Usbeorn

New Member
Download Luận văn Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10

Download miễn phí Luận văn Phát huy tính tích cực của học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập trong phần văn học dân gian sách giáo khoa lớp 10





Để đạt mục tiêu giúp học sinh nắm được các đặc trưng cơbản, khái niệm các thểloại cũng
nhưhiểu rõ vịtrí, vai trò và những giá trịto lớn của văn học dân gian trong mối quan hệvới
văn học viết và đời sống văn hoá dân tộc, bài học này gồm ba mục lớn.
Thứnhất, là những đặc trưng cơbản của văn học dân gian. Trong mục này, sách giáo khoa
giới thiệu hai đặc trưng cơbản của bộphận văn học dân gian Việt Nam: tính truyền miệng và
tính tập thể. Đây là hai đặc trưng cơbản chi phối xuyên suốt quá trình sáng tác lưu truyền của
tác phẩm văn học dân gian.
Thứhai, sách giáo khoa trình bày vềhệthống các thểloại của văn học dân gian Việt Nam.
Ởphần này, sách giáo khoa chủyếu giới thiệu khái niệm và những nét cơbản nhất của mười
hai thểloại văn học dân gian đểhọc sinh có thểphân biệt và nhận ra thểloại của các tác phẩm
cụthể. Các thểloại được giới thiệu bao gồm: thần thoại, sửthi, truyền thuyết, truyện cổtích,
truyện ngụngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơvà chèo.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

hấy hệ thống câu hỏi và bài tập có
vai trò, tác dụng hết sức to lớn trong dạy học tác phẩm văn học. Để phát huy được tính tích cực,
chủ động của học sinh trong học tập cũng như áp dụng dạy học tích cực vào dạy phần Văn học
dân gian lớp 10 trung học phổ thông, việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp với khả
năng tư duy, đặc điểm tâm lí của học sinh cũng như phù hợp với đặc trưng của việc tiếp nhận
tác phẩm văn học dân gian là hết sức cần thiết. Việc thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập để có
thể phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập không phải là một việc
làm đơn giản mà nó là cả một quá trình nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm tuân thủ theo những
yêu cầu chặt chẽ.
Chương 2.
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRONG PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN –
SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 VÀ VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ
BÀI TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG HỌC
TẬP
2.1. Giới thiệu hệ thống bài học trong phần Văn học dân gian, sách giáo khoa lớp 10
2.1.1. Cấu trúc phần văn học dân gian trong sách giáo khoa lớp 10
2.1.1.1. Bộ chuẩn
Chúng tui dùng thuật ngữ “bộ chuẩn” để chỉ bộ sách giáo khoa dành cho ban cơ bản,
hướng đến đối tượng học sinh đại trà. Cách gọi này nhằm phân biệt với bộ sách giáo khoa nâng
cao dùng cho ban khoa học xã hội và nhân văn. Chúng tui điểm lại cấu trúc của cả hai bộ sách
để có sự so sánh từ đó có nhận xét thoả đáng về cấu trúc của chương trình.
Trong bộ sách giáo khoa lớp 10 chuẩn, phần Văn học dân gian Việt Nam được đưa vào
với tổng số 10 đơn vị bài học. Bao gồm:
1- Khái quát văn học dân gian Việt Nam
2- Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn)
3- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
4- Tấm Cám
5- Tam đại con gà
6- Nhưng nó phải bằng hai mày
7- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
8- Ca dao hài hước
9- Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu) – bài đọc thêm
10- Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam
Theo cấu trúc vừa nêu trên, phần văn học dân gian Việt Nam được đưa vào chương trình
lớp 10 – bộ chuẩn bao gồm một bài khái quát trước khi đi vào phần văn học dân gian và một
bài ôn tập. Còn lại các đơn vị bài học là những tác phẩm, những đoạn trích tiêu biểu cho các thể
loại: sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao. Ngoài ra, phần văn học dân gian
theo sách giáo khoa lớp 10 bộ chuẩn còn có một bài đọc thêm về thể loại truyện thơ. Các bài
học về văn học dân gian Việt Nam được bố trí dạy học từ tuần thứ hai, ba, tư, bảy, tám, chín,
mười và mười một của học kì I.
Cấu trúc của mỗi đơn vị bài học bao gồm phần mục tiêu, kết quả cần đạt; phần tiểu dẫn,
trình bày những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến việc tìm hiểu tác phẩm, thể loại đó; tiếp đến
là phần giới thiệu văn bản; phần hướng dẫn học bài bao gồm các câu hỏi và bài tập luyện tập.
Cuối mỗi đơn vị bài học thường là phần ghi nhớ, củng cố lại những nội dung chính của bài học.
2.1.1.2. Bộ nâng cao
Ở bộ sách giáo khoa lớp 10 – nâng cao, phần Văn học dân gian Việt Nam được đưa vào
với tổng số 10 đơn vị bài học. Bao gồm:
1- Tổng quan về Văn học dân gian
2- Sử thi – Trích Đăm Săn
3- Truyện thơ – Tiễn dặn người yêu
4- Truyền thuyết – Mỵ Châu Trọng Thuỷ
5- Cổ tích – Tấm Cám, Trầu Cau
6- Truyện cười và truyện ngụ ngôn – Trích truyện Trạng Quỳnh
7- Ca dao dân ca – chùm ca dao trữ tình, hài hước
8- Chèo và tuồng – Trích Kim Nham và Trích Sơn Hậu
9- Phần ôn tập
Như vậy, với bộ sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao, ngoài bài tổng quan về văn học dân
gian Việt Nam và bài đọc thêm thì các đơn vị bài học hướng đến nhiều thể loại hơn phần văn
học dân gian Việt Nam trong bộ chuẩn, đồng thời các tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu cho mỗi
thể loại cũng có sự khác biệt. Ngoài những thể loại học chính thức trong bộ chuẩn thì ở bộ sách
giáo khoa nâng cao còn đưa thêm vào dạy chính thức thể loại truyện thơ, truyện ngụ ngôn, chèo
và tuồng. Nhìn chung phần văn học dân gian Việt Nam của bộ nâng cao yêu cầu cao hơn đối
với học sinh, số lượng tác phẩm, đoạn trích đưa vào cũng nhiều hơn so với bộ chuẩn.
2.1.1.3. Nhận xét về cấu trúc phần văn học dân gian trong sách giáo khoa lớp 10
Cấu trúc của chương trình văn học dân gian Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp
10 có thể khái quát như sau:
* Chương trình văn học dân gian được xây dựng theo nguyên tắc giới thiệu nền văn học
dân gian dân tộc như một hệ thống thể loại và lấy thể loại làm đơn vị bài học.
Văn học dân gian tồn tại trong đời sống thực tế dưới hình thức các thể loại. Mỗi thể loại
văn học dân gian có phạm vi và cách phản ánh thực tại riêng cùng cách biểu hiện riêng thái độ
của những người sáng tác và diễn xướng đối với cái được phản ánh – đó là phương pháp lịch sử
đặc thù của nó. Bản chất chung cũng như những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian đều
mang những biểu hiện cụ thể khác nhau theo thể loại. Nhiều vấn đề chung, có tính quy luật của
văn học dân gian đều hội tụ ở cấp thể loại và do đó người ta chỉ có thể khảo sát chúng trước hết
từ đơn vị thể loại. Thể loại, vì những lẽ đó được xác định là cơ sở, là điểm xuất phát của công
việc nghiên cứu văn học dân gian.
Các thể loại văn học dân gian của một dân tộc không nảy sinh và tồn tại riêng rẽ mà là
một hệ thống nghệ thuật hình thành trong lịch sử nền văn hoá nghệ thuật dân tộc, có những đặc
tính chung về tư tưởng và nghệ thuật, thể hiện sâu đậm bản sắc dân tộc và tính chất dân gian.
Trong hệ thống này, tất cả các thể loại đều có mối quan hệ qua lại với nhau, đồng thời mỗi thể
loại vẫn có quá trình phát sinh, phát triển riêng. Như vậy, thể loại chính là hệ thống lớn quan
trọng nhất của tác phẩm văn học dân gian. Trong mỗi thể loại các tác phẩm lại được sinh thành
theo một số hệ thống nhỏ mà người ta gọi là kiểu tác phẩm. Đó là những tác phẩm có cùng
chung một vài dấu hiệu tương đồng nào đó. Những tác phẩm thuộc cùng một kiểu như thế bao
giờ cũng có hàm nghĩa cơ bản gần giống nhau tương tự như những từ đồng nghĩa trong ngôn
ngữ và người ta có thể coi chúng như những mẫu của cùng một kiểu để áp dụng cùng một
hướng và cách tiếp cận.
Đặc điểm trên của cấu trúc chương trình văn học dân gian đòi hỏi chúng ta phải chú ý tới
nội dung và phương pháp giảng dạy. Ở cấp trung học phổ thông, kiến thức về tác phẩm văn học
dân gian phải được gắn bó với kiến thức về hệ thống của nó, chủ yếu là thể loại và kiểu tác
phẩm của nó. Trong giảng dạy văn học dân gian, người giáo viên cần trang bị cho học sinh
phương pháp tiếp cận các kiểu, các thể loại tác phẩm. Học sinh từ việc được học sâu một vài
kiểu mẫu mà suy ra cách đọc hiểu và tiếp cận những mẫu khác thuộc cùng kiểu tác phẩm, cùng
thể loại.
* Chương trình văn học dân gian ở bậc trung học phổ thông được xây dựng theo ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học Âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Tiểu học Âm nhạc Luận văn Sư phạm 0
R tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề dòng điện không đổi nguồn điện nhằm phát huy tính chủ động Luận văn Sư phạm 0
N Vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy tính tích cực của người lao động công nghiệp ở Việt Nam h Kinh tế chính trị 0
H Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh Luận văn Sư phạm 0
C Phát huy tính tích cực của người học trong giảng dạy ngoại ngữ : Luận văn ThS Quản lý giáo dục 60.14 Luận văn Sư phạm 0
T Phát huy tính tích cực trong họat động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học s Luận văn Sư phạm 0
L Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Sinh học lớp 11 : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 1 Luận văn Sư phạm 0
N Phát huy tính tích cực chủ động và bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng hệ thốn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top