Culvanawd

New Member
Download Luận văn Định liều neutron nhiệt bằng phương pháp đo 24Na trong máu người

Download miễn phí Luận văn Định liều neutron nhiệt bằng phương pháp đo 24Na trong máu người





Thu góp 50 mẫu máu (với thể tích mỗi mẫu từ 0,5 – 2 ml) theo giới tính (21 mẫu máu nam và
29 mẫu máu nữ), theo độ tuổi (từ tuổi 15 - 78) từ 50 đối tượng dân cư chủ yếu là dân cư Lâm Đồng,
trong đó có 35 mẫu từ dân cư Đà Lạt, 3 mẫu từ dân cư Lâm Hà, 6 mẫu từ dân cư Đức Trọng, 1 mẫu
từ dân cư Đơn Dương, 1 mẫu từ dân cư Lạc Dương, 1 mẫu từ dân cư Huế, 1 mẫu từ dân cư Đồng
Nai, 2 mẫu từ dân cư thành phố Hồ Chí Minh. Các mẫu máu được đựng trong lọ thủy tinh sạch. Các
lọ được đánh số thứ tự tương ứng với tên của người trong danh sách lấy mẫu. Thông tin về danh
sách lấy mẫu được thể hiện theo Phụ lục 3. Lưu ý khi đánh số phải đánh số ở cả đáy ống để tránh
mất số. Mỗi lần đông khô mất khoảng 24 tiếng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ộ quá lớn) của SCA.
Do đó, những xung này sẽ không đến được ADC và sẽ không làm mất thời gian biến đổi xung.
● Khối xử lý gồm có máy tính cá nhân lưu phần mềm phân tích phổ gamma để ghi nhận tín
hiệu từ MCA. Ta được một hình ảnh phân bố số xung theo biên độ xung, tức là một phổ gamma
theo năng lượng mà detector hấp thụ được.
Trên thực tế số tia gamma được thu nhận bởi đầu dò HPGe dùng cho việc tính toán hàm
lượng các nguyên tố là nhỏ hơn nhiều so với số tia gamma tổng phát ra từ mẫu, không chỉ do các tia
gamma phát ra từ mẫu không đến được đầu dò như đã nói ở trên mà còn do chúng phụ thuộc vào
các yếu tố khác như: Cường độ phát gamma trong nhiều trường hợp là nhỏ hơn 100%; tính chất tự
nhiên đẳng hướng (không có hướng ưu tiên) của quá trình phát xạ tia gamma, chỉ những tia gamma
nằm trong ‘góc nhìn’ của đầu dò thì có thể đo được; một số tia gamma sẽ đi xuyên qua đầu dò mà
không có bất cứ sự tương tác nào, đặc biệt đối với các tia gamma có năng lượng cao. Trong một số
trường hợp khác, một phần năng lượng của tia gamma bị mất bởi tán xạ Compton và hiệu ứng tạo
cặp, theo cách đó chúng sẽ đóng góp vào nền phông liên tục dưới vùng đỉnh quang điện quan tâm.
1.2.3 Xử lý phổ gamma
Sau khi đã thu được phổ gamma ta cần tiến hành xử lý phổ để thu được những kết quả đo
định lượng. Xử lý phổ gamma là dùng các phương pháp toán học và máy tính xác định chính xác
năng lượng cũng như độ lớn các đỉnh gamma trong phổ. Năng lượng gamma được nhận diện ứng
với hạt nhân trong mẫu. Nếu hạt nhân phát ra duy nhất chỉ một năng lượng gamma thì trong phổ
gamma là một đỉnh, nhưng có những hạt nhân lại phát ra nhiều đỉnh gamma ở các năng lượng khác
nhau, và cũng có một số đỉnh gamma đồng thời do nhiều hạt nhân phát ra. Nói chung, phải căn cứ
vào chu kỳ bán rã của hạt nhân, sự tồn tại của tất cả các tia gamma của nhân quan tâm trong phổ để
từ đó quyết định việc nhận diện hạt nhân sao cho tránh nhầm lẫn. Độ lớn của đỉnh gamma (tính theo
số đếm do hệ phổ kế gamma ghi được) được dùng để tính hàm lượng nguyên tố hiện diện trong mẫu
đo, vì vậy việc tính chính xác diện tích đỉnh gamma quyết định độ chính xác của kết quả phân tích.
Trong nhiều trường hợp các đỉnh chồng chập nhau (overlap) ta cần dùng các chương trình tính
toán làm khớp đỉnh (fitting) để tách các đỉnh chập.
 Chương trình xử lý phổ: GammaVision (ORTEC), Genie-2000 (CANBERRA), Ganaas
(IAEA), … Ngoài ra cũng có một số phần mềm xử lý phổ được các nhà nghiên cứu tự phát triển
trong phòng thí nghiệm. Các phần mềm này cần qua đánh giá các khả năng và đặc trưng theo
yêu cầu của mục đích nghiên cứu.
 Các bước tiến hành xử lý phổ:
Bước 1: MCA thu thập số liệu và hiện phổ.
Bước 2: Hiệu chuẩn hệ phổ kế gamma.
Bước 3: Xác định vị trí của đỉnh.
Bước 4: Nhận mặt đồng vị.
Bước 5: Xác định diện tích đỉnh.
Bước 6: Tính hoạt độ phóng xạ.
Các bước nói trên có thể được thực hiện tự động bởi một phần mềm chuyên dụng nhưng
trong một số trường hợp đơn giản cũng có thể thực hiện bằng tay.
1.2.3.1 Hiệu chuẩn hệ phổ kế gamma:
 Chuẩn năng lượng và độ rộng đỉnh: Xây dựng đường chuẩn năng lượng mô tả sự phụ thuộc
năng lượng bức xạ gamma đã biết vào số kênh của đỉnh hấp thụ toàn phần tương ứng – đó là quá
trình chuyển đổi từ số kênh ra số năng lượng bằng cách dùng nhiều nguồn phóng xạ phát tia gamma
đơn năng có năng lượng đã biết chính xác (hay một nguồn phát nhiều tia gamma năng lượng trải
đều trong thang năng lượng cần đo) và ghi phổ gamma tương ứng. Sau đó, ta có thể xác lập hàm
làm khớp E(p) tương ứng :
E = a + b p + c p^2 + d p^3 + ... (1.13)
Trong đó: E là năng lượng tương ứng với vị trí đỉnh p; a, b, c, d ... là các hệ số làm khớp cần
xác định.
Nếu sử dụng detector Ge chỉ cần làm khớp bậc 1 hay bậc 2 do detector Ge có độ tuyến tính
rất tốt giữa năng lượng tia gamma và vị trí đỉnh.
Dựa vào đường chuẩn năng lượng có thể tính được năng lượng của các tia gamma khác mà vị
trí đỉnh hấp thụ toàn phần đã xác định. Thông thường đường chuẩn năng lượng được xây dựng trước
mỗi thí nghiệm trong cùng những điều kiện giống như phép đo của thí nghiệm.
Đối với phổ kế gamma bán dẫn, nhờ sử dụng phương pháp máy tính trong việc xác định vị trí
đỉnh hấp thụ toàn phần, xây dựng hàm chuẩn năng lượng, v.v... một phổ kế bán dẫn tốt có thể cho
phép xác định sai số năng lượng của bức xạ gamma đến cỡ hàng chục eV.
 Xác định sự phụ thuộc độ phân giải theo năng lượng:
Độ rộng đỉnh thường được biểu diễn bằng độ rộng ở nửa chiều cao của đỉnh (FWHM) là một
hàm phụ thuộc năng lượng. Xác định độ lớn của FWHM tại các đỉnh khác nhau ta có được hàm làm
khớp quan hệ FWHM(E) có thể cần đến trong nhiều ứng dụng về sau như khảo sát độ phân giải
năng lượng, xác định diện tích đỉnh và quá trình làm khớp đỉnh.
Sự phụ thuộc của hiệu suất ghi đỉnh vào năng lượng:
Quan trọng nhất của việc hiệu chuẩn hệ phổ kế gamma là xác định hiệu suất ghi tuyệt đối của
detector. Hiệu suất ghi tuyệt đối là mối quan hệ giữa số đếm ghi được của detector dùng trong hệ
phổ kế và tốc độ phân rã phát ra từ nguồn. Hiệu suất ghi ở đỉnh được tính như sau:
 = n / A a (1.14)
Trong đó: n là tốc độ đếm ở đỉnh (cps);
A là hoạt độ nguồn phóng xạ (Bq);
a là tỉ số phát xạ gamma ứng với tia gamma cần đo.
Để xác định hiệu suất ghi ở đỉnh ta có thể dùng các nguồn chuẩn (tốt nhất là đơn năng) có
năng lượng và hoạt độ biết trước chính xác chẳng hạn: 51Cr (320,1 keV) , 54Mn (834,8 keV), 57Co
(122,1 keV), 60Co (1173,2 và 1332,5 keV), 85Sr (514,0 keV), 88Y (898,0 keV, 1836,0 keV), 109Cd
(88,0 keV), 137Cs (661,7 keV), 139Ce (165,9 keV),
Trong phương pháp k0-NAA, trước tiên tính hiệu suất ghi ở vị trí “tham khảo” được chọn để
tính các nguồn điểm ở khoảng cách nguồn-detector cỡ 1020 cm nhằm tránh hiệu ứng trùng phùng
thực, sau đó đổi hiệu suất tham khảo thành hiệu suất hình học bằng cách tính góc đặc hiệu dụng.
Hiệu suất ghi đỉnh phụ thuộc nhiều yếu tố như: Năng lượng tia gamma, hiệu ứng trùng phùng
tổng, yếu tố hình học (hình dạng, thể tích mẫu), hiệu ứng tự hấp thụ.
Khi xác định hiệu suất ghi cần chú ý là các số liệu hạt nhân của nguồn nên được bảo đảm có
nguồn gốc tin cậy và cập nhật, và một số yếu tố có thể đóng góp đến sai số hiệu suất là sự khác nhau
về độ cao nguồn, mật độ, v.v..
Sự phụ thuộc của hiệu suất ghi đỉnh vào năng lượng của detector GMX–30190 được
thể hiện ở Hình 1.6. Hiệu suất giảm ở vùng năng lượng thấp là do sự hấp thụ tia gamma năng lượng
thấp trên lớp chết mặt ngoài detector tăng lên. Tại vùng năng lượng cao, hiệu suất giảm là do hạn
chế về thể tích của detector. Đường biểu diễn sự phụ thuộc theo năng lượng của hiệu suất có 2 phần
ở hai phía của một cực đại, cần xác định các hệ số làm khớp c...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top