Download Đề tài Văn hóa kinh doanh Trung Quốc

Download miễn phí Đề tài Văn hóa kinh doanh Trung Quốc





Vùng trung và thượng du sông Hoàng Hà miền bắc Trung Quốc có khá nhiều nhà hang.
Tại vùng hoàng thổ Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam, Sơn Tây cư dân địa phương đào hang trên vách đất tự nhiên, và thường nối liền mấy hang với nhau, trong hang lát gạch đá, làm thành nhà hang. Nhà hang tránh lửa, tránh tiếng ồn, mùa đông thì ấm mùa hè thì mát, tiết kiệm đất đai, ít tốn công lại kinh tế, kết hợp hữu cơ giữa cảnh tự nhiên với cảnh sinh hoạt, là hình thức kiến trúc hoàn mỹ tuỳ nơi mà vận dụng linh hoạt, thể hiện sự thiết tha và quyến luyến của mọi người đối với đất hoàng
thổ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó.
Trung Quốc là quốc gia có khoảng quyền lực lớn với chỉ số là 80, trong khi chỉ
số trung bình của các nước trên thế giới là 55.
Một quốc gia có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn sẽ CHẤP NHẬN và kéo
dài sự bất bình đẳng giữa người và người. Một ví dụ về xã hội như vậy sẽ là một tháp quyền lực cao và nhọn; và việc một người di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế.
Vì thế, trong xã hội Trung Quốc, người ta chấp nhận sự độc tài hay các thể chế
mang tính mệnh lệnh, nhân dân ngoan ngoãn phục tùng lãnh đạo, nhân viên làm theo
lời sếp, học sinh răm rắp nghe theo thầy cô, con cái không dám cãi cha mẹ - bởi họ
coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng. Việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn.
Chiều thứ hai: Chủ nghĩa Cá Nhân (Individualism - IDV)
Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể.
Người Trung Quốc xếp hạng thấp hơn so với trung bình các nước trong bảng xếp hạng IDV, chỉ số này là 20 so với chỉ số trung bình là 43. Điều này có thể một phần là do chế độ Cộng sản có mức độ tập trung vào xã hội tập thể là cao so với chủ nghĩa cá nhân.
Ở Trung Quốc con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bà v.v...). Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng (thể diện dòng họ, thể diện hàng xóm láng giềng, v.v...). Vấn đề sống hòa hợp và tránh làm mất mặt người khác được người Trung Quốc đặt nặng.
Chiều thứ ba: Tránh Rủi ro (Uncertainty Avoidance - UAI)
Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những
điều mới mẻ của một cộng đồng.
Chỉ số tránh rủi ro Trung Quốc là 30, thấp hơn nhìu so với chỉ số trung bình của các nước trên thế giới là 64.
Văn hóa Trung Quốc thể hiện sự tránh thay đổi ở mức độ trung bình. Mọi người trong xã hội có cảm giác bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng (hay không biết trước kết quả), và cố gắn tránh những tình huống như thế bằng cách tìm công việc ổn định, thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi mang tính đột biến. Đây cũng là một trở ngại cho việc xâm nhập của các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn thống trị. Thay đổi thể chế chính trị cũng gặp khó khăn, trừ khi có những biến động kinh tế - xã hội rất lớn khiến thể chế cũ không
thể tồn tại.
Chiều thứ tư: Nam Tính (Masculinity - MAS)
Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực truyền thống của người đàn ông trong xã hội.
Chỉ số nam tính ở Trung Quốc là 66, chỉ số này là tương đối cao so với chỉ số
trung bình của các nước là 50
Điểm Nam Tính cao chỉ ra ở Trung Quốc có sự phân biệt giới tính. Đàn ông có
xu hướng thống trị trong phần lớn cấu trúc quyền lực gia đình và xã hội. Luôn tồn tại
sự đối xử bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong mọi khía cạnh xã hội.
Chiều thứ năm: Hướng tương lai (Long-term orientation – LTO)
Chiều Hướng tương lai mô tả cách nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại.
Geeft Hofstede phân tích định hướng tương lai của Trung Quốc có chỉ số LTD
cao nhất (118), đó là sự thật cho tất cả các nền văn hóa của châu Á.
Điều này chứng tỏ người Trung Quốc rất quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), thích tiết kiệm, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, có khái niệm về "xấu hổ". Các cá nhân trong xã hội luôn e sợ tương lai của mình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trời hay về già, họ trông đợi việc kiên gan sẽ đem lại thành công trong tương lai. Họ cũng
coi trọng "kết quả cuối cùng" (virtue) hơn là "sự thật" (truth), họ thường lấy kết quả
biện hộ cho phương tiện.
LỐI SỐNG, MỘT SỐ THÓI QUEN PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC
Nhà ở
Do môi trường tự nhiên và tình hình nhân văn các khu vực Trung Quốc khác nhau, kiến trúc nhà ở các nơi cũng thể hiện bô mặt đa dạng hoá.
Dòng chính kiến trúc nhà ở truyền thống ở khu vực dân tộc Hán là nhà ở kiểu quy củ, tiêu biểu là Tứ Hợp Viện Bắc Kinh áp dụng bố cục đối xứng qua trục chính.
Tứ Hợp Viện Bắc Kinh chia làm nhà trước và nhà sau, nhà chính giữa là nơi kính trọng và sùng bái nhất, đây là nơi tổ chức lễ nghi gia đình, tiếp đón khách quý, các nhà ở đều có cửa hướng vào sân giữa, có hành lang nối với nhau. Tứ Hợp Viện Bắc Kinh đã thể hiện quan niệm tôn pháp và chế độ gia đình thời cổ Trung Quốc, nhưng khu nhà rộng vuông vắn, yên lặng thân thiết, hoa lá, cây cỏ ngăn nắp, là không gian sinh hoạt ngoài trời rất lý tưởng. Kiến trúc nhà ở vùng Hoa Bắc, Đông Bắc phần lớn
là khu nhà rộng rãi như vậy.
Nhà chính và nhà lầu
Kiến trúc nhà ở của miền Nam Trung Quốc khá chặt chẽ, nhiều nhà tầng, nhà ở điển hình là nhà hướng vào sân có diện tích nhỏ hình chữ nhật. Kiểu nhà ở này bên ngoài vuông vắn, chất phác đơn giản, phân bố rất rộng tại các tỉnh miền nam TQ.
Người Khách Gia ở khu vực phía nam Phúc Kiến, phía bắc Quảng Đông và Quảng Tây thường ở khu nhà tập đoàn cỡ lớn, khu nhà ở có hình tròn và vuông, gồm khu nhà chính một tầng ở giữa và khu nhà 4-5 tầng ở xung quanh tạo thành, loại kiến trúc này có tính phòng thủ rất mạnh, tiêu biểu là nhà lầu Khách Gia huyện Vĩnh Định Phúc Kiến. Vĩnh Định có hơn 8 nghìn ngôi nhà lầu với các hình vuông, hình tròn, hình tám cạnh và hình bầu dục, những lầu đất này quy mô lớn, tạo hình đẹp, vừa khoa học thực dụng, vừa có đặc điểm riêng, đã tạo thành thế giới nhà ở kỳ diệu.
Thổ Lâu (nhà lầu đất) ở tỉnh Phúc Kiến được xây bằng đất sét, cát đá, mảnh gỗ,
nối liền với nhau thành một cụm kiến trúc thành quách mang tính phòng ngự khép kín, gọi là Thổ Lâu. Thổ Lâu mang tính kiên cố, an toàn, khép kín và đặc thù tông tộc. Trong Thổ Lâu có giếng nước, có kho chứa lương thực, nếu xảy ra chiến loạn,
thổ phỉ thì chỉ cần đóng cửa lại là hình thành một khối, dù bị vây hãm vài tháng vẫn
có đủ lương thực. Cộng thêm có đặc tính mùa đông ấm áp mùa hè mát mẻ, kháng chấn và bão, Thổ Lâu là nời nơi sính sống của các đời người Hẹ.
Kiến trúc nhà ở dân tộc Thiểu số
Kiến trúc nhà ở vùng dân tộc thiểu số Trung Quốc cũng rất đa dạng, như nhà ở của dân tộc Vây-ua Tân Cương tây bắc Trung Quốc phần lớn là nhà mái bằng, tường đất, một đến ba tầng, bên ngoài có vườn vây quanh; nhà ở điển hình của người dân
tộc Tạng tường ngoài xây bằng đá, bên trong kết cấu gỗ, mái bằng; dân tộc Mông Cổ thường ở trong lều bạt Mông Cổ có thể di động; còn cá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top