Download Luận văn Nghiên cứu kỹ thuật viết câu nhiễu của trắc nghiệm khách quan (MCQ) trong dạy học sinh học, phần di truyền học (Sinh học 12)

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu kỹ thuật viết câu nhiễu của trắc nghiệm khách quan (MCQ) trong dạy học sinh học, phần di truyền học (Sinh học 12)





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ Sư
DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC . 7
1.1. Lược sư nghiên cứu của khoa học trắc nghiệm . 7
1.2. Những khái niệm cơ bản về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập . 16
1.3. Vai trò và xu hướng đổi mới của kiểm tra - đánh giá . 16
1.4. Các nguyên tắc đánh giá . 24
Chương 2: QUY TRÌNH XÂY DỰNG CÂU NHIỄU CỦA TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN (MCQ) TRONG DẠY HỌC PHẦN DI
TRUYỀN (SH 12) . 27
2.1. Phân tích cấu trúc nội dung phần Di truyền học (sinh học 12) . 27
2.2. Quy trình xây dựng câu nhiễu của trắc nghiệm khách quan (MCQ) trong
dạy học sinh học 12 phần di truyền học . 29
2.3. Kĩ thuật viết câu nhiễu trong trắc nghiệm khách quan MCQ . 33
2.4. Mối liên hệ giữa câu nhiễu với độ khó và độ phân biệt . 43
2.5. Nghiên cứu lí thuyết kiểm định độ khó độ phân biệt của câu nhiễu trong
trắc nghiệm khách quan. . 43
2.6. Độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm MCQ . 44
2.7. Phương pháp kiểm định độ khó của câu trắc nghiệm MCQ . 48
2.8. Phương pháp kiểm định độ phân biệt của câu trắc nghiệm MCQ . 48
Chương 3: THỰC NGHIỆM Sư PHẠM . 52
3.1. Mục đích thực nghiệm . 52
3.2. Nội dung thực nghiệm . 52
3.3. Thời gian - Địa điểm - Đối tượng thực nghiệm . 55
3.4. Cách tiến hành . 55
BẢNG KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ KHÓ VÀ ĐỘ PHÂN BIỆT
CỦA 150 CÂU HỎI MCQ THỰC NGHIỆM . 57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 65
A. KẾT LUẬN . 65
B. ĐỀ NGHỊ . 66



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

với nhóm amin của axit amin tiếp theo.
Ở câu 3.2, 3.3 đáp ứng mức độ yêu cầu kiểm tra kiến thức cao hơn bởi kĩ
thuật gây nhiễu (mồi nhử) khó hơn, học sinh chọn được đúng đáp án không chỉ
nhớ kiến thức mà còn phải hiểu rất chắc về cấu tạo một axit amin, bản chất mối
liên kết hoá học giữa các axit amin và cả chiều của chuỗi pôlipeptit đứng đầu
chuỗi là nhóm amin và kết thúc chuỗi là nhóm cácbôxin. Vẫn một câu dẫn như
trên nhưng mức độ yêu cầu cao hơn về kiến thức, đòi hỏi HS ngoài việc nhớ
được đơn phân của prôtêin là các axit amin còn phải hiểu bản chất mối liên kết
peptit là mối liên kết giữa nhóm các bôxin của axit amin này với nhóm amin của
axit amin tiếp, nhóm các bôxin đọc trước nhóm amin đọc sau, thì mới chọn đúng
đáp án được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
40
Ví dụ phần kiến thức tế bào, nếu với cách viết câu hỏi trắc nghiệm theo
nguyên tắc đã phân tích trên, ta còn nhận thấy một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa
các mức độ kiến thức, thể hiện ở chỗ học sinh nào không nhớ kiến thức cơ bản sẽ
không thể hiểu và vận dụng chọn được đáp án đúng ở các mức độ hai và ba mặc
dù vẫn cùng một câu dẫn chỉ thay phương án lựa chọn và câu nhiễu.
Câu 4.1(mức độ ghi nhớ). Quá trình nguyên phân diễn ra
A. ở các nhóm vi khuẩn và xạ khuẩn. B. ở trùng roi
C. ở các nhóm nấm D. ở trùng amip
Câu 4.2 (mức độ hiểu biết). Quá trình nguyên phân diễn ra
A. ở tất cả các tế bào sinh dưỡng và hợp tử.
B. ở tất cả các tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng.
C. ở tất cả các tế bào sinh dục tại vùng chin.
D. ở tất cả các tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.
Câu 4.3 (mức độ vận dụng). Quá trình nguyên phân diễn ra
A. ở hợp tử.
B. ở tất cả các tế bào sinh dục.
C. ở tất cả các tế bào sinh dưỡng và hợp tử.
D. tốc độ như nhau ở các nhóm tế bào trong giai đoạn phôi.
Trong ví dụ trên, câu 4.1 mức độ ghi nhớ kiến thức phân bào, quá trình
nguyên phân chủ yếu xảy ra ở tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ và sinh vật
đơn bào có quá trình phân bào trực phân. Câu 4.2 và 4.3 phải hiểu được bản
chất và ý nghĩa của phân bào nguyên phân mới chọn đúng loại tế bào nào
trong cơ thể đa bào thực hiện phân bào nguyên phân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
41
Ví dụ : Câu 5.1. Một nhóm tế bào sinh dưỡng đang thực hiện phân bào lần 1,
xét thấy một số tế bào có lượng ADN =1/2 tế bào khác. Các tế bào đó
A. đã nhân đôi NST. B. đã phân đôi NST.
C. chưa nhân đôi NST. D. đang phân đôi NST.
Câu 5.2. Một nhóm tế bào sinh dưỡng đang thực hiện phân bào lần 1, xét thấy
một số tế bào có lượng ADN =1/2 tế bào khác. Các tế bào đó
A. đã nhân đôi ADN. B. đã phân đôi ADN.
C. chưa nhân đôi ADN. D. đang phân đôi ADN.
Câu 5.3. Một nhóm tế bào sinh dưỡng đang thực hiện phân bào lần 1, xét thấy
một số tế bào có lượng ADN =1/2 tế bào khác. Các tế bào đó
A. ở pha G1 . B. ở pha S.
C. ở pha G2. D. ở pha M.
Tương tự ví dụ 5.1 yêu cầu học sinh phải nhớ được trong chu kì
nguyên phân pha nào NST nhân đôi, pha nào NST chưa nhân đôi. Câu
5.2 và 5.3 mức độ nhiễu cao hơn bởi học sinh không chỉ nhớ được pha
nào NST nhân đôi mà còn phải hiểu mối quan hệ giữa NST với ADN ở
cấp độ tế bào và cấp độ phân tử mới chọn đúng đáp án được.
Trên đây, là một số ví dụ được phân tích qua đó thấy được mối
tương quan giữa các phương án nhiễu (mồi nhử) thay đổi sẽ làm tăng
giảm độ khó độ phân biệt của câu trắc nghiệm khách quan MCQ.Với
cách xây dựng câu hỏi TNKQ như trên có ý nghĩa rất thực tiễn trong
dạy học. Thứ nhất, kiểm tra đánh giá được tương đối chính xác trình độ
HS ở các mức độ. Thứ hai, đối với mỗi phần học, mỗi bài học đều có
thể ra được đề kiểm tra mười lăm phút hay một tiết không cần đợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
42
học một lượng lớn kiến thức mới ra được đề kiểm tra. Phần bộ câu hỏi
tác giả xin lưu vào phần phụ lục của luận văn.
2.4. Mối liên hệ giữa câu nhiễu với độ khó, độ phân biệt
Phân tích các câu trả lời của thí sinh trong một bài trắc nghiệm là việc làm cần
thiết và rất hữu ích cho người soạn trắc nghiệm. Nó giúp cho người soạn thảo :
(1) biết được câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ.
(2) lựa ra các câu hỏi có độ phân biệt cao, nghĩa là phân biệt được HS
giỏi với HS kém.
(3) biết dược lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả
mong muốn và cần điều chỉnh như thế nào cho tốt hơn[47].
2.5. Nghiên cứu lí thuyết kiểm định độ khó độ phân biệt của câu nhiễu
trong trắc nghiệm khách quan.
* Phân tích và đánh giá câu hỏi và đề thi TNKQ
- Độ giá trị
Muốn một đề thi TNKQ đo được cái cần do, tức là đo được mức độ đạt được
các mục tiêu cụ thể của học phần, đòi hỏi việc biên soạn đề thi TNKQ phải bám
sát mục tiêu của học phần. Đó chính là độ giá trị của một đề TNKQ.
Để biên soạn một đề thi TNKQ, trước hết cần liệt kê các mục tiêu cụ thể
muốn đo lường đối với từng nội dung của học phần ứng với các mức trí năng
của thí sinh như: hiểu đúng khái niệm, tính toán, lập luận được trong các
trường hợp cụ thể... Việc xác định được chi tiết các mục tiêu cụ thể của môn
học và thiết kế đề trắc nghiệm bám sát các mục tiêu là để đảm bảo một đề
TNKQ có độ giá trị cần thiết [47].
- Độ tin cậy
Độ tin cậy của một phép đo cho biết mức độ chính xác, sự ổn định khi thực
hiện phép đo với công cụ đo đã dùng, do đó độ tin cậy của đề TNKQ là đại lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
43
biểu thị mức độ chính xác của việc đánh giá người học thông qua bài thi TNKQ.
Vì thế một đề TNKQ thật sự có ích khi đề TNKQ đó có độ tin cậy cao.
Trong khoa học thống kê có nhiều phương pháp để đo lường độ tin cậy
của một đề TNKQ, tuy nhiên khi đánh giá cần chú ý đến sai số chuẩn, số thí
sinh tham gia thi và đặc điểm thống kê của đề TNKQ[47].
2.6. Độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm MCQ
+ Độ khó của câu hỏi.(Kí hiệu là FV hay p: p value)
Để đánh giá chất lượng của từng câu hỏi hay một đề thi TNKQ, người ra
đề cần tiến hành phân tích câu hỏi để xác định độ khó và độ phân biệt của
từng câu hỏi. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển, độ khó (k) của một câu hỏi
TNKQ được đo bằng tỉ số giữa số thí sinh trả lời đúng câu hỏi và số thí sinh
tham gia trả lời câu hỏi đó.
Độ khó (k) có thể tính được bằng phương pháp thống kê sau khi cho
người học trắc nghiệm thử đề TNKQ. Cách xác định này cho biết được số
người làm đúng câu hỏi, có thể thay thế cách xác định độ khó theo đặc tính
nội tại của câu hỏi TNKQ.
Một câu hỏi TNKQ có 4 phương án lựa chọn, xác suất trả lời đúng
câu hỏi của thí sinh không biết gì là 25%, độ khó trung bình của câu hỏi
là (100% + 25%)/2 = 62,5%. Những câu hỏi khó sẽ có k < 62,5% ,
những câu hỏi dễ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu kỹ thuật tổng quan Mazda 3 (CKD) & CX-5 (CBU) Khoa học kỹ thuật 0
D Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Luận văn Sư phạm 1
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu kỹ thuật lập lịch QoS để nâng cao chất lượng dịch vụ trong mạng LTE Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu kỹ thuật lập lịch nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống thông tin di động lte Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu kỹ thuật chuyển tiếp trong hệ thống thông tin di động 4G/LTE-Advanced Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu, khảo sát kỹ thuật chế biến món ăn Á tại nhà hàng 243 Luận văn Kinh tế 4
D Nghiên cứu công nghệ sản xuất gốm sứ kỹ thuật nghiên cứu công nghệ sản xuất thủy tinh dân dụng cao cấp có sử dụng nguyên tố đất hiếm màu và tạo màu Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top