Phillip

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐÀO TẠO CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Vũ Trùng Dương Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Cập nhật ngày: 16/11/2010
Hiện nay, nước ta có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người tàn tật; 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 3,5 triệu hộ gia đình thuộc hộ cùng kiệt và cận cùng kiệt cùng nhiều đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ. Khoảng 500 cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở 05 – 06 trên cả nước có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, cần được tư vấn, giúp đỡ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp cũng như tình nguyện viên để giải quyết các vấn đề của mình.
1. Đào tạo đội ngũ cán bộ/nhân viên công tác xã hội - nhu cầu cấp thiết
Công cuộc đổi mới đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước song mặt trái của quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường và lối sống thực dụng đã có tác động tiêu cực tới các gia đình ở nước ta. Việc kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hướng đến một xã hội an sinh đã đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân và nhóm người yếu thế trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và cần được trợ giúp.
Công tác xã hội ra đời có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, bảo vệ quyền con người, đồng thời thúc đẩy xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng vì hạnh phúc của tất cả các cá nhân trong xã hội. Đây được xem như là một trong những dịch vụ xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của mỗi cá nhân và gia đình.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một nghề với những người chuyên nghiệp làm công tác xã hội, như các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc.....
Ở Việt Nam, công tác xã hội đã được manh nha, hình thành từ khá lâu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên đến nay, công tác xã hội mới được công nhận là một nghề và ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội[ii], nên đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, cũng như hệ thống cơ sở dịch vụ về công tác xã hội còn thiếu và yếu. Do vậy, tính chuyên nghiệp của công tác xã hội ở nước ta so với các nước phát triển khác còn một khoảng cách khá lớn, thể hiện trên tất cả các mặt: nhận thức, thể chế, mạng lưới tổ chức hoạt động, chiến lược phát triển và vấn đề đào tạo.
Hiện nay, nước ta có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi; 5,4 triệu người tàn tật; 1,7 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; khoảng 3,5 triệu hộ gia đình thuộc hộ cùng kiệt và cận cùng kiệt cùng nhiều đối tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ. Khoảng 500 cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở 05 – 06 trên cả nước có nhu cầu sử dụng các dịch vụ công tác xã hội, cần được tư vấn, giúp đỡ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp cũng như tình nguyện viên để giải quyết các vấn đề của mình.
Đào tạo công tác xã hội cho các cán bộ, nhân viên ở dưới cơ sở, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Với sự phát triển của công tác xã hội, Việt Nam có thể thực hiện hiệu quả công bằng xã hội, giải quyết vấn đề cùng kiệt đói và các vấn đề xã hội phức tạp khác mà Việt Nam đang phải đối mặt. Chính vì vậy, phát triển nghề công tác xã hội là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
Việc đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng cho số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp là vấn đề rất lớn, nhiều cơ hội song cũng lắm thách thức. Trong nội dung của Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, phần mục tiêu cụ thể cũng nhấn mạnh: phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hay cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kimanhbk

Member
Re: Tiểu luận Đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

ad cho mình xin link dow nhé. Thank ad <3
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kinh doanh của công ty TNHH manulife Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH SX-TM-SV Hoa Đất Việt Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ thực tiễn Bộ Nội vụ Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top