Download Luận văn Giá trị lịch sử - Văn hoá của quần thể di tích Phố Hiến

Download miễn phí Luận văn Giá trị lịch sử - Văn hoá của quần thể di tích Phố Hiến





Chùa được những người Trung Quốc đến nơi đây làm ăn sinh sống và người bản địa xây dựng lên vào thế kỷ thứ XVIII - thời kỳ thịnh đạt của Phố Hiến. Vào thời kỳ này người Trung Quốc đến làm ăn sinh sống ở Phố Hiến rất đông, họ tập trung buôn bán và hình thành lên hai khu vực chính: Bắc Hoà hạ phố và Bắc Hoà thượng phố. Bắc Hoà hạ phố là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán ở ngay sát khu vực chợ - bến và khu vực thương điếm của các nước và liền kề với dinh của ty Hiến sát, cho nên khu vực này còn được gọi là Hiến hạ (Ngày nay thuộc về đường Phố Hiến, thôn Mậu Dương, phường Hồng Châu). Tuy nhiên, người Trung Quốc đến đây không chỉ nhằm mục đích buôn bán mà phần lớn trong số họ là vì không thuần phục nhà Thanh nên đã sang đây lánh nạn và xác định sẽ định cư lâu dài ở đây, hầu hết các dòng họ Trung Quốc đều mở cửa hàng để buôn bán ở khu vực chợ - bến, hết ngày họ lại về trong phố để ở và sinh hoạt. Khu vực tập trung đông người Trung Quốc lúc bấy giờ gọi là phố Khách (phố Khách gồm khu vực chạy dài từ đầu đường Trưng Trắc ra đến đường Bãi Sậy rồi vòng xuống đến khu vực Hồ Bán Nguyệt ngày nay). Chùa Phố ngày nay nằm ở ngã ba - nơi tiếp giáp giữa đường Trưng Trắc và đường Trần Quốc Toản, thuộc địa bàn phường Quang Trung. Từ đây xuống đến khu vực chợ - bến của Phố Hiến xưa khoảng 1500m, người ta quen gọi nơi đây là “Hiến thượng” hay “Bắc Hoà thượng phố”.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

hạ bản. Niên đại trùng tu muộn nhất còn xác định được của toà tiền đường là Thành Thái năm Nhâm Thìn (1892) được ghi lại ở thượng lương.
Qua tiền đường tiếp đến là toà thiên hương, gồm 3 gian song song với tiền đường và thông suốt, không có tường ngăn tạo cho thiên hương như thêm rộng ra. Để tạo cho phía trong chùa có ánh sáng tự nhiên và giúp cho thông thoáng, người ta đã làm phần mái chính giữa của toà thiêu hương theo kiểu chồng diêm 8 mái cao hẳn lên so với tiền đường, phần đỡ mái trên là hệ thống cột và hai vì bên, vách xung quanh là chấn song con tiện. Cột, kèo toà thiêu hương được bào trơn đóng bén, không trang trí hoa văn. ở chính giữa toà thiên hương là một nhang án bằng gỗ sơn son thiếp vàng, phía trên và phía dưới trang trí các đường nét hoa văn hình cánh sen, bốn phía đều có trang trí hình “lưỡng long chầu nguyệt”.
Tiếp theo là toà tam bảo, gồm 3 gian, được cấu trúc vuông góc với toà thiêu hương, tại tam bảo được bố trí làm 3 khu vực thờ: Gian trung tâm là Phật điện, gian bên phải thờ Đức Ông, bên trái thờ Mẫu.
Trên cùng của thượng điện, lớp thứ nhất là ba pho tam thế, như bao ngôi chùa khác, ba pho tượng này có niên đại vào thế kỷ XVIII. Đáng quan tâm là lớp tượng thứ hai: Chính giữa hàng này là tượng Quan Âm Nam Hải to lớn ở tư thế ngồi. Mũ của tượng được chạm trổ rất kỹ, chính giữa đỉnh mũ, phía trước có hình tượng đức “Từ phụ” đó là A Di Đà Phật. Mặt tượng bầu bĩnh, trang nghiêm, 8 đôi tay được bố trí đăng đối, các thế tay của tượng đã được chuyển hoá, không theo phong cách của thế kỷ XVII nữa, tay cầm những nghi vật như bánh xe chuyển pháp luân, tràng hạt và kết ấn (vô uý, gia trì bổn tôn, thiền định), đặc biệt trước ngực là ấn chuẩn đề (chuẩn đề là một pháp đứng đầu vạn pháp). Theo các nhà nghiên cứu về đạo Phật thì khi tượng đã kết ấn này là chứng tỏ vào thời kỳ đó xã hội đang bị nhiễu nhương và chính vì sự nhiễu nhương ấy cho nên người ta đã làm pho tượng này đặt ở vị trí trung tâm của thượng điện với thế kết ấn chuẩn đề để cứu độ một cách gấp gáp. Đồng thời, đây còn là một tượng khá lớn, lại ngồi ở giữa chính điện nên tượng còn mang ý nghĩa liên quan tới thương mại và đây là vị thần bảo hộ cho các thương thuyền.
Qua pho tượng này chúng ta hiểu vào khoảng thế kỷ XVIII, xã hội nước ta lúc đó (hay ở vùng này) đang gặp những điều khủng hoảng, những điều không may, đặc biệt là về vấn đề thương mại.
Bên cạnh tượng Quan Âm là hai pho tượng: Kim đồng, Ngọc nữ có kích thước tương đối nhỏ, đầu đội mũ, mình khoác áo cà sa rủ nhiều nếp mềm mại ở tư thế đứng hầu hai bên. Đây là những pho tượng đẹp có cùng niên đại với tượng Quan Âm, còn lại các tượng trong chùa đều được khá muộn.
Khép kín khu vực nội tự của chùa là hai dẫy hành lang, nơi này trước đây vốn để thờ các vị “La hán” và “Thập điện Diêm vương”, nhưng hiện nay hệ thống tượng pháp ở đây không còn, nhà chùa hiện dùng nơi này để tiếp khách.
Nhìn chung, đây là một di tích không có mấy nét đặc sắc về kiến trúc khi so với các di tích cùng loại hình ở đương thời. Song, nó vẫn cho chúng ta thấy tính độc lập trong nghệ thuật kiến trúc thuần Việt của ông cha ta. Một giá trị nổi lên của ngôi chùa này là còn giữ được hai tấm bia đá đặt ở sân trước cửa chùa và hệ thống cùng ý nghĩa của tượng pháp đã phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về Phố Hiến trong lịch sử.
Hai tấm bia của chùa Hiến được coi là cổ nhất ở đây, lưu trữ những giá trị lịch sử, văn hoá về Phố Hiến mà chúng ta có được từ trước đến nay:
- Bia bên trái cao 113cm, đứng trên lưng rùa hai mặt đều khắc văn"Thiên ứng tự - Tân Tự trùng tu thạch bi" (Tân Tự: chùa mới) niên đại Vĩnh Tộ (1625). Diềm bia được trang trí ở cả hai mặt gồm các hình hoa dây uốn cong mềm mại. Trán bia trang trí vân mây và mặt nguyệt. Nội dung của văn bia nói về việc sửa chữa chùa mới, trong bia có ghi nhận "Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội, tiểu Tràng An của bốn phương" và "Trụ sở ty Hiến sát trấn Sơn Nam dóng ở đất Hoa Dương"... trong bia còn ghi rõ những người từ các nơi về đây buôn bán đóng góp tu sửa chùa, gồm người của hơn 50 vùng khác nhau cùng với các tên phường, phố của Phố Hiến xưa.
- Bia bên phải hình khối hộp, trán bia làm theo kiểu mái long đình che phủ cho toàn bộ thân bia. Bia cao 198cm, trên có ghi tiêu đề "Thiên ứng tự - bi ký công đức tuỳ hỷ" dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Văn bia ghi tên những người đã tham gia công đức sửa sang ngai báu, toà sen, hành lang, dựng tam quan và nhà tổ tráng lệ nguy nga. Qua bia chúng ta thấy thương nhân đổ về đây buôn bán làm ăn từ Bố Chính (Quảng Bình), Quảng Xương, Hoằng Hoá, Lôi Dương (Thanh Hoá) đến Thanh Trì, Từ Liêm (Thăng Long) ... [26].
3. Chùa Phố
Chùa Phố có tên tự hiện nay là Bắc Hoà Nhân Dân Tự, tên nôm là chùa Bắc Hoà, vì ở trong phố thuộc trung tâm thị xã nên người ta quen gọi là Chùa Phố. Chùa này chủ yếu quay ra phố và khi đã nói đến chùa Phố thì có nghĩa là yếu tố Phật của nó đã bị hạn chế và đã nói đến phố có nghĩa là Phố phường, là gắn với đô thị, gắn với sự phát triển kinh tế thương mại, cho nên tạm thời chúng ta có thể nghĩ được chùa Phố gắn với yếu tố thương mại trong bước phát triển của trung tâm thương mại Phố Hiến.
Chùa được những người Trung Quốc đến nơi đây làm ăn sinh sống và người bản địa xây dựng lên vào thế kỷ thứ XVIII - thời kỳ thịnh đạt của Phố Hiến. Vào thời kỳ này người Trung Quốc đến làm ăn sinh sống ở Phố Hiến rất đông, họ tập trung buôn bán và hình thành lên hai khu vực chính: Bắc Hoà hạ phố và Bắc Hoà thượng phố. Bắc Hoà hạ phố là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán ở ngay sát khu vực chợ - bến và khu vực thương điếm của các nước và liền kề với dinh của ty Hiến sát, cho nên khu vực này còn được gọi là Hiến hạ (Ngày nay thuộc về đường Phố Hiến, thôn Mậu Dương, phường Hồng Châu). Tuy nhiên, người Trung Quốc đến đây không chỉ nhằm mục đích buôn bán mà phần lớn trong số họ là vì không thuần phục nhà Thanh nên đã sang đây lánh nạn và xác định sẽ định cư lâu dài ở đây, hầu hết các dòng họ Trung Quốc đều mở cửa hàng để buôn bán ở khu vực chợ - bến, hết ngày họ lại về trong phố để ở và sinh hoạt. Khu vực tập trung đông người Trung Quốc lúc bấy giờ gọi là phố Khách (phố Khách gồm khu vực chạy dài từ đầu đường Trưng Trắc ra đến đường Bãi Sậy rồi vòng xuống đến khu vực Hồ Bán Nguyệt ngày nay). Chùa Phố ngày nay nằm ở ngã ba - nơi tiếp giáp giữa đường Trưng Trắc và đường Trần Quốc Toản, thuộc địa bàn phường Quang Trung. Từ đây xuống đến khu vực chợ - bến của Phố Hiến xưa khoảng 1500m, người ta quen gọi nơi đây là “Hiến thượng” hay “Bắc Hoà thượng phố”.
Trải qua mỗi thời kỳ chùa đều được tu bổ, tôn tạo. Chùa được trùng tu lần cuối vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với kiến trúc hoàn toàn bằng vôi, gạch và gần như vẫn được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay.
Vì chùa được làm trong ph
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng Văn Bổn Văn học 0
D Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình Luận văn Kinh tế 0
A Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch Khoa học Tự nhiên 0
C Phương hướng, giải pháp lớn phát huy tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa Luận văn Sư phạm 2
N Đánh giá các di tích lịch sử văn hóa phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Trị. Luận văn Th Văn hóa, Xã hội 0
K Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch Địa lý & Du lịch 0
J Khai thác các giá trị văn hoá Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận Địa lý & Du lịch 1
A Khai thác các giá trị di sản văn hóa Nho học phục vụ du lịch tại Hà Nội cũ - Thực trạng và giải pháp Địa lý & Du lịch 0
M Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang Địa lý & Du lịch 0
O Nghiên cứu giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ phát t Địa lý & Du lịch 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top