Download Luận văn Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm

Download miễn phí Luận văn Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học các chủ đề vật lý tự chọn thông qua hoạt động nhóm





MỤC LỤC
Trang phụbìa
Lời Thank
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữviết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠSỞLÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC VẬT LÝ THEO
ĐỊNH HƯỚNG “PHÁT HUY TÍCH CỰC, TỰLỰC CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀVẬT LÝ TỰ
CHỌN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM”
1.1. Mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.5
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ởTHPT.7
1.3. Tính tích cực của học sinh.9
1.4. Tính tựlực .16
1.5. Chủ đềtựchọn.23
1.6. Dạy học thông qua hoạt động nhóm.27
1.7. Dạy học các chủ đềvật lý tựchọn thông qua hoạt động nhóm .45
1.8. Kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập.54
Chương 2 : SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHỦ ĐỀVẬT
LÝ TỰCHỌN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHÓM
2.1. Chủ đềnâng cao “Gương cầu” .58
2.1.1. Các kiến thức cơ.59
2.1.2. Mục tiêu. 60
2.1.3. Phương pháp.61
2.1.4. Hoạt động dạy và học .61
2.2. Chủ đề đáp ứng ”Kính thiên văn” .79
2.2.1. Các kiến thức cơbản .79
2.2.2. Mục tiêu.83
2.2.3. Phương pháp.84
2.2.4. Hoạt động dạy và học .84
2.3. Chủ đềcơbản “Hệquang học đồng trục”.99
2.3.1. Các kiến thức cơbản .99
2.3.2. Mục tiêu.100
2.3.3. Phương pháp.101
2.3.4. Hoạt động dạy và học .101
Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯPHẠM
3.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp thực nghiệm.119
3.1.1. Mục đích .119
3.1.2. Nội dung .119
3.1.3. Đối tượng.119
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm.120
3.2. Kết quảthực nghiệm.123
3.2.1. Thực nghiệm tiến trình chủ đềnâng cao “Gương Cầu” .123
3.2.2. Thực nghiệm tiến trình chủ đề đáp ứng “Kính Thiên Văn” .125
3.2.3. Thực nghiệm tiến trình chủ đềcơbản “HệQuang Học Đồng Trục”.128
3.3. Kết luận quá trình thực nghiệm.130
KẾT LUẬN.132
TÀI LIỆU THAM KHẢO.134
PHỤLỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

h bày dưới hình thức phấn bảng, hay powerpoint, hay giấy.. Tuy
nhiên giáo viên phải yêu cầu mỗi học sinh phải thể hiện như thế nào để các thành
viên khác trong lớp đều có thể theo dõi và phần nào nắm bắt được thông tin, kiến
thức khi nghe học sinh đó trình bày.
Bước 6: Nhóm hoàn thiện chủ đề của nhóm.
Địa điểm: tự do.
Thời gian: tự do.
Ở giai đoạn này, các thành viên của nhóm phải có một buổi gặp mặt để hoàn
thành chủ đề của mình. Phải có sự thảo luận những phần nào dư, phần nào thiếu,
những câu hỏi nào chưa rõ, những thắc mắc nào cần đưa vào? Những phần mới cần
thêm vào sau buổi thuyết trình trên lớp.
Cử thay mặt để trình bày kết quả của nhóm. Kết quả làm việc của mỗi nhóm
sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Đại diện trình bày có thể là một
học sinh nào đó trong nhóm, hay từng nhóm. Nếu vấn đề trình bày khá dài thì ta có
thể chia ra nhiều phần cho mỗi thành viên trong nhóm.
Bước 7: Báo cáo hoàn thiện chủ đề.
Địa điểm: tại lớp học.
Thời gian: 30 phút cho mỗi nhóm.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Ở giai đoạn này, mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội thể hiện bản lĩnh của
mình, thể hiện cái tui của mình trước tập thể. Tuy nhiên không tránh được có những
thành viên xem đây là lần đầu nói chuyện trước đám đông nên rụt rè và cần đến sự
hỗ trợ của các bạn trong nhóm. Để khắc phục tình trạng này, cả nhóm có thể đứng
bên cạnh bạn cho bạn có sự tự tin cũng có thể nhắc khéo bạn.
- Sau khi cá nhân trình bày phần việc mình, những học sinh khác trong
nhóm, nhận xét, trao đổi, thảo luận nhằm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không
khí thi đua với nhóm khác thì cả nhóm rút ra kết quả chung, thảo luận đưa đến
thống nhất chung.
- Tất cả mọi học sinh trong lớp phải tích cực tham gia đóng góp vào mỗi chủ
đề nhằm biết được nội dung phần kiến thức mà mỗi nhóm đã truyền đạt.
- Thành viên của các nhóm khác lắng nghe và đưa ra những câu hỏi về nội
dung đang được trình bày.
- Nhóm đang được trình bày sẽ phải trả lời những thắc mắc đó.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên cũng có thể là người nêu ra câu hỏi cho từng thành viên của
nhóm nhằm đánh giá khả năng ứng biến của từng thành viên cũng như sự giúp đỡ
lẫn nhau trong một nhóm.
- Khi bị chất vấn, học sinh có thể bối rối hay không thể có câu trả lời thoả
mãn thì các thành viên trong nhóm có thể giúp bạn hay các bạn ở nhóm khác có
thể đưa ra câu trả lời. Ở những câu hỏi khó, vẫn chưa có thông tin chính xác sau tất
cả những nỗ lực của học sinh thì giáo viên sẽ là người sau cùng giải thích .
- Giáo viên yêu cầu các nhóm khác đưa ra câu hỏi chất vấn, động viên học
sinh trong nhóm khác phát biểu ý kiến hay chỉ định nếu cần thiết.
- Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm, hoàn thiện nội dung kiến thức cần
lĩnh hội, rút ra bài học kinh nghiệm.
Bước 8: Đánh giá.
- Giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm.
- Giáo viên có thể nhận xét về tinh thần, thái độ chuẩn bị của cả lớp và của
số một cá nhân đặc biệt.
- Giáo viên đánh giá, cho điểm.
- Nhóm tự đánh giá.
- Nhóm khác đánh giá.
- Giáo viên tổng kết..
1.8. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
1.8.1. Một số vấn đề chung
Kiểm tra là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm
thu được thông tin cần thiết để đánh giá. Kiểm tra được xem là hình thức, phương
tiện của đánh giá.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lý thông tin
về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và
nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của
giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để giúp chúng học tập ngày một tiến
bộ hơn.
Qui trình tổ chức kiểm tra đánh giá
Xác định mục đích kiểm tra đánh giá: trình độ xuất phát, định hướng hoạt
động dạy học, thành tích học tập của học sinh.
Xác định nội dung cụ thể cần kiểm tra và đánh giá:
+ Kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội tri thức nào? Kỹ năng nào?
+ Kiểm tra đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu dạy học nào?
+ Các mục tiêu dạy học được cụ thể hóa thành những tiêu chí nào?
Xác định biện pháp thu thập thông tin:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Xây dựng đề kiểm tra:
+ Xuất phát từ mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra.
+ Tiến hành kiểm tra.
+ Xem xét kết quả.
+ Kết luận đánh giá.
+ Công bố kết quả kiểm tra đánh giá,nhận xét.
1.8.2. Đổi mới mục tiêu dạy học
Do sự thay đổi của mục tiêu dạy học nên dẫn đến phải đổi mới mục tiêu đánh
giá như sau:
- Mục tiêu 1: Đánh giá sự áp dụng giao tiếp cơ bản và những kỹ năng vật lý
vào những tình huống tương tự mà học sinh sẽ gặp trong cuộc đời.
- Mục tiêu 2: Đánh giá sự áp dụng những nguyên lý, khái niệm về vật lý để
giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
- Mục tiêu 3: Đánh giá sự thể hiện được năng lực bản thân của học sinh.
- Mục tiêu 4: Đánh giá sự thể hiện tinh thần trách nhiệm.
- Mục tiêu 5: Đánh giá khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề.
- Mục tiêu 6: Đánh giá khả năng biết kết hợp kiến thức các môn học.
1.8.3. Đổi mới hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra đa dạng hơn rất nhiều, ngoài những bài kiểm tra miệng,
15’, 1 tiết , giữa kỳ và cuối kỳ thì nhằm giúp việc học bớt căng thẳng cũng như nặng
nề về áp lực thì ta có một số hình thức kiểm tra mới như: cho trình bày kết quả
nhiệm vụ học tập, cho học sinh thảo luận và giáo viên quan sát đánh giá, kiểm tra
trắc nghiệm, khảo sát dưới hình thức bày câu hỏi điều tra..., hơn thế nữa, không đơn
thuần là giáo viên kiểm tra học sinh và có thể là học sinh kiểm tra học sinh, một
nhóm học sinh theo dõi và nhận xét, kiểm tra một thành viên trong nhóm thậm chí
là học sinh sự tự kiểm tra, nhận xét về bản thân của học sinh đó. (Thể hiện dưới
hình thức tự báo cáo những phần việc mình đã làm và nhận xét).
1.8.4. Một số hình thức đánh giá hiệu quả việc dạy học thông qua hoạt động nhóm
Giáo viên đánh giá học sinh
+ Quan sát học sinh.
+ Cho học sinh thực hiện các hoạt động trình bày vấn đề bằng nhiều cách
khác nhau như nói, ghi bảng, vẽ hình, diễn giải các ý chính trong bài, tóm tắt ý
chính, trọng tâm của bài học, của kiến thức đó.
+ Đặt câu hỏi, vấn đề cho học sinh thảo luận. Lưu ý là nếu giáo viên chỉ cho
học sinh trả lời câu hỏi thì chưa chứng minh được học sinh đã hiểu hay chưa mà
việc trả lời phải được thể hiện qua các hoạt động cụ thể.
Học sinh đánh giá lẫn nhau
Các thành viên trong một nhóm đánh giá hoạt động, ý kiến của nhau và các
nhóm đánh giá lẫn nhau. Nhiệm vụ của giáo viên là tạo điều kiện và hướng dẫn các
học sinh đánh giá lẫn nhau. Cụ thể là giáo viên cần nêu rõ các tiêu chuẩn cần ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học Âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Tiểu học Âm nhạc Luận văn Sư phạm 0
R tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề dòng điện không đổi nguồn điện nhằm phát huy tính chủ động Luận văn Sư phạm 0
N Vai trò của Nhà nước đối với việc phát huy tính tích cực của người lao động công nghiệp ở Việt Nam h Kinh tế chính trị 0
H Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát huy tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học trong lĩnh Luận văn Sư phạm 0
C Phát huy tính tích cực của người học trong giảng dạy ngoại ngữ : Luận văn ThS Quản lý giáo dục 60.14 Luận văn Sư phạm 0
T Phát huy tính tích cực trong họat động nhận thức của học sinh thông qua dạy học phần di truyền học s Luận văn Sư phạm 0
L Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Sinh học lớp 11 : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 1 Luận văn Sư phạm 0
N Phát huy tính tích cực chủ động và bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh thông qua xây dựng hệ thốn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top