Download Luận văn Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II trường đại học lao động – xã hội thành phố Hồ Chí Minh

Download miễn phí Luận văn Thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên cơ sở II trường đại học lao động – xã hội thành phố Hồ Chí Minh





Điểm trung bình của tri thức và tầm hiểu biết của giáo viên cơsởII Trường Đại học
Lao động –xã hội TP. HồChí Minh là 3.67 (gần ởmức độtốt). Trong đó tiêu chí 12: Thầy
(Cô;) nắm vững tri thức môn mình giảng dạy đạt mức độtốt (TB:4.08, thứhạng 1). Tiêu chí
18: Thầy (Cô;) thường xuyên tựhọc, tựbồi dưỡng đểbổtúc và hoàn thiện tri thức của mình
(TB: 3.95, thứhạng 2). Tiêu chí 19: Thầy (Cô;) biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống (TB: 3.72, thứhạng 3). Ba tiêu chí này có liên quan chặt chẽvới nhau. Việc thường
xuyên tựhọc, tựbồi dưỡng đểbổtúc và hoàn thiện tri thức của mình giúp giáo viên nắm
vững tri thức môn mình giảng dạy.Việc nắm vững tri thức môn mình giảng dạy là cơsở
giúp giáo viên vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Ngược lại việc vận dụng kiến
thức vào thực tiễn cuộc sống giúp giáo viên càng nắm vững kiến thức môn mình giảng dạy.
Khi nắm vững tri thức môn mình giảng dạy giáo viên càng có hứng thú trong việc tựhọc, tự
bồi dưỡng đểnâng cao kiến thức của mình.Ba tiêu chí này cũng là ba tiêu chí mà bất cứgiáo
viên nào cũng cần đạt được ởmức độcao thì mới hoàn thành nhiệm vụgiảng dạy.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

hoa học
Bên cạnh công tác đào tạo, giáo viên của Trường luôn chú ý đến việc nghiên cứu và thực
nghiệm khoa học. Giáo viên của Trường đã thực hiện nhiều đề tài, đề án khoa học như :
Quy hoạch mạng lưới dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực, … cho các địa phương, quy chế
tổ chức bộ máy, quy chế trả lương, định mức lao động … cho các doanh nghiệp và một số
đề tài cấp trường, cấp bộ như: “Xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp
ngành Bảo hộ lao động”, “xây dựng phần mềm quản lý học sinh, sinh viên”…
2.2.2.4 Hoạt động thao giảng, dự giờ
Giáo viên trong Trường nhìn chung tích cực tham gia hoạt động thao giảng, dự giờ. Hoạt
động thao giảng, dự giờ được duy trì với chất lượng ngày càng được nâng cao. Tổng số tiết dự
giờ của giáo viên trong năm 2006 là 1336 tiết, bình quân 19 tiết/ giáo viên. Trong năm 2006 có
19 thầy cô tham gia thao giảng cấp trường.
2.2.2.5 Hợp tác quốc tế
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 2004 giáo viên của
Trường đã hợp tác với tổ chức Caritas – Đức xây dựng chương trình đào tạo Cán sự xã hội,
chuyên ngành Chăm sóc người khuyết tật. Hiện nay các giáo viên, cộng tác viên sẽ tham gia
giảng dạy chuyên ngành này đã biên soạn xong bài giảng.
2.3 THỰC TRẠNG TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN CƠ
SỞ II TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
2.3.1 Tự đánh giá các lý do chọn nghề dạy học
Biểu đồ 2.1 Các lý do chọn nghề dạy học
05
10
15
20
25
30
1 2 3 4 5 6
* Chú thích: (1) Có năng khiếu với nghề
(2) Ước mơ
(3) Lý do khác
(4) Do bố mẹ khuyến khích
(5) Do tác động từ phía người khác
(6) Do bạn bè rủ rê
Qua kết quả biểu đồ 2.1 ta nhận thấy:
- Có năng khiếu với nghề là nguyên nhân được giáo viên trả lời nhiều nhất (bậc 1) khi
chọn nghề dạy học với tỷ lệ 30%
- Ước mơ được xếp ở vị trí thứ 2 với tỷ lệ 23.3%.
Như vậy tiêu chí có năng khiếu với nghề, ước mơ là những cơ sở quan trọng giúp giáo
viên chọn nghề, hai tiêu chí này cũng có mối quan hệ với nhau. Điều này thể hiện khi chọn
nghề các Thầy (Cô) giáo đối chiếu năng lực của mình với yêu cầu của nghề để tìm ra hướng
đi phù hợp với mình nhất. Đây là những lý do thể hiện mức độ tự đánh giá của giáo viên cơ
sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM, nó mang ý nghĩa tích cực, giáo viên nhận thức về bản
thân, đánh giá và tự lựa chọn nghề nghiệp của mình, không chịu tác động từ bên ngoài.
Cộng các tỷ lệ % ước mơ và có năng khiếu với nghề ta được 53.3% chiếm hơn nửa các
lý do. Điều này cho thấy phần lớn giáo viên Trường ĐHLĐXH TP. HCM chọn lựa nghề
xuất phát từ việc đánh giá bản thân.
Các lý do còn lại thể hiện các tác động từ bên ngoài như: do bố mẹ khuyến khích, do bạn
bè rủ rê, do tác động từ phía người khác … (không thể hiện sự tự đánh giá, ý kiến của chủ
thể) mỗi lý do đó chiếm ≤13.3% - tỷ lệ lựa chọn thấp. Tuy nhiên tổng các lý do (ngoài lý do
có năng khiếu với nghề, ước mơ) chiếm 46.7 % - tỷ lệ không nhỏ.
Như vậy ta thấy đa số giáo viên cơ sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM lựa chọn ngành
học theo khả năng, ước mơ của bản thân cho thấy giáo viên nhận thức về bản thân tương đối
tốt và tương đối độc lập trong quyết định.
2.3.2 Kết quả nghiên cứu tổng quát thực trạng tự đánh giá năng lực giảng dạy của
giáo viên Trường Đại học Lao động – Xã hội
Xếp thứ bậc 47 câu hỏi từ 1 – 47 dựa trên điểm số trung bình của từng câu.
Bảng 2.1 : Thứ bậc các tiêu chí tự đánh giá về năng lực giảng dạy của giáo viên (Nội
dung tương ứng với nội dung ở câu 2 của phần phụ lục)
NỘI DUNG Trung
bình
Thứ bậc NỘI
DUNG
Trung
bình
Thứ bậc
12 4.08 1 46 3.48 24
18 3.95 2 29 3.45 25
20 3.88 3 17 3.45 26
22 3.88 4 10 3.45 27
19 3.72 5 42 3.43 28
27 3.72 6 45 3.4 29
23 3.68 7 8 3.38 30
37 3.67 8 47 3.37 31
3 3.67 9 15 3.37 32
4 3.67 10 43 3.33 33
13 3.65 11 33 3.32 34
31 3.65 12 28 3.32 35
21 3.63 13 9 3.28 36
2 3.62 14 41 3.27 37
25 3.62 15 44 3.25 38
24 3.62 16 38 3.23 39
14 3.57 17 7 3.2 40
16 3.57 18 5 3.17 41
26 3.55 19 6 3.13 42
32 3.53 20 35 3.12 43
11 3.52 21 30 3.1 44
39 3.5 22 4 2.97 45
40 3.48 23 1 2.85 46
36 2.78 47
Kết quả bảng trên cho thấy:
Chỉ có một tiêu chí đạt ở mức tốt đó là tiêu chí: Thầy (Cô) nắm vững tri thức môn mình
giảng dạy (TB: 4.08). 43 tiêu chí đạt mức độ khá (TB từ 3.1 – 3.95) và 3 tiêu chí đạt mức
trung bình khá.
7 tiêu chí có thứ bậc từ cao nhất từ 1 – 7 đều thuộc nhóm năng lực tri thức và tầm hiểu
biết của người giáo viên và năng lực chế biến tài liệu giảng dạy.12 tiêu chí có thứ bậc thấp
từ 36 – 47 đều thuộc 3 nhóm năng lực : năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy,
năng lực nắm vững kỹ thuật giảng dạy, năng lực ngôn ngữ. Từ số liệu này có thể nhận xét
sơ bộ: tri thức và tầm hiểu biết và năng lực chế biến tài liệu giảng dạy của giáo viên Trường
ĐHLĐXH TP. HCM được các giáo viên đánh giá cao hơn năng lực hiểu học sinh trong quá
trình giảng dạy, năng lực nắm vững kỹ thuật giảng dạy và năng lực ngôn ngữ. Điều này có
thể lý giải như sau: giáo viên của Trường ĐHLĐXH TP. HCM nhiều giáo viên mới vào
nghề (dưới 3 năm công tác), mà đa số giáo viên của Trường không được đào tạo qua
Trường Sư phạm, một phần lớn giáo viên trẻ chưa học lớp đào tạo nghiệp vụ Sư phạm nào,
chưa được học Tâm lí học lứa tuổi và Lí luận dạy học nên năng lực hiểu học sinh trong qúa
trình giảng dạy và giáo dục, năng lực nắm vững kỹ thuật giảng dạy, năng lực ngôn ngữ còn
hạn chế.
2.3.3 Tự đánh giá từng mặt năng lực trong năng lực giảng dạy của giáo viên
47 tiêu chí tự đánh giá trong bảng tổng quát trên chia thành 5 mặt năng lực . Tự đánh
giá 5 năng lực của giáo viên được thể hiện trong các bảng 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 dưới đây:
Bảng 2.2 bao gồm 11 câu (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11) tương ứng với 11 tiêu chí tự
đánh giá năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy của giáo viên cơ sở II Trường
ĐHLĐXH TP. HCM.
Điểm trung bình của năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy của giáo viên cơ
sở II Trường ĐHLĐXH TP. HCM là 3.36 (ở mức độ khá).
2 tiêu chí có thứ hạng cao nhất (ở mức gần giỏi), có điểm trung bình 3.67 là tiêu chí:
Thầy (Cô) xác định được mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày trong mỗi giờ
giảng ( câu 3) và tiêu chí : Thầy (Cô) nhận biết được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua
việc học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập (câu 4). Đây là những tiêu chí mà bất cứ giáo viên nào
trong quá trình giảng dạy cũng phải nhận biết, xác định rõ ràng. Tiêu chí thầy (Cô) nhận biết
được học sinh hiểu bài mới ra sao thông qua việc học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập thể hiện
khả năng hiểu học sinh ở mức độ thấp. Vì thông qua việc học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập thì
bất cứ giáo viên nào cũng thấy được khả năng học tập của học sinh ở mức độ nào, khả năng
hiểu bài của học sinh tới đâu, các em hiểu đúng hay hiểu sai lệch. Do vậy khả năng hiểu học
sinh ở mức đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
V Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN, thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Cơ điện Đo lường Tự động hóa DKNEC Luận văn Kinh tế 0
J Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xây dựng Tự Lập Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng và xu hướng Hiệp định thương mại tự do ( FTA) trong khu vực ASEAN Luận văn Kinh tế 2
V Tiến trình tự do hoá tài chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
T Thực trạng Bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt nam và các giải pháp hoàn thiện để phát triển Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng việc làm của người di cư tự do trong cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà N Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Nhìn tự vụ PMU18, VINASHIN Luận văn Kinh tế 0
T Tìm hiểu thực trạng hoạt động tự học của sinh viên khoa giáo dục tiểu học trường đại học vinh Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top