son9972002

New Member
Download Luận văn Báo cáo tài chính hợp nhất: lý luận, thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Download miễn phí Luận văn Báo cáo tài chính hợp nhất: lý luận, thực trạng và phương hướng hoàn thiện





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT------------------------------------------------------------------- 1
1.1 Tổng quan báo cáo tài chính hợp nhất------------------------------------------------- 1
1.1.1 Khái niệm------------------------------------------------------------------------------- 1
1.1.2 Bản chất--------------------------------------------------------------------------------- 1
1.1.3 Mục đích báo cáo tài chính hợp nhất------------------------------------------------ 1
1.1.4 Nội dung báo cáo tài chính hợp nhất------------------------------------------------ 2
1.1.4.1 Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất---------------------------------------------- 2
1.1.4.2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam liên quan ----------------------------------------- 2
1.1.5 Trách nhiệm lập báo cáo tai chính hợp nhất---------------------------------------- 3
1.2 Các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất------------------------------- 4
1.2.1 Mô hình công ty mẹ - công ty con --------------------------------------------------- 4
1.2.1.1 Khái niệm----------------------------------------------------------------------------- 4
1.2.1.2 Xác định quyền kiểm soát và lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con -- 6
1.2.1.2.1 Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ với công ty con ----------------- 6
1.2.1.2.2Xác định phần lợi ích của công ty mẹ với công ty con----------------------- 8
1.2.2Các vấn đề chung về hợp nhất kinh doanh ----------------------------------------- 8
1.2.2.1Khái niệm ----------------------------------------------------------------------------- 8
1.2.2.2 Các hình thức hợp nhất kinh doanh ----------------------------------------------- 9
1.2.2.3Phương pháp kế toán hợp nhất kinh doanh -------------------------------------- 9
1.2.3Đầu tư vào công ty liên kết ---------------------------------------------------------- 15
1.2.3.1Khái niệm ---------------------------------------------------------------------------- 15
1.2.3.2Các phương pháp kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết ----------------- 15
1.2.4 Những khoản góp vốn liên doanh -------------------------------------------------- 16
1.2.4.1Khái niệm ---------------------------------------------------------------------------- 16
1.2.4.2Phương pháp kế toán --------------------------------------------------------------- 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
HỢP NHẤT ---------------------------------------------------------------------------------- 19
2.1 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất --------------------------- 19
2.2Trình tự và phương pháp hợp nhất---------------------------------------------------- 42
2.2.1 Các bước cơ bản khi áp dụng phương pháp hợp nhất---------------------------- 42
2.2.1.1 Bước 1: Hợp cộng các chỉ tiêu ---------------------------------------------------- 42
2.2.1.2 Bước 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tư-------------------------- 42
2.2.1.3 Bước 3: Phẩn bổ lợi thế thương mại --------------------------------------------- 45
2.2.1.4 Bước 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số ------------------------------------- 46
2.2.1.5 Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ---------------------------------- 49
2.2.1.5.1 Loại trừ ảnh hưởngcủa giao dịch bán hàng trong nội bộ tập đoàn -------- 49
2.2.1.5.2 Loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ--- 54
2.2.1.5.3Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành
tài sản cố định trong nội bộ tập đoàn------------------------------------------------------ 62
2.2.1.5.4 Loại trừ cổ tức được chia từ lợi nhuận sau ngày mua ----------------------- 66
2.2.1.5.5 Các khoản vay trong nội bộ----------------------------------------------------- 67
2.2.1.5.6 Các khoản phải thu, phải trả nội bộ-------------------------------------------- 69
2.2.1.6 Bước 6: Lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các
chỉ tiêu hợp nhất ----------------------------------------------------------------------------- 70
2.2.1.7 Bước 7: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ vào Bảng tổng hợp các chỉ
tiêu hợp nhất sau khi đã được điều chỉnh và loại trừ------------------------------------ 70
2.2.2Các bút toán hợp nhất ---------------------------------------------------------------- 70
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT ------------------------------------------------------------------------ 74
3.1 Nhận xét ---------------------------------------------------------------------------------- 74
3.1.1 Thành tựu ------------------------------------------------------------------------------ 74
3.1.2Hạn chế--------------------------------------------------------------------------------- 76
3.2 Các giải pháp hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất------------------------------- 77
3.2.1Quan điểm hoàn thiện ---------------------------------------------------------------- 77
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện---------------------------------------------------------------- 78
3.2.3Phương hướng hoàn thiện------------------------------------------------------------ 79
3.2.4 Các giải pháp hoàn thiện ------------------------------------------------------------- 79
3.2.4.1 Các giảipháp ngắn hạn ------------------------------------------------------------ 80
3.2.4.2Các giải pháp dài hạn -------------------------------------------------------------- 81
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

n kia trong Tập đoàn được phản ánh trong chỉ tiêu “Đầu tư vào Công ty liên kết”
hay “Đầu tư dài hạn khác” thì khi loại trừ giá trị khoản đầu tư được ghi nhận bởi
Công ty con của Tập đoàn, ghi:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Vốn khác của chủ sở hữu
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái
54
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Lợi thế thương mại (nếu có)
….
Có Đầu tư vào công ty con
Có Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
Có Đầu tư dài hạn khác.
Trường hợp công ty mẹ đầu tư tiếp tục vào công ty con thì kế toán loại trừ
khoản đầu tư bổ sung thêm bằng cách ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Nợ Lợi thế thương mại
Có Đầu tư vào công ty con.
2.2.1.3 Bước 3: Phân bổ lợi thế thương mại (nếu có).
Nguyên tắc phân bổ
Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần vào kết quả
hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian
không quá 10 năm.
Do Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở Báo cáo tài chính riêng
của Công ty mẹ và các Công ty con nên khi phân bổ lợi thế thương mại kế toán phải
điều chỉnh cả số đã phân bổ luỹ kế từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo. Khi đã
phân bổ hết lợi thế thương mại, kế toán vẫn phải lập bút toán điều chỉnh để phản
ánh ảnh hưởng của số đã phân bổ đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi thế
thương mại cho đến khi thanh lý công ty con.
Bút toán điều chỉnh
Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi
thế thương mại phải phân bổ trong kỳ và ghi:
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
55
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ)
Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản
ánh số phân bổ trong kỳ này và số luỹ kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ
báo cáo và ghi nhận như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Số Lợi thế thương mại đã phân bổ
luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ)
Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, bút toán điều chỉnh sẽ như sau:
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Lợi thế thương mại)
Có Lợi thế thương mại (Lợi thế thương mại).
2.2.1.4 Bước 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số.
Nguyên tắc tách lợi ích của cổ đông thiểu số
- Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá
trị tài sản thuần của các Công ty con được xác định và trình bày thành một dòng
riêng biệt. Giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của các
Công ty con hợp nhất, gồm:
+ Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày mua được xác định phù
hợp với Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”;
+ Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu
kể từ ngày mua đến đầu năm báo cáo; và
+ Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu
phát sinh trong năm báo cáo.
- Các khoản lỗ tương ứng với phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong Công
ty con được hợp nhất có thể lớn hơn số vốn của họ trong Công ty con. Khoản lỗ
vượt trên phần vốn của các cổ đông thiểu số này được tính giảm vào phần lợi ích
của Công ty mẹ trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù
đắp các khoản lỗ đó. Nếu sau đó Công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ
56
vào phần lợi ích của Công ty mẹ cho tới khi phần lỗ trước đây do Công ty mẹ gánh
chịu được bồi hoàn đầy đủ.
- Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, lợi ích của cổ đông
thiểu số được xác định và trình bày riêng biệt trong mục "Lợi nhuận sau thuế của cổ
đông thiểu số". Lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định căn cứ vào tỷ lệ lợi ích
của cổ đông thiểu số và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các Công ty
con.
- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của Công ty con hợp nhất
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất được trình bày ở mục C thuộc phần Nguồn vốn
“C- Lợi ích của cổ đông thiểu số - Mã số 439”.
- Thu nhập của cổ đông thiểu số trong kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty con được phản ánh trong mục “Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số -
Mã số 61”.
Bút toán
Để tách riêng giá trị khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trong tài sản
thuần của Công ty con trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải điều chỉnh giảm các
khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu như "Vốn đầu tư của chủ sở hữu”, "Quỹ dự phòng
tài chính", "Quỹ đầu tư phát triển", "Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối",… và điều
chỉnh tăng khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trên Bảng cân đối kế toán hợp
nhất.
 Tách lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày đầu kỳ báo cáo
Căn cứ vào lợi ích của cổ đông thiểu số đã được xác định tại ngày đầu kỳ báo
cáo kế toán ghi:
Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Thặng dư vốn cổ phần
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
57
Nợ Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Nợ Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
….
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
Trường hợp giá trị các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của Công ty con tại
ngày đầu kỳ là số âm thì kế toán ghi Có các khoản mục đó thay vì ghi Nợ vào các
khoản mục đó như trong bút toán trên.
 Ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số từ kết quả hoạt động kinh doanh
trong kỳ.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm có lãi, kế toán xác
định lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập sau thuế của các Công ty con phát
sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số.
- Trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong năm lỗ, kế toán xác định số
lỗ các cổ đông thiểu số phải gánh chịu trong tổng số lỗ của các công ty con phát
sinh trong kỳ, ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số.
- Trường hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự
phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, kế toán ghi:
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Trường hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức cho các cổ
đông thiểu số, kế toán căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông thiểu số ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
58
2.2.1.5 Bước 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ tron...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top