Download Đề tài Ảnh hưởng của Phật giáo dến đời sống văn hóa vùng Quảng Nam

Download miễn phí Đề tài Ảnh hưởng của Phật giáo dến đời sống văn hóa vùng Quảng Nam





Những tư tưởng ấy đã khắc sâu vào tâm lý của đông đảo nhân dân Việt Nam và từ đây giúp họ có một sức mạnh đoàn kết, hòa hợp đứng dậy phất cờ khởi nghĩa giải phóng dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của Trung hoa. Điều này cho chúng ta thấy trong những triều đại độc lập đầu tiên như Đinh và tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, nhiều thiền sư tham gia vào hoạt động chính trị như thiền sư Ngô Chân Lưu đóng góp rất nhiều trong việc xây dựng triều chính mà đã được Vua Đinh Tiên Hoàng phong là Khuông Việt đại sư. sư Pháp Thuận có tài đối đáp mà được vua Lê Đại Hành cử làm công việc đón tiếp sứ thần nước ngoài. Sư Vạn Hạnh có tài mưu lược giúp Lý Công Uẩn lập nên triều Lý. Tuy nhiên những triều đại này không phải là những triều đại Phật giáo đích thực. Các vua Đinh và Tiền Lê trọng dụng tăng sĩ, sử dụng Phật giáo chứ không là Phật tử. Việc họ tiếp tục sử dụng những hình cụ độc ác như vạc dầu, chuồng hổ cho thấy họ còn xa lạ với hạnh từ bi của Phật giáo, họ thiên về pháp trị chứ không phải đức trị, mà đức trị là đặc sắc của đường lối trị nước của Phật giáo.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Thượng Bảo Lạc. Ở Mỹ có Hòa Thượng Như Điền, Hòa Thượng Hạnh Đạo, Minh Mẫn. Ở Đức có Hòa Thượng Như Điển, các vị cũng theo gót các vị Tổ truyền bá Phật pháp làm lợi lạc cho chúng sanh.
Hiện nay theo lời của Thượng tọa Như Tín trụ trì tại Hưng Long Cổ Tự là trưởng môn phái Chúc Thánh tại Quảng Nam nói rằng Tổ xuất bài kệ :
Minh thiệt pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Chúc thánh thọ thiên cửu
Kỳ quốc tộ địa trừng .
Bài kệ này dùng để đặt pháp danh cho các đệ tử xuất gia thuộc phái Lâm Tế Chúc Thánh. Bài kệ thứ hai dùng thế độ cho các đệ tử tại gia.
Đắc chánh luật vi tông
Tổ đạo giải hành thâm
Giác hoa bồ đề thọ
Sung mãn nhơn thiên trung .
Bài kệ này đến nay được truyền đến chữ “thọ”. Ngoài ra còn có bài kệ thứ hai, không biết tổ xuất kệ từ đâu, dòng kệ này được truyền thừa tại Bình Định. Bài kệ như sau:
Minh thiệt pháp toàn chương
Ấn chơn như thị đồng
Vạn hữu duy nhất thể
Quán liểu tâm cảnh không
Giới hương hành thánh quả
Giác hải dẫn liên hoa 
Tín tấn sanh phước huệ
Hành trí giải viên thông
Ảnh nguyệt thanh trung thủy
Vân phi nhập khứ lai
Đạt ngộ vi diệu tánh
Hoàng khai tổ đạo trường
Tóm lại, dòng kệ Chúc Thánh tồn tại cho đến ngày nay được các hàng đệ tử của Tổ lưu truyền theo bài kệ Ngài đã xuất. Tính đến nay hàng đệ tử của tổ không sao đến cho hết được. Chúng ta hàng hậu lai, khi nghĩ đến công hạnh của các vị tổ thì không thể dùng văn tự diễn tả cho hết được. Các Ngài đến là đến với hạnh nguyện và đi là thì trở về với bản thể. Do đó những người hậu lai muốn đi tìm lại lịch sử của chư tổ để biết được cội nguồn, biết được công hạnh của chư tổ để mà noi gương, để mà học hỏi, để biết được cội nguồn của mình. Hiện nay những ngôi chùa mà Tổ chen chân khai sơn tại Quảng Nam có thể kể đến như chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm, chùa Vạn Đức. Người viết muốn thành kính đảnh lễ giác linh của Tổ  “Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tam Thập Tứ Thế Húy Minh Hải Thượng Đắc Hạ Trí Hiệu Pháp Bảo Tổ Sư”.
CHƯƠNG 2: PHẬT GIÁO VỚI VĂN HÓA
Chúng ta thật sự vui mừng và tự hào rằng Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đức và văn hóa Việt Nam như thi sĩ Hồ Dzếnh đã viết:
“Trang sử Phật đồng thời là trang sử Việt
Trải bao độ hưng suy, có nguy mà chẳng mất.”
Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Song đến thế kỷ thứ III mới truyền bá sâu rộng trong nhân gian do các vị tăng Ma Ha Kỳ Vực (Maha – Jivaka), Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương (Kalaruei). Từ đây có Kinh dịch chữ Phạn (Sanskrit) ra chữ hán. Như thế, Phật giáo đã thấm nhuần lan rộng trong quần chúng, mặc dù đất nước đang bị ngoại xâm cai trị. Trung tâm văn hóa Luy Lâu chính là nơi các vị sư Ấn Độ đến truyền đạo. Trung tâm Phật giáo Luy Lâu là trụ sở của Giao Chỉ, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam, tức huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Từ đây có những tuyến đường thủy bộ nối với Bành Thành và Lạc Dương. Các nhà buôn người Ấn Độ và người Trung Á đến buôn bán ở đây rất sớm và theo sau họ các nhà sư đến hành đạo và truyền đạo.
Sách Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam cũng đã kết luận: “Đạo Phật từ Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới do từ Trung Hoa truyền xuống”. [11,23]
Sách “Thiền uyển tập anh ngữ lục” (được soạn từ cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIII) ghi chép về tình hình Phật giáo Luy Lâu trong buổi đầu khá rõ ràng. Cuốn sách có đoạn khi Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan) nhà Lý hỏi thiền sư Trí Không (quốc sư Thông Biện) về đạo Phật truyền vào xứ ta từ khi nào, nhà sư đã trình bày vắn tắt lịch sử truyền Phật giáo ở nước Trung Hoa và nước ta rồi dẫn lời sư Đàm Thiên người Trung Hoa trả lời vua Tùy Văn Đế về Phật giáo Giao Châu: “xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo vào Trung Quốc chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở ở Luy Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được bộ  kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta”. [35, 31]
“Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái viết vào thời Trần có chuyện Chử Đồng Tử, chàng trai cùng kiệt ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên), kết duyên với công chúa Tiên Dung con gái vua Hùng. Sau đó, Chử Đồng Tử trên đường đi buôn, chàng đã gặp một nhà sư Ấn Độ ở trong một túp lều trên đảo Quỳnh Viên. Nhà sư giảng đạo cho Đồng Tử, Đồng Tư đã giác ngộ đạo Phật được nhà sư Ấn Độ cho một chiếc gậy và một nón lá để có thể chóng gậy úp nón lên làm phép cầu mưa cầu nắng. Khi trở về Chử Đồng Tử đã truyền Phật pháp cho công chúa Tiên Dung và nhiều người khác”. [11,10] 
Câu chuyện trên là phần nào cũng đã phản ảnh Phật giáo du nhập vào đồng bằng Bắc bộ khá sớm trước khi tiếp nhận văn hóa Trung Hoa. Vì Phật giáo trực tiếp với người Ấn Độ nên thời ấy dân Việt Nam gọi Phật là ông Bụt bởi từ chữ Buddha mà ra về sau khi Phật giáo đã qua Trung Hoa thì Buddha đựơc phiên âm qua tiếng hán là Phật Đà và để lại tiếng Phật được phổ biến sử dụng. Trong khi đó dân gian cũng vẫn gọi Phâỉt là ông Bụt. Như vậy qua những dẫn chứng trên, chúng ta biết được Phật giáo được truyền từ Ấn Độ sang nước ta rất sớm. Trước đó, lớp người cai trị đem Khổng giáo dạy dân. Song Khổng giáo đến do giai cấp thống trị áp đặt nên không phổ biến quần chúng. Phật giáo đến với dân tộcViệt Nam từ lòng hâm mộ kính ngưỡng của quần chúng, nhất là quần chúng ỡ thôn quê, vì Phật giáo dễ dung hội với tín ngưỡng dân tộc nên được quần chúng chấp nhận dễ dàng.
Trong mấy ngàn năm đạo Phật tồn tại ở Việt Nam, tuy đã hết một ngàn năm Trung Hoa đô hộ thì ta không thể không bị ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa. Nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình chính là nhờ nó khéo thích ứng với hoàn cảnh lịch sử, địa lí và văn hóa của dân tộc, biến thành một cái gì gần gũi nhất, thân thương nhất của dân tộc Việt Nam.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay đã hơn hai ngàn năm. Trong suốt thời gian ấy, sự hoạt động truyền bá của Phật giáo trong lòng mỗi người dân Việt đã để lại trên đất nước ta biết bao tiếng nói văn hóa, những ngôi chùa tháp, những pho tượng thờ nói về kiến trúc, mỹ thuật, về ý nghĩa xã hội. Những nếp nghĩ, nếp sống theo Phật giáo của người dân Việt được biểu hiện ra ý thức, tư tưởng, quan niệm nhân sinh, đời sống chính trị, nếp sống tâm linh v.v… và một mảng lớn là Phật giáo để lại đối với văn học Việt Nam.
Chúng ta nhận thấy rằng Phật giáo Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nhưng đạo Phật hội nhập vào văn minh Việt Nam là cả một quá trình lâu dài mãi cho đến ngày nay và vẫn tiếp tục, đó là sự hòa mình của đạo Phật, với tư thế là một luồng văn hóa ngoại lai vào nền văn hóa của dân tộc Việt Nam. Có thể nói đó là quá trình đạo Phật dần dần được bản địa hóa, Việt Nam hóa, biến thành một phần cơ thể của nền văn minh Việt Nam.
Khi nói đến truyền thốn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top