popy_to

New Member
Download Luận văn Mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ trịnh công sơn

Download miễn phí Luận văn Mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ trịnh công sơn





MỤC LỤC
MỤC LỤC . 6
DẪN NHẬP . 9
I. Lý do chọn đềtài . 9
II. Lịch sửvấn đề. 9
III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tưliệu . 13
IV. Phương pháp nghiên cứu . 14
V. Ý nghĩa của đềtài . 15
VI. Bốcục của luận văn . 15
Chương I. NHỮNG TIỀN ĐỀLÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN . 16
I. Nhận xét chung . 16
II. Nguyên lí cơbản . 16
III. Các luận điểm cơbản . 18
3.1. VềLuận điểm thứnhất . 18
3.2. VềLuận điểm thứhai . 21
IV. Phân loại ẩn dụtri nhận . 24
4.1. Ẩn dụcấu trúc . 24
4.2. Ẩn dụ định hướng . 25
4.3. Ẩn dụbản thể. 28
4.4. Ẩn dụvật chứa . 28
V. Ẩn dụcấu trúc – đối tượng nghiên cứu của luận văn . 33
5.1. Những ý niệm thường gặp ởmiền NGUỒN. 33
5.2. Những ý niệm thường gặp ởmiền ĐÍCH: . 35
5.3. Tính hệthống của ẩn dụcấu trúc . 36
5.3.1. Bình diện những yếu tốcấu thành ý niệm . 36
5.3.2. Quan hệánh xạ, hay quan hệgán ghép . 37
5.3.3. Quan hệsuy ra . 37
5.4. Tính sáng tạo của ẩn dụcấu trúc . 39
VI. Tiểu kết . 40
Chương II. ẨN DỤCẤU TRÚC: BẢN CHẤT VÀ TÍNH HỆTHỐNG . 41
I. Bản chất bộphận của sựcấu trúc hóa ẩn dụ. 43
1.1. Ẩn dụcấu trúc tham gia sắp xếp hoạt động thường nhật của con người . 43
1.2. Ẩn dụtri nhận có đặc trưng tính bộphận: .45
1.2.1. Ý niệm “VÔ THƯỜNG” . 45
1.2.2. Khái niệm VÔ THƯỜNG. 47
1.2.3. Một sốquan điểm về“VÔ THƯỜNG” . 48
1.2.4. Cái nhìn của văn hoá Việt Nam đối với VÔ THƯỜNG. 49
1.2.5. Tưduy của Trịnh Công Sơn về VÔ THƯỜNG. 50
1.2.6. Những hình ảnh VÔ THƯỜNGmà Trịnh Công Sơn đã nói đến: . 53
II. Tính hệthống của những ẩn dụý niệm . 57
2.1. cách xác định những biểu thức ẩn dụ. 57
Ý niệm “ĐOÁ HOA” .57
2.2. Ý niệm ẩn dụ được tổchức một cách hệthống . 60
III. Tiểu kết . 70
Chương III. ẨN DỤCẤU TRÚC: KHẢNĂNG KẾT HỢP . 72
I. Khái niệm vềkhảnăng kết hợp . 72
II. Một sốnhững ẩn dụkết hợp điển hình: . 80
2.1. Ẩn dụcấu trúc kết hợp với ẩn dụcấu trúc . 80
2.2. Ẩn dụcấu trúc kết hợp với ẩn dụ định hướng . 82
2.3. Ẩn dụcấu trúc kết hợp với ẩn dụvật chứa . 82
III. Tiểu kết . 103
KẾT LUẬN . 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 107
Tiếng Việt . 107
Tiếng Anh . 110
DANH SÁCH NHỮNG ẨN DỤÝ NIỆM ĐƯỢC NÊU LÊN TRONG
LUẬN VĂN . 111
BẢNG TỪVỰNG TINH THẦN (NHỮNG Ý NIỆM TẠO NÊN MIỀN
NGUỒN) . 114
BẢNG TỪVỰNG TINH THẦN (NHỮNG Ý NIỆM TẠO NÊN MIỀN
ĐÍCH) . 121
CÁC TÁC GIA . 124



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

khác nhau).[30]
Ta hiểu rằng, triết lý là quan niệm, là cách nhìn thế giới của một người
nào đó. Biểu tượng là sự phản ánh thế giới vào trong ý thức của con người. Triết
lý, biểu tượng, ẩn dụ là nội dung được ý niệm biểu hiện.
Trong hai yếu tố để cấu tạo ẩn dụ tri nhận, mỗi yếu tố là một ý niệm. Với
“ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐOÁ HOA VÔ THƯỜNG” ta có ý niệm: đời người (miền ĐÍCH –
target domain) và ý niệm: đoá hoa VÔ THƯỜNG (miền NGUỒN – source
domain). Ý niệm đó là một cấu trúc trường – là một bức tranh ngôn ngữ về thế
giới. Trong bức tranh ngôn ngữ về thế giới có phần trung tâm là khái niệm
(VÔ THƯỜNG). Phần ngoại vi là văn hoá – ngôn ngữ.
1.2.2. Khái niệm VÔ THƯỜNG
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý
 Vô Thường (tt): luôn luôn thay đổi, bất định, không gì là vĩnh viễn.
Theo Tự Điển Phật Học Việt – Anh:
 Thường:
a) Thường hằng: Nitya (skt) – Eternity – Prolonged – Constant
Permanent – Constant and eternal.
b) Bình thường: Normal – Ordinary – Regular – Often.
c) Bồi thường: To make amends – To compensate – To repay.
 Vô:
a) Tiếng Phạn “A”: Sanskrit letter “A.”
b) Không – Phi – Bất – Phủ – Not – No – None.
c) Phủ định sự tồn tại của sự vật: Non–exixtence – Nothingness –
Inexist – Nihility – Do not have – Be without.
d) Ðối lại với “Hữu”: Opposite of “Existence.”
e) To go (come – step) into – To enter.
 Vô Thường: Anitya (skt) – Anicca (p) – Impermanence – Ephemeral.
Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng
thái nhất định mà luôn thay hình đổi dạng. Ði từ trạng thái hình thành, cao to,
thấp nhỏ, tan rã, vân vân, đạo Phật gọi đây là những giai đoạn thay đổi đó là
thành, trụ, hoại, không. Tất cả sự vật trong vũ trụ, từ nhỏ như hạt cát, thân con
người, đến lớn như trái đất, mặt trăng, mặt trời đều nằm trong định luật vô
thường. [41]
1.2.3. Một số quan điểm về “VÔ THƯỜNG”
Theo quan điểm triết học của Dịch học phương Đông được xây dựng trên
quan niệm về âm và dương – đây là toàn bộ quan niệm về vũ trụ quan và nhân
sinh quan.“VÔ THƯỜNG” là thay đổi, “THƯỜNG” là bất biến. Âm và dương
thay đổi không ngừng, chuyển hoá lẫn nhau – trong âm có dương, trong dương
có âm. Dịch là biến đổi cho nhau – Dịch là giao dịch. Dịch là biến dịch. Dịch là
thời. Tuy nhiên, sự biến hoá trong vũ trụ diễn tiến theo một trật tự, qui luật bất di
bất dịch. Cái qui luật đó, Dịch học gọi là “THƯỜNG”. Qui luật Thường đó là gì?
Là âm dương thay lẫn nhau, cứ một cái tiến thì một cái lùi, một cái lùi thì một
cái tiến. Sự thay đổi, biến hoá chỉ là sự tiến lui của âm dương. Và Dịch học
phương Đông cho rằng: vũ trụ vạn vật cùng một thể (bộ ba Tam Tài). [24]
Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, triết gia Hy Lạp Herakleitos đã
nói: “Tất cả đều ở trong trạng thái biến đổi” (All is in a state of flux) hay “Mọi
vật đều trôi chảy” nghĩa là vạn vật đều bị chi phối bởi luật VÔ THƯỜNG.
Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã nói đến thuyết VÔ THƯỜNG: Vạn
Pháp, nghĩa là vũ trụ và mọi sự vật trong đó, thay đổi từng sát na, không có gì có
thể gọi là Hằng Hữu, Hằng Sống, Hằng Tồn trong vũ trụ. Mọi sự vật, nếu đã do
duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì
diệt, và thường đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, không. VÔ
THƯỜNG phản ánh một quan điểm cơ bản của triết học Phật giáo.
Tuy nhiên, Niết Bàn được hiểu như thuyết tương phản trực tiếp của VÔ
THƯỜNG, có nghĩa Niết Bàn mang tính chất THƯỜNG, lạc, tịnh.
Tư tưởng VÔ THƯỜNG theo quan điểm Triết học Mác – Lênin là qui luật
vạn vật luôn luôn biến đổi, vạn vật biến hoá không ngừng, chuyển hoá lẫn nhau.
Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra và không tự mất đi, trong thế
giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang diễn ra, chúng là
nguyên nhân, kết quả và sự chuyển hoá của nhau. Mọi sự vật, hiện tượng trong
thế giới đều vận động và phát triển theo các qui luật riêng, đặc thù của chúng,
đồng thời tuân theo những qui luật chung nhất. Những qui luật chung nhất được
biểu hiện thông qua các qui luật riêng, đặc thù. Giữa qui luật chung và riêng, đặc
thù có sự liên quan mật thiết với nhau, nhưng chúng lại có tính độc lập tương
đối, không thể thay thế cho nhau.
Với khoa vũ trụ học đương đại, mọi sự vật đều biến đổi và chuyển động,
tất cả đều vô thường, từ một hạt cơ bản cực nhỏ cho đến toàn thể vũ trụ. Vũ trụ
không ở thể tĩnh, mà không ngừng trương giãn do bởi những xung lực ban đầu
nhận được từ vụ nổ sơ khởi. Cái vũ trụ năng động này được mô tả bởi những
phương trình về luật Tương Đối Tổng Quát của Einstein.
Với lý thuyết “Big Bang”, vũ trụ không còn là một cái gì đó thường hằng
vĩnh cửu. Nó có một khởi đầu, một quá khứ, một hiện tại và một tương lai. Nó
đang có một lịch sử.
Theo địa chất học, những đại lục mà chúng ta nghĩ rằng đã dính chặt vào
vỏ Trái đất bây giờ được biết là đã di động khoảng vài cm mỗi năm, tạo nên
những núi lửa và động đất tại những vùng tiếp giáp của các thềm lục địa. Mặt
Trái đất luôn luôn thay đổi và tự tu sửa.
Trong lãnh vực sinh học, thuyết tiến hoá của Charles Darwin (năm 1859)
đã chủ trương: Con người là sản phẩm của cả một chuỗi dài tiến hoá được hình
thành bởi sự lựa chọn tự nhiên.
Định luật VÔ THƯỜNG còn có ở trong những lãnh vực nguyên tử và hạ
nguyên tử (subatomic). Những hạt được biết là có khả năng tự sửa đổi bản chất
của mình: quark có thể tự thay đổi gia hệ hay “hương vị”, proton có thể biến
thành neutron trong khi phát xạ pozitron và neutrino. [39]
1.2.4. Cái nhìn của văn hoá Việt Nam đối với VÔ THƯỜNG
"Thương hải biến vi tang điền" (Thế gian biến cải vũng nên đồi – Nguyễn
Bỉnh Khiêm)
- Tục ngữ Việt Nam nói lên được lẽ VÔ THƯỜNG của sự vật một cách rất
thâm thúy như: "Vật đổi, sao dời" hay "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba
đời"...
1.2.5. Tư duy của Trịnh Công Sơn về VÔ THƯỜNG
Trịnh Công Sơn nói: tui muốn viết sai câu thơ của Nguyễn Du cho riêng
mình:
" Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh cũng là bể dâu".
Luật VÔ THƯỜNG ở khắp mọi nơi, chẳng những thân, tâm là vô thường,
mà hoàn cảnh, vạn vật cũng vô thường nữa.
Đoá hoa VÔ THƯỜNG không chỉ là hiện tượng bông hoa sớm nở, tối tàn
mà ở đây Trịnh Công Sơn muốn nói đến lẽ VÔ THƯỜNG của sự vật. Và qua “VÔ
THƯỜNG” của sự vật, ông cho ta cảm nghiệm “VÔ THƯỜNG” của đời người.
Đời người là đoá hoa VÔ THƯỜNG.
Trịnh Công Sơn tìm kiếm trong cái VÔ THƯỜNG khắt khe hữu sinh hữu
diệt nơi vạn vật. Tìm trên non ngàn/ một cành hoa khôi/ Nụ cười mong manh...
Tìm trong sương hồng/ Trong chiều bạc mệnh/ Trăng tàn nguyệt tận...Tìm trong
VÔ THƯỜNG/ Có đôi dòng kinh Sấm bay rền vang...
Và ông đã gặp: Từ nay tui đã có người.../Từ nay tui đã có tình...Từ em tui
đã đắp bồi/ Có tui tro...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top