Torn

New Member
Download Luận văn Những tranh chấp trong quá trình áp dụng UCP500

Download miễn phí Luận văn Những tranh chấp trong quá trình áp dụng UCP500





Theo tổng kết của ICC, các vấn đề có nhiều tranh cãi nhất trong UCP500 đều liên quan tới các điều khỏan sau:
Điều 14: Chứng từ bất hợp lệ và việc thông báo bất hợp lệ
Điều 23: Chứng từ vận đơn đường biển
Điều 13: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ
Điều 48: Tín dụng chuyển nhượng
Điều 21: Nội dung của chứng từ và người phát hành không quy định
Điều 37: Hóa đơn
Điều 9: Trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận.
 
Và nó chiếm tới 58% trong tổng số các vấn đề mà ICC phải đưa vào trong các cuốn ICC Opinion đuợc án bản kể từ năm 1993. Cụ thể :
Điều 14: có 60 vấn đề, chiếm 13,6%
Điều 23: có 47 vấn đề, chiếm 10,5%
Điều 13: có 31 vấn đề, chiếm 9,6%
Điều 48: có 31 vấn đề, chiếm 6,9%
Điều 21: có 29 vấn đề, chiếm 6,5%
Điều 37: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
Điều 9: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

bằng bao nhiêu % của trị giá hàng hóa hay % của trị giá hóa đơn. Nếu không quy định thì mức bảo hiểm tối thiểu sẽ bằng 110% của trị giá CIP hay CIF.
Nếu không xác được giá trị CIF hay CIP thì sẽ xác định bằng % của giá trị số tiền thanh tóan hay số tiền thương lượng thanh tóan hay tổng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn tùy chọn theo số tiền nào lớn hơn.
Một quy định mới sâu hơn UCP 500 là quy định về không gian bảo hiểm do họat động bảo hiểm ngày càng mở rộng hơn (không chỉ có từ wherehouse to wherehouse). Khỏang cách từ nơi nhận hàng hay giao hàng đến nơi dỡ hàng hay nơi hàng đến cuối cùng quy định trong tín dụng thư.
Điểm 29 : Gia hạn ngày cuối cùng hết hạn hiệu lực hay ngày xuất trình
Tương thích với điều 44 của UCP 500.
Điều 30 : Dung sai số tiền, số lượng và đơn giá
Tương thích với điều 39 của UCP 500.
Điều 31 : Giao hàng và trả tiền từng phần
Tương thích với điều 28 của UCP 500.
UCP600 đã đưa ra định nghĩa mới về giao hàng từng phần, rõ ràng hơn UCP 500. Giao hàng từng phần có liên quan đến nhiều chứng từ vận tải cùng xuất trình, UCP 600 bổ sung : nếu nhiều chứng từ vận tải cùng xuất trình, ngày giao hàng cuối cùng ghi trên bất cứ chứng từ vận tải nào được coi là ngày giao hàng.
Điều 32 : Giao hàng và trả tiền nhiều lần
Tương thích với điều 41 của UCP 500.
Điều 33 : Giờ xuất trình
Tương thích với điều 45 của UCP 500.
Điều 34 : Sự miễn trách về hiệu lực của chứng từ
Tương thích với điều 15 của UCP 500.
Điểu 35 : Sự miễn trách về dịch thuật và chuyển giao thư từ điện tín
Tương thích với điều 16 của UCP 500.
Sửa đổi và bổ sung : Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự chậm trễ , mất mát . .. ngay cả khi ngân hàng được quyền lựa chọn dịch vụ chuyển giao. Ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận phải hòan trả tiền, nếu chứng từ phù hợp đã bị mất trong chuyển giao giưa ngân hàng chỉ định, ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận hay giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành.
Bất cập khi sử dụng : Hòan trả tiền dựa trên cơ sở chứng từ nào.
Điều 36 : Bất khả kháng
Tương thích với điều 17 của UCP 500.
Điều 37 : Sự miễn trách về hành động của bên ra chỉ thị
Tương thích với điều 18 của UCP 500.
Điểm mới của UCP600 : trong tín dụng thư và sửa đổi của tín dụng thư không được quy định là việc thông báo cho người thụ hưởng phụ thuộc vào việc ngân hàng thông báo hay ngân hàng thông báo thứ hai có nhận được phí thông báo hay không.
Điều 38 : Tín dụng có thể chuyển nhượng
Tương thích với điều 48 của UCP 500.
UCP500 mới chỉ đưa ra khái niệm tín dụng có thể chuyển nhượng (transferable credit) . UCP600 đã bổ sung khái niệm tín dụng đã được chuyển nhượng (transferred credit) .
Điều 48(h) UCP 500 chưa nêu rõ tín dụng lọai nào nên điều 38(g) của UCP600 đã bổ sung.
Điều 39 : Chuyển nhượng số tiền thu được
Tương thích với điều 49 của UCP 500.
Tóm tắt chương I :
Nội dung chương I đã trình bày những khái niệm cơ bản vể cách tín dụng chứng từ, quy trình thanh tóan và phân lọai các lọai thư tín dụng, những quy định quốc tế thường hay áp dụng trong cách này. Tính tất yếu của sự ra đời UCP600 và sự khác biệt của UCP600 với UCP500.
CHƯƠNG II :
NHỮNG TRANH CHẤP TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG UCP500
Những tình huống tranh chấp xảy ra khi áp dụng UCP500
Theo tổng kết của ICC, các vấn đề có nhiều tranh cãi nhất trong UCP500 đều liên quan tới các điều khỏan sau:
Điều 14: Chứng từ bất hợp lệ và việc thông báo bất hợp lệ
Điều 23: Chứng từ vận đơn đường biển
Điều 13: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ
Điều 48: Tín dụng chuyển nhượng
Điều 21: Nội dung của chứng từ và người phát hành không quy định
Điều 37: Hóa đơn
Điều 9: Trách nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận.
Và nó chiếm tới 58% trong tổng số các vấn đề mà ICC phải đưa vào trong các cuốn ICC Opinion đuợc án bản kể từ năm 1993. Cụ thể :
Điều 14: có 60 vấn đề, chiếm 13,6%
Điều 23: có 47 vấn đề, chiếm 10,5%
Điều 13: có 31 vấn đề, chiếm 9,6%
Điều 48: có 31 vấn đề, chiếm 6,9%
Điều 21: có 29 vấn đề, chiếm 6,5%
Điều 37: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
Điều 9: có 26 vấn đề, chiếm 5,8%
Sau đây là một số tranh chấp đã xảy ra mà đề tài đã nghiên cứu :
2.1.1. Liên quan đến điều khỏan số 14 : Các chứng từ phù hợp và thông báo
Thắc mắc 1: Ngân hàng phát hành L/C mở một L/C trả ngay thương lượng tại ngân hàng thông báo. Người thụ hưởng xuất trình chứng từ không phù hợp với tín dụng thư (xếp hàng trễ). Ngân hàng của người thụ hưởng gửi chứng từ cho ngân hàng mở L/C và chỉ ra chứng từ có sai sót, chờ ủy quyền thanh tóan. Khi kiểm tra chứng từ ngân hàng mở L/C cũng phát hiện ra sai sót này và đã hành động theo điều 14 UCP500 là từ chối chứng từ , giữ chứng từ với sự định đoạt của ngân hàng gửi chứng từ và thông báo sau đó, nhưng không tiếp cận với người mở L/C để có được sự bỏ qua các bất hợp lệ này. Người mở L/C tự thương lượng với người thụ hưởng và họ đồng ý nhận chứng từ đồng thời họ chỉ thị ngay cho ngân hàng mở L/C.
Câu hỏi : ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải tuân theo chỉ thị của người mở L/C là thanh tóan bộ chứng từ có sai sót đó hay là có quyền từ chối chứng từ và chuyển trả lại cho ngân hàng thông báo mặc dù đã nhận được chỉ thị từ người mở L/C là thanh tóan?
Phân tích : Theo điều 9 UCP500, một thư tín dụng không hủy ngang tạo thành một cam kết rõ ràng của ngân hàng phát hành miễn là bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành hay ngân hàng chỉ định phù hợp với các điều kiện điều khỏan của thư tín dụng và ngân hàng phát hành sẽ thanh tóan hay chấp nhận thanh tóan.
Trong trường hợp sai sót chứng từ được tìm thấy trong bộ chứng từ xuất trình và ngân hàng phát hành thực hiện đúng như các yêu cầu của điều 14(d) , ngân hàng phát hành không có nghĩa vụ phải chấp nhận bộ chứng từ thậm chí ngay cả khi nhận được sự chấp nhận sai sót chứng từ của người mở L/C.
Thắc mắc 2: Khi nhận được sự chấp nhận sai sót bộ chứng từ của người mở L/C thì điều này có trói buộc ngân hàng phát hành L/C phải chấp nhận bộ chứng từ hay không?
Câu hỏi : Có tranh chấp giữa khách hàng và ngân hàng phát hành L/C về việc ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh tóan L/C khi đã nhận được từ người mở L/C chấp nhận mọi sai sót chứng từ và đồng ý thanh tóan?
Phân tích : Miễn là ngân hàng phát hành thực hiện theo điều 14(d)(i) phù hợp và đưa ra thông báo từ chối thanh tóan chứng từ trong vòng 7 ngày làm việc sau ngày nhận chứng từ thì ngân hàng phát hành được giải phóng khỏi cam kết phải thực hiện thanh tóan.
Việc nhận được chấp nhận sai sót bộ chứng từ từ phía người mở L/C hay là trực tiếp hoăc là thông qua người thụ hưởng đều không trói buộc ngân hàng phát hành phải chấp nhận bộ chứng từ.
Thắc mắc 3: Liệu rằng chứng từ có tự bản thân nó trở thành không có giá trị nếu nó được phát hành sau ngày xếp hàng.
Câu hỏi : Ngân hàng xác nhận sau khi kiểm tra chứng từ đã thông báo chứng từ có sai...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và những bài học kinh nghiệm với hàng xuất khẩu Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
L Thực trạng tranh chấp chủ quyền tại biển Đông trong những năm đầu thế kỷ XXI Kinh tế quốc tế 2
D Tranh chấp chủ quyền biền Đông hiện nay thực trạng và những xu hướng Văn hóa, Xã hội 0
C Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài bằng trọng tài tại Việt Nam - những vấn đề lý Luận văn Luật 0
B Những vấn đề pháp lý về việc tham gia của công đoàn trong giải quyết tranh chấp lao động và đình côn Luận văn Luật 0
T Nội dung và những ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quố Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Những tranh chấp về vốn góp của các thành viên trong công ty TNHH Hoàng Long Luận văn Luật 0
B Một số giải pháp nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh trong quy trình nhập khẩu tại công ty xuất Tài liệu chưa phân loại 0
J Thực trạng và giải pháp để hạn chế những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông s Tài liệu chưa phân loại 0
F [Free] Tiểu luận Những vấn đề lí luận chung và pháp lý về giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top