Alvan

New Member
Download Đề tài Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển

Download miễn phí Đề tài Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát triển





Mục lục
Cạnh tranh và chính sách cạnh tranh .4
Các cách tiếp cận vềcạnh tranh.4
Chính sách cạnh tranh.6
Mối tương quan giữa chính sách cạnh tranh, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại .10
Chính sách cạnh tranh ởcác nước đang phát triển .12
Cạnh tranh và phát triển kinh tế.12
Thực trạng chính sách cạnh tranh ởcác nước đang phát triển.14
Các kết quảnghiên cứu thực nghiệm vềcạnh tranh ởcác nước đang phát triển.16
Các tác động của các hành vi phản cạnh tranh tới các nước đang phát triển.19
Chính sách cạnh tranh, chính sách thương mại và chính sách đầu tư ởcác nước đang phát triển .19
Quy mô thịtrường và chính sách cạnh tranh .24
Lý luận về“các đầu tầu của nền kinh tế” và ngành công nghiệp non trẻ đối với các quốc
gia đang phát triển.24
Chính sách cạnh tranh ởViệt Nam .26
Cạnh tranh, cấu trúc thịtrường và chính sách cạnh tranh.26
Mối quan hệgiữa chính sách công nghiệp, chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh.33
Một sốhành vi phản cạnh tranh đã xuất hiện .38
Khuyến nghịvà kết luận .40
Khuyến nghịchính sách.40
Kết luận.42
Phụlục .44
Tài liệu tham khảo .49



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

các nước có thu nhập cao, xét cả về mức độ quốc gia và nhóm quốc gia
(chia theo khu vực hay thu nhập). Giá trị trung bình của trị số này ở các nước có thu nhập
cao thấp hơn đáng kể và thường xuyên so với các nước đang phát triển. Khi xem xét đóng
góp của các chỉ số về chính sách cạnh tranh đối với chỉ số này, sự khác biệt là tương đối nhỏ
vì các chính sách thương mại và đầu tư có thể giải thích hầu hết sự khác biệt giữa các quốc
gia.
(ii) Trong khoảng thời gian 5 năm (2001-2005), chỉ số này cho thấy ít có bằng chứng về
sự tiến bộ của các chính sách ủng hộ cạnh tranh ở nhóm các nước đang phát triển. Một lần
nữa, nhóm các nước thu nhập cao là nhóm duy nhất thể hiện một xu thế giảm rõ ràng của chỉ
số. Kết quả này hàm ý rằng có thể có một xu hướng gia tăng cách biệt giữa các nhóm nước.
Tuy nhiên, nhóm các quốc gia cùng kiệt nhất (nhóm nước thu nhập thấp) lại có chỉ số trung bình
của năm 2005 thấp hơn của năm 2001, cho thấy có một số tiến bộ hướng về các thị trường
mang tính cạnh tranh. Nhưng đó vẫn là nhóm nước có chỉ số cao nhất.
Một lý do đặc biệt quan trọng để các nước đang phát triển cần có chính sách cạnh tranh
ngày hôm nay là do làn sóng sáp nhập xuyên biên giới đã làm thay đổi hình dạng của nền
22
kinh tế thế giới trong suốt một thập niên vừa qua. Số liệu của UNCTAD cho thấy rằng giá trị
các vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới đã tăng từ mức khoảng 0.5% tổng
GDP thế giới vào giữa thập niên 1980 lên mức đỉnh 3.5% vào năm 2000 rồi giảm dần xuống
mức 1.6% vào năm 2005, 1.8% năm 2006. Hiện tại khoảng 15% số vụ M&A có một bên là
công ty đến từ quốc gia đang phát triển.
Hình 4. Số vụ M&A có liên quan đến các nước đang phát triển (% tổng giá trị giao
dịch)
Nguồn: UNCTAD FDI Statistic (2009)
Làn sóng sáp nhập trong thập niên 1990 có thể được gắn dưới cái tên “các vụ sáp nhập
bùng nổ quy mô” đã tạo ra các tập đoàn đa quốc gia rất lớn (Singh 2002). Nguồn gốc của làn
sóng này là do tiến bộ kỹ thuật – công nghệ, toàn cầu hóa và giảm trừ điều tiết trong các
ngành – các nhân tố dẫn tới sự nhiễu loạn đối với các tác nhân kinh tế trong việc định giá thị
trường của các doanh nghiệp. Làn sóng này đã kết thúc với sự đổ vỡ của bong bóng công
nghệ vào năm 2000. Tuy nhiên, kể từ đó, có một số nhân tố đã thúc đẩy một làn sóng sáp
nhập mới trong giai đoạn 2001 – 2008 (trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn
cầu 2008 – 2009 xảy ra), đặc biệt là chính sách tiền tệ nới lỏng của ngân hàng trung ương các
nước phát triển. Khi so sánh với các làn sóng sáp nhập thời kỳ trước (đặc biệt là làn sóng sáp
nhập ở thập niên 1960), các làn sóng sáp nhập ở thập niên 1990 và 2000 có điểm khác biệt
quan trọng là có một tỷ trọng lớn các vụ thâu tóm xuyên biên giới. Điều này được coi là
nguồn gốc chính của các mối quan ngại từ các nước đang phát triển.
23
Trước hết, các nước này đặt ra câu hỏi về sự gia tăng sức mạnh thị trường của các tập
đoàn đa quốc gia lớn và khả năng lạm dụng vị trí thống lĩnh của các tập đoàn này. Hiển nhiên
là các nước đang phát triển bị tác động trực tiếp từ các hiệu ứng sức mạnh độc quyền của các
vụ sáp nhập quốc tế khi một tập đoàn đa quốc gia nước ngoài thâu tóm một doanh nghiệp
trong nước. Tuy nhiên, họ cũng có thể bị tác động gián tiếp ngay cả khi các vụ sáp nhập này
được tiến hành ở bên ngoài biên giới, tức là tại các nước phát triển. Như Tichy (2001) lập
luận, “quy tắc trở thành một trong 3 công ty dẫn đầu” (rule of being in the top three), làm
giảm tính cạnh tranh của thị trường và đặc biệt gây tác hại đối với ích lợi của các nước công
nghiệp hóa muộn với thực trạng các doanh nghiệp đang trong giai đoạn xây dựng năng lực
nhằm cạnh tranh trên các thị trường quốc tế. Do vậy, tính cạnh tranh của thị trường bị suy
giảm là điều các nước đang phát triển đặc biệt quan ngại.
Rõ ràng là các nước đang phát triển cần một chính sách cạnh tranh để có thể đối phó với
các vấn đề thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí thống lĩnh. Tuy nhiên, những khó khăn đối
với các nước đang phát triển là có thể họ không có quyền lực để hạn chế các hành vi cartel và
hành vi phản cạnh tranh do các tập đoàn đa quốc gia lớn thực hiện do chưa có được các
khuôn khổ pháp lý và thể chế cần thiết, thiếu thông tin và thiếu khả năng thực thi.
Thứ hai, hệ thống pháp luật chống độc quyền ở các nước phát triển thường không được áp
dụng ở các nước đang phát triển. Thực ra, ngược lại, các thị trường xuất khẩu thường được
công khai miễn trừ áp dụng các luật đó. Hệ quả là, ngoài chính sách cạnh tranh trong nước,
hẳn nhiên các nước đang phát triển cần sự hợp tác đáng kể từ các nước phát triển để có thể xử
lý một cách có hiệu quả các hành vi phản cạnh tranh của các các-ten quốc tế hay các tập
đoàn đa quốc gia lớn. Từ góc độ của quốc gia thu nhập thấp, do đó không chỉ cần có chính
sách cạnh tranh trong nước đúng đắn, mà cần có một khuôn khổ hợp tác quốc tế thích
hợp đối với các vấn đề cạnh tranh.
Haller (2009) đã liên hệ mức độ tập trung trong các ngành công nghiệp có hoạt động FDI
mạnh mẽ với tác động mà các tập đoàn đa quốc gia có trên các thị trường họ gia nhập. Ngoài
khía cạnh từ góc độ phát triển còn có một số hiệu ứng phi kinh tế, chẳng hạn như hệ quả phân
bổ và sự phân chia chi phí và lợi ích cả đối với vốn (các cổ đông) và lao động (công nhân).
Một vấn đề có liên quan là sự phân chia giữa chi phí và ích lợi giữa các quốc gia, ví dụ ở
nước nào công ty thực hiện thâu tóm đóng trụ sở, ở đâu lợi nhuận cuối cùng sẽ chảy về và ở
đâu mà sản phẩm được tiêu dùng cuối cùng (Singh 2002).
24
Quy mô thị trường và chính sách cạnh tranh
Gal (2006) và Stewart (2004) chỉ ra rằng vai trò của chính sách và luật pháp về cạnh tranh
tùy thuộc và cấu trúc tương đối của quốc gia tính theo quy mô và độ sâu của thị trường. Theo
Gal (2006), có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quy mô thị trường là quy mô dân số, sự phân
tán của dân cư và mức độ mở cửa thương mại. Tình thế lưỡng nan căn bản của một nền kinh
tế nhỏ, được định nghĩa là một nền kinh tế tự chủ chỉ có thể ủng hộ một số lượng nhỏ các đối
thủ cạnh tranh trên hầu hết các ngành, là giữa tính hiệu quả sản xuất (productive efficiency)
và các điều kiện cạnh tranh (competitive conditions)5. Tính hiệu quả sản xuất đòi hỏi thị
trường chỉ nên có một số lượng nhất định các doanh nghiệp, tất cả đều hoạt động ở các mức
sản xuất có hiệu quả và ở một nền kinh tế nhỏ, mức độ tập trung kinh tế cần đủ lớn để thực
hiện sức mạnh thị trường trên nhiều ngành. Mức độ tập trung cao có thể làm cho phân phối
thu nhập dịch chuyển sang lợi nhuận có được từ sức mạnh thị trường gia tăng, làm giảm khả
năng của các doanh nghiệp mới gia nhập, và tạo ra các vấn đề về chính trị - xã hộ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam Kinh tế chính trị 2
N Chính sách phát triển công nghệ theo hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các Kinh tế quốc tế 0
N Chính sách đổi mới công nghệ theo định hướng thị trường kéo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cá Kinh tế quốc tế 2
H Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với một chính sách phát triển công nghệ Kinh tế quốc tế 0
J Định hướng đổi mới chính sách tiền tệ ngân hàng nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền k Môn đại cương 0
D Một vài ý kiến về chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà Tài liệu chưa phân loại 0
L Một số chính sách và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng bao bì của Việt Nam trong g Tài liệu chưa phân loại 0
N Tăng khả năng cạnh tranh của công ty bảo hiểm Hà nội bằng chính sách marketing Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hội nh Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Chính sách cạnh tranh trong quá trình thực hiện chính sách phát triển mũi nhọn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top