Download Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam





MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt.
Lời mở đầu . 1
Chương 1: Tổng quan về cổ phần hoá . 4
1.1 Quan điểm về cổ phần hoá. . 4
1.2 Sự cần thiết khách quan của cổ phần hoá. . 5
1.3 Mục tiêu cổ phần hóa. 10
1.4 Các hình thức cơ bản của cổ phần hóa. 12
1.5 Kinh nghiệm cổ phần hoá một số nước trên thế giới. . 13
1.2.1 Kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN . 13
1.5.1.1 Chuyển đổi sở hữu DNNN ở Liên Xô và Đông Au. . 13
1.5.1.2 Cổ phần hoá DNNNở Trung Quốc. 15
1.5.1.3 Chương trình cổ phần hoáở Hàn Quốc. 17
1.5.2 Kinh nghiệm cổ phần hoá ngân hàng . 17
1.5.2.1 Kinh nghiệm cổ phần hoá ngân hàng ở Trung Quốc. . 17
1.5.2.2 Kinh nghiệm cổ phần hoá ngân hàng ở Indonesia. 20
1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực trạng cổ phần hóa DNNN nói
chung và cổ phần hóa NHTM nói riêng. 20
Chương 2: Thực trạng tiến trình cổ phần hoá NHNT Việt Nam . 24
2.1 Khái quát chủ trương cổ phần hoá NHTMNN. . 24
2.1.1 Kết quả của chặng đường cổ phần hóa DNNN . . 24
2.1.2 Chủ trương cổ phần hóa NHTM Nhànước. . 26
2.2 Thực trạng cổ phần hóa NHNT Việt Nam. 28
2.2.1 Tổng quan tình hình hoạt động củaNHNTVN trước khi thực hiện
đề án cổ phần hóa (2000 – 2004) . 28
2.2.1.1 Vai trò, vị trí của NHNTVN trong hệ thống NHTMVN. . 28
2.2.1.2 Huy động vốn. 30
2.2.1.3 Hoạt động tíndụng . 32
2.2.1.4 Thanh toán quốc tế – kinh doanh ngoại tệ. 34
2.2.1.5 Đánh giá kết quả đạt được củaNHNT Việt Nam trước khi cổ phần hoá. . 36
2.2.2 Sự cần thiết khách quan phải cổ phần hóa NHNTVN. . 43
2.2.3 Đánh giá tiến trình cổ phần hoá NHNTVN trong thời gian qua.45
2.2.3.1 Các giai đoạn thực hiện cổ phần hoá NHNT Việt Nam . 45
2.2.3.2 Thuận lợi trong quá trình cổ phần hóa NHNTVN . 47
2.2.3.3 Tồn tại trong quá trình cổ phần hoáNHNTVN . 49
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phầnhoá NHTM Nhà nước ở Việt Nam. 53
3.1 Mục tiêu và định hướng cải cách NHTMNN ở Việt Nam. . 53
3.1.1 Mục tiêu chiến lược phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010
và định hướng chiến lược đến năm 2020 . 53
3.1.2 Định hướng cụ thể cải cách ngân hàng thương mại nhà nước . 55
3.2 Những vấn đề đặt ra trong quá trình CPH NHTMNN ở VN. . 56
3.2.1 Những vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của ngân hàng cổ phần hóa. 57
3.2.2 Những vấn đề liên quan đến tỷ lệ góp vốn của các bên trong ngân
hàng cổ phần hóa. . 59
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả CPH NHTMNN ở Việt Nam . 60
3.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tiến trình CPH NHTMNN . 60
3.3.2 Xây dựng lộ trình cho quá trình CPH NHTMNN . 63
3.3.3 Giải pháp xác định giá trị thực tế ngân hàng . 63
3.3.4 Xây dựng cơ chế quản trị nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình CPH NHTMNN. 66
3.3.5 Cổ phần hóa các NHTMNN cần gắn với niêm yết cổ phiếu trên thị
trường chứngkhoán. 69
3.3.6 Xây dựng lộ trình chiến lược sau khi CPH . 71
Kết luận . 74
Danh mục tài liệu tham khảo . 75



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và NHNT
nói riêng. Trước các biến động về giá huy động vốn trên thị trường, NHNT đã
chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung – cầu vốn thị
trường, tích cực cải thiện chênh lệch lãi suất cho vay – huy động; quản trị thanh
khoản dựa trên hệ thống thông số an toàn và phát triển nhiều công cụ huy động
vốn mới (chứng chỉ tiền gửi, lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm
bảo an...). Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với
cá nhân, doanh nghiệp đã góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác
huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng quản trị vốn.
Vốn huy động từ khách hàng (thị trường I) luôn chiểm tỷ trọng cao (trung
bình khoảng 75,9%) và gia tăng liên tục đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn.
Nguồn vốn huy động từ thị trường I tính đến cuối năm 2004 đạt 88.544 tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng (thị trường II) chiếm tỷ trọng
thấp (trung bình khoảng 13,3%). Tính đến thời điểm cuối năm 2004, vốn huy
động từ thị trường II đạt 19.026 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn VND và ngoại tệ, hệ thống NHNT đã trải qua một
thời gian dài trong tình trạng vốn tiền đồng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
tổng nguồn vốn. Vì vậy chiến lược dài hạn của NHNT là tăng tỷ trọng vốn VND
32
nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng, tăng cường đầu tư trong nước bằng vốn VND.
NHNT đã mạnh dạn áp dụng các hình thức huy động vốn phong phú nhằm khai
thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm thay đổi cơ cấu nguồn vốn
hợp lý. Kết quả là nguồn vốn VND tăng đều trong những năm qua, tăng mạnh
nhất vào năm 2003 (50%). Mức độ tăng trưởng vốn VND lớn hơn nhiều mức độ
tăng trưởng vốn ngoại tệ đã đưa tỷ trọng vốn VND trong tổng nguồn vốn tăng từ
26,9% năm 2001 lên đến 38,7% năm 2004.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2004
Đơn vị tính : tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng nguồn 65.633 77.439 81.942 97.523 119.744
Nguồn vốn VND 18.261 20.832 27.691 41.544 46.294
Tăng trưởng 14,1% 32,9% 50,0% 11,4%
Tỷ trọng 27,8% 26,9% 33,8% 42,6% 38,7%
Nguồn vốn USD 3.143 3.756 3.530 3.643 4.667
Tăng trưởng 19,5% - 6,0% 3,2% 28,1%
Tỷ trọng 72,2% 73,1% 66,2% 57,4% 61,3%
Nguồn: NHNTVN
2.2.1.3 Hoạt động tín dụng
Hệ thống tính điểm và xế hạng doanh nghiệp, hệ thống chấm điểm xếp
hạng tổ chức tín dụng được áp dụng trên toàn hệ thống. Các công cụ xếp hạng
tín dụng là cơ sở vững chắc giúp xác định hợp lý giới hạn tín dụng cho các doanh
nghiệp và các tổ chức tín dụng. Chính sách tín dụng cũng được chú trọng theo
khu vực kinh tế và nhóm khách hàng. Cụ thể, các cơ hội mở rộng tín dụng tại
các trung tâm kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao như Thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh miền Đông Nam Bộ được khuyến khích. Nhóm khách hàng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quan tâm hơn
nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với khu vực này. Đặc biệt, nắm bắt được
33
tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng, NHNT đã chú trọng đến thiết kế
sản phẩm và dành một nguồn lực nhất định cho việc khai phá mảng hoạt động
này.
Tín dụng NHNT năm 2002 tăng tới 65,1% so với năm trước. Xét thấy việc
phát triển nhanh có thể dẫn đến nhiều tiềm ẩn rủi ro nên từ năm 2003, song song
với việc phát tiển tín dụng, NHNT đã thực hiện các chủ trương “Tăng cường
kiểm tra kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụn” (năm 2003), “Phát triển tín
dụng bền vững và hiệu quả, chú trọng quản trị rủi ro” (năm 2004) trên cơ sở các
chính sách tín dụng sau:
- Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có
độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh
có độ rủi ro cao, kém hiệu quả.
- Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế
thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa
phát triển đồng đều, ổn định.
- Mở rộng cho vay đối với các ngành nghề kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có
thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều
biến động về thị trường, giá cả.
Định hướng và chính sách tín dụng như trên đã cho thấy sự đúng đắn phù
hợp với tình hình môi trường kinh tế – kinh doanh, với khả năng và nguồn lực
của NHNT. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNT có xu hướng giảm dần: năm
2002 tăng trưởng 65%, năm 2003: 35%, năm 2004: 33%. Xu hướng giảm dần tốc
độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng
cao chất lượng tín dụng của NHNT.
Bảng 2: Dư nợ tín dụng phân theo loại tiền trên thị trường I giai đoạn 2000-2004.
Đơn vị tính: tỷ đồng, triệu USD
34
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004
Sử dụng vốn 65.633 77.439 81.942 97.523 119.744
Sử dụng vốn trên TTI 14.421 16.476 27.209 36.819 48.923
Tín dụng VND 9.871 10.596 15.937 19.805 23.549
Tăng trưởng 7,3% 50,4% 24,3% 18,9%
Tỷ trọng 68,4% 64,3% 58,6% 53,8% 48,1%
Tín dụng USD 302 390 733 1,107 1,612
Tăng trưởng 29,2% 87,9% 51,0% 45,6%
Tỷ trọng 31,6% 35,7% 41,4% 46,2% 51,9%
Nguồn: NHNTVN
2.2.1.4 Thanh toán quốc tế – kinh doanh ngoại tệ:
• Thanh toán quốc tế:
Thanh toán quốc tế là lĩnh vực kinh doanh đối ngoại truyền thống mà
NHNT luôn duy trì và khẳng định vị thế hàng đầu trong toàn ngành. Trong
những năm qua, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước liên tục tăng trưởng với tốc
độ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua
NHNT. Doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT tăng trưởng liên tục đặc biệt
từ năm 2003. Năm 2004, doanh số thanh toán xuất khẩu qua NHNT đạt 6.967
triệu USD, tăng 22,4% so với năm 2003. So với trước đây nhiều chi nhánh của
NHNT đã làm tốt hơn việc phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong việc hỗ trợ
khách hàng, áp dụng chính sách ưu đãi và cải thiện phong cách giao tiếp với
khách hàng. Hoạt động thanh toán xuất khẩu không chỉ góp phần tạo ra khoản
thu nhập về phí dịch vụ mà còn đưa lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho ngân
hàng.
Doanh số thanh toán nhập khẩu qua NHNT tăng tương đối tốt qua các thời
kỳ. Trong năm 2004, doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 9.409 triệu USD. Các
mặt hàng xuất khẩu có thị phần thanh toán chủ yếu qua NHNTVN là dầu thô,
35
gạo, thủy sản; trong khi các mặt hàng nhập khẩu mà NHNTVN chiếm thị phần
thanh toán lớn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị.
Bảng 3: Thanh toán xuất nhập khẩu qua NHNTVN giai đoạn 2000 – 2004.
Đơn vị tính: tỷ đồng, triệu USD
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004
Thanh toán XNK 9.173 9.244 10.216 12.448 16.376
Thanh toán xuất khẩu 4.164 4.406 4.675 5.692 6.967
Tăng trưởng 5,8% 6,1% 21,8% 22,4%
Thị phần % 29,2% 28,3% 28,6% 26,7%
Thanh toán nhập khẩu 5.008 4.838 5.541 6.756 9.409
Tăng trưởng -3,4% 14,5% 21,9% 39,3%
Thị phần % 30,2% 28,7% 27,0% 29,9%
Nguồn: NHNTVN
• Kinh doanh ngoại tệ
Trong giai đoạn từ 2000 đến 2004, hoạt động kinh doanh ngoại hối của
NHNT có nhiều thuận lới: kim ngạch ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top