuật với vị từ chính là vị từ nói
năng thông tin” [31,tr.145]. Ví dụ:
(94) Ông Nam đã bảo cậu Hải làm tường trình về sự cố ở xưởng nhuộm.
(94’) Ông Nam đã bảo cậu Hải về sự cố ở xưởng nhuộm.
Ở câu (94), bảo là VTCK biểu thị hành động ông Nam yêu cầu Hải (đối thể)
thực hiện một việc, đó là tường trình về sự cố ở xưởng nhuộm. Còn ở câu (94’),
bảo là VT nói năng - thông tin biểu thị hành động ông Nam nói cho Hải (tiếp
thể) biết về sự cố ở xưởng nhuộm.
Về vị trí, BNND luôn đứng ngay sau BNĐT, rất ít trường hợp (trong câu
cầu khiến tường minh) BNND được người nói đưa lên đầu câu xem là tiêu điểm
thông báo cần nhấn mạnh như ở các ví dụ sau:
(95) tui đề nghị các em im lặng!
 Im lặng! tui đề nghị các em!
(96) tui xin thề tuyệt đối trung thành với Tổ quốc!
 Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc! Xin thề!
Là một VTHĐ [+ chủ ý] nên diễn tố 3 hầu như là diễn tố bắt buộc có mặt
trong kết cấu cầu khiến, không thể thay thế được. Những cách nói như:
(97) Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế!
(Tô Hòai – Vợ chồng A Phủ)
(98) Bố sai em đi mua thuốc lá.
 Bố sai em làm việc ấy.
(99) Chỉ huy ra lệnh cho họ bắn vào đám biểu tình.
 Chỉ huy ra lệnh cho họ làm như thế.
 Chỉ huy ra lệnh cho họ hành động như thế.
đòi hỏi những quy định rất nghiêm ngặt: phải có văn cảnh để hồi chỉ hay khứ
chỉ, phải có từ ‘làm’ hay ‘hành động’ đứng trước các từ, ngữ thay thế (những
VTHĐ mua, bắn, đi, đứng, lấy, cho,v.v. đều có chung một ý nghĩa khái quát là
‘làm’ hay ‘hành động’).
Trường hợp này, có tác giả đã cho rằng BNND ở diễn tố 3 vốn là một
VTHĐ đã được thay thế bằng một danh ngữ [41,tr.51]. Có hay không có một
kết cấu tham tố của VTCK mà diễn tố 3 là một danh ngữ, ta hãy xét các ví dụ
dưới đây có BNND là một danh ngữ đứng sau BNĐT:
(100) tui khuyên anh một việc.
(101) tui khuyên anh một câu.
Có thể thấy ngay các câu dạng trên không tồn tại độc lập bởi chúng chưa
phải là một câu trọn nghĩa. Việc, điều, ý, câu, chuyện,v.v. là những danh từ trừu
tượng, trống nghĩa. Để người nghe hiểu được, chúng phải được giải thích rõ
hơn bằng một ngữ đoạn, một tiểu cú theo sau, kiểu như:
 tui khuyên anh một câu, đó là…
 tui khuyên anh một việc: (anh) nên…
Ví dụ:
(102) Con chỉ xin bà một điều: bà đừng nói xấu cách mạng.
(Nguyễn Huy Tưởng – Một phút yếu lòng)
Trong trường hợp này, “một câu”, “một việc”, một điều, v.v. khi được giải
thích ra cũng chính là cái hành động mà người nghe cần thực hiện theo lời
khuyên răn của người nói.
Nhưng trường hợp sau đây thì có khác:
(103) Anh nên khuyên nó một câu.
Đây là một phát ngôn có giá trị tự nghĩa. Khi cải biến nó, ta có:
 *Anh khuyên nó.
 *Anh nên nó.
 Anh nên khuyên nó.
Rõ ràng là trung tâm ngữ nghĩa đã được đặt vào “nên” với hai di
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Khảo sát khả năng xử lý và thời gian cắt đến chất lượng khô cá tẩm gia vị từ vụn cá Tra Khoa học Tự nhiên 2
D Nghiên cứu điều chế cao đặc từ vị thuốc ngưu tất di thực trồng tại huyện Quản Bạ, Hà Giang và khảo s Y dược 0
L Nhận thức của vị thanh niên Việt Nam độ tuổi từ 15 - 17 về bình đẳng giới và các yếu tố tác động Văn hóa, Xã hội 0
R Sự chuyển hóa từ vị từ tĩnh sang vị từ động trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 2
M Các từ chỉ vị trí trong tiếng Hán so sánh với tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 2
N Hoạt động của nhóm động từ ngữ vi trong việc thể hiện vị thế các vai giao tiếp trong diễn ngôn tiếng Văn hóa, Xã hội 0
T Khảo sát các định nghĩa của từ loại danh từ, vị từ trong từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê - 2000 Văn hóa, Xã hội 1
T Khảo sát nhóm vị từ đa trị biểu thị hoạt động cảm nghĩ - nói năng Văn hóa, Xã hội 0
P Khảo sát ngữ vị từ có nhóm vị từ + di chuyển + mục tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán (có so sánh vớ Văn hóa, Xã hội 0
S Nghiên cứu nhóm vị từ chỉ tình cảm trong tiếng Hán và tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top