biyun_xiaolin

New Member
Download Luận văn Yếu tố tự sự trong dân ca Tày

Download miễn phí Luận văn Yếu tố tự sự trong dân ca Tày





Mục lục
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1 Mục đích nghiên cứu 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Bố cục của luận văn 7
Phần 2: NỘI DUNG 8
Chương 1: Khái quát về người Tày, văn học dân gian Tày và một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài 8
1.1 Khái quát về người Tày và văn học dân gian Tày 8
1.1.1 Khái quát về tộc người Tày 8
1.1.2 Vài nét về văn học dân gian Tày 10
1.1.2.1 Một số thể loại văn học dân gian của người Tày 13
1.1.2.2 Dân ca sinh hoạt của người Tày 13
1.2 Loại hình tự sự và yếu tố tự sự trong văn học dân gian 18
1.2.1 Loại hình tự sự
1.2.2 Yếu tố tự sự trong văn học dân gian 21
Chương 2: Các dạng thức biểu hiện của yếu tố tự sự trong dân ca Tày 27
2.1 Những bài ca có cốt truyện 27
2.1.1 Những bài ca có cốt truyện hoàn chỉnh 29
2.1.2 Những bài ca có cốt truyện đơn giản 38
2.2 Những bài ca không có cốt truyện. 49
2.2.1 Những bài ca kể chuyện trực tiếp, liền mạch. 50
2.2.2 Những bài ca kể chuyện bâng quơ. 56
2.2.3 Những bài ca kể chuyện xen lẫn cảm xúc trữ tình. 62
Chương 3: Vai trò của yếu tố tự sự trong dân ca Tày 69
3.1. Yếu tố tự sự - một phương tiện đắc dụng phản ánh hiện thực 69
3.2 Yếu tố tự sự với mục đíc kể sự tả tình 81
3.2.1 Giúp cho nhân vật trữ tình kín đáo giãi bày tình cảm. 81
3.2.2 Tạo cho cảm hứng trữ tình có thêm nghĩa lý để triển khai. 86
3.3 Yếu tố tự sự góp phần cá thể hoá nhân vật trữ tình 90
Phần 3: KẾT LUẬN 97
Tài liệu tham khảo 101
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

nh một câu chuyện khá trọn vẹn và hấp dẫn.
Câu chuyện đơn giản những có khá đầy đủ yếu tố cơ bản của một cốt
truyện: có nhân vật, thời gian, đặc điểm, có sự việc, hành động, có cả lời dẫn truyện của người kể lẫn ngôn ngữ đối thoại trực tiếp của nhân vật.
Đại từ “em” ở đầu câu cho thấy tác giả (cô gái) đang trực tiếp kể chuyện của chính mình. Nội dung, tính chất của câu chuyện và cách kể của tác giả cho thấy người kể đang rất muốn gửi gắm tâm sự của mình đến một người. Người đó có thể là cô đang thầm yêu trộm nhớ, cũng có thể là người đã cùng có nặng lòng thề thốt yêu thương. Nhưng dù là ai thì cũng đang cách xa cô để lại trong lòng cô một nỗi niềm tương tư trĩu nặng.
Hai từ “Chiều rồ i” cho thấy thời gian xảy ra câu chuyện và thời gian kể lại câu chuyện rất gần nhau, điều đang ở trong một ngày. Nghĩa là câu chuyện được kể lại khi nó vừa xảy ra, còn đang hết sức nóng hổi và tươi mới. Đ iều này phản ánh rõ nhu cầu khẩn thiết muốn được giãi bày sẻ chia của người nói.
Hai câu đầu đã giới thiệu rõ thời gian địa điểm, nhân vật của câu chuyện. Thời gian chiều rồi, lúc cô gái trên đường đ i chợ về. Địa điểm : chợ, một nơi gặp gỡ giao lưu quen thuộc của các chàng trai cô gái Tày, mộ t không gian nảy s inh những mố i tình thắm thiết nhưng cũng là nơi những đôi tình nhân phải từ biệt nhau ra về. Nhân vật “em” là nhân vật chính của câu chuyện, cũng là người kể chuyện, là nhân vật trữ tình của bài ca. Như vậy những chi tiết trong câu chuyện kể đã được cụ thể hoá và cá b iệt hoá rất cao. Đó là một trong những lý do khiến bài lượn cất lên sinh động và hấp dẫn.
Hai câu đầu hoàn thành xuất sắc trong vai trò là lý do để dẫn đến một chuỗi hành động liên tiếp được kể ra trong sáu câu:
Lên nhà phờ phạc tỉnh say
Nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn
Dậy múc nước lã về chan
Bát ăn chưa hết đặt bàn ngần ngơ
Dối cha: thiếu thịt cơm thừa
Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và
Những hành động: lên nhà phờ phạc, nhai cơm như nhá trầu cay nhọc nhằn, dậy múc nước lã về chan, bát ăn chưa hết đặt bàn ngẩn ngơ… đã nói lên tất cả các nỗi nhớ niềm thương của người con gái đang yêu.
Cái tâm trạng "ngồ i không yên ổn, đứng không vững vàng" khiến cô
chỉ muốn tìm người để sẻ chia giãi bày tâm sự. Nhưng mặt khác, cái kín đáo, e lệ của một người con gái đang yêu khiến cô không thể cất lên những lời đang giấu kín trong đáy lòng mình. Cho nên muốn trò chuyện nhưng ý tứ còn e ngại, ngập ngừng. Cô chỉ dám kể lại những hành động từ lúc chia tay với người cô yêu dấu. Và càng như mọi cô gái khác dối nỗi e thẹn, ngượng ngùng buộc cô phải nghĩ ra lý do dối cha dối mẹ. Và cô đã kể lại:
Dối cha: thịt thiếu cơm thừa
Dối mẹ: cơm nóng con chưa muốn và
Đến đây ngoài những tiếp nối của sự việc, còn xuất hiện lời thoại của nhân vật, lời thoại tuy ít, dung lượng ngắn nhưng đã làm phong phú thêm cho câu chuyện. Đồng thời cùng góp thêm một nhân tố trong việc giúp cô gái kín đáo giãi bày tình cảm.
Những tưởng cô gái sẽ kể tiếp để người nghe tế nhị mà thầm cảm thông chia sẻ với cô.Nhưng dường như nỗ i nhớ càng nén càng nồng, càng giấu lại càng lộ, những muốn chia sẻ ngay nhưng còn ngại ngùng, nên ý tứ phải nó i xa
rồi mới dám nói gần :
Thực thì nhớ nghĩa hai ta
Sau tất cả những lời kể lể, tường thuật thì điều muốn nó i cũng được nói ra trực tiếp. Cái mãnh liệt của tình yêu khiến cô gái không thể giấu mãi lòng mình. Từ “thực ra” đứng đầu đã thay cô thừa nhận tất cả.
Bài ca kết thức ở đây là hợp lý và hoàn hảo. Với cách kể từ xa đến gần,
từ giao tiếp đến trực tiếp, theo một trật tự thời gian nhất quán, bài ca đã mang
trong mình dáng dấp một câu chuyện, tuy còn đơn giản những khá chặt chẽ.
Những bài có có xuất hiện cốt truyện đơn giản còn xuất hiện khá nhiều trong chùm những bài hát than thân của những người đ i ở, những người cùng kiệt khổ, của những người vợ, những cô gái b ị ép duyên... những nhân vật trữ tình mà mới nghe đến họ, ta đã có thể hình dung bao sự kiện và nỗi niềm chất chứa.
Thông thường những lời ca than thân được hát lên theo phong cách trữ tình trực tiếp. Có nghĩa người hát dùng lời ca trực tiếp nói lên nỗ i đau khổ của mình (hay của những người cùng cảnh ngộ) qua đó họ tâm sự,, bày tỏ thái độ và các sắc thái tình cảm của mình. Nhưng cũng có khi vì một lý do gì đó, có thể là để nói lên tâm tình của mình một cách ý nhị hơn, hay muốn tìm sự cảm thông qua những lời kể lể chi tiết, họ đã dùng “sự” để thay “tình” nói lên tất cả. Và lúc đó ta sẽ có một bài ca than thân đậm sắc thái tự sự. Chẳng hạn bài ca chàng trai cùng kiệt muộn vợ. Toàn bài ca như sau:
Hăm tám tết người ta rửa lá Rỗng tuyếch nhà vẫn đói cùng kiệt Ba mươi người thịt gà với vịt Nhà ta con trẻ khóc ỉ eo
Xào thịt, chảo người reo tựa pháo
Ốc ruộng ta xào chảo cũng reo
Tháng riêng vác ô chuồn biền biệt
Bàn thờ hương khó i lạnh đêm ngày Nhà người thắp đèn lại thắp nến Nhà ta đom đóm bay lập loè
Nhà người đã gà lịa thêm vit
Nhà ta tôm tép cũng không hay
Gà gáy o o, gà gáy thật
Nhà trên nhà dưới dậy tới nơi Người ta có vợ thay chồng dậy Không vợ sai nhờ tự động thôi Nghe bên chị có nhiều gái goá
Phiền chị manh mố i giúp một người
Lựa chọn thời điểm trước tết, người kể đã thể hiện rất rõ dụng ý kể lể, miêu tả trạng thái gia cảnh nhà mình. Người Kinh có câu: "...chẳng giàu thì cùng kiệt - chiều ba mươi tết thịt treo trong nhà". Nhưng với chàng trai cùng kiệt này thì gia cảnh được kể và tả lại thật thảm hại, đáng thương :
Hăm tám tết, người ta rửa cá Rỗng tuếch nhà ta vẫn đói cùng kiệt Ba mươi người thịt gà với vịt
Nhà ta trẻ con khóc ỉ eo
Xào thịt chảo người reo tựa pháo
Ốc ruộng ta xào chảo cũng reo
Khác với những bài ca trên, ở đây từng chi tiết từng hành động được kể và tả lại luôn đặt trong sự so sánh và đối chiếu với cảnh giàu sang của kẻ khác. Từng cặp câu đặt trong thế đối ngẫu khiến cả đoạn thơ cứ dội đ i dội lại mãi cái mỉa mai, chua chát cái cảnh cùng kiệt khổ, cùng cực.
Câu chuyện lại được tiếp tục bằng thời đ iểm tháng giêng trong không
khí ngày tết, càng tô đậm hơn cảnh khốn cùng của chàng trai nghèo.
Tháng giêng vác ô chuồn biền biệt Bàn thờ hương khó i lạnh đêm ngày Nhà người thắp đèn lại thắp nến Nhà ta đom đóm bay lập loè
Nhà người đã gà lại thêm vịt
Nhà ta tôm tép lại không hay.
Ngày tết, người ta gặp gỡ vui chơi thì chàng trai cùng kiệt lại “chuồn biền biệt”, người ta thắp những nén hương tưởng nhớ đến tổ tiên, tìm sự ấm áp thanh tịnh trong cõi lòng thì chàng trai cùng kiệt đến nỗi “bàn thờ hương khói lạnh đêm ngày”, người ta thắp đèn thắp nến để mong xua đi cái bóng tối thì chàng trai cùng kiệt âm thầm làm bạn với ánh sáng của đom đóm. Trong cái sự chân thực và cụ thể của lời kể, những cái gì gọ i là cảnh nghèo, cảnh khổ đã
được phơi bày tường tận và chi tiết.
Nỗi khổ không chỉ bởi gia cảnh cùng kiệt khổ, mạch chuyện còn đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Đánh giá tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến biến động sử dụng đất lưu vực suối Luận văn Sư phạm 0
R Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Luận văn Sư phạm 0
N Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên Văn học 0
H Yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (Qua "Đám cưới không có giấy giá thú", "Ngược dòn Văn học 1
H Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN t Kinh tế quốc tế 0
C Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới Văn học 0
T Bước đầu tìm hiểu yếu tố gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt trong Đại Nam quốc âm tự vị Văn hóa, Xã hội 0
A Môi trường làm việc với vai trò là yếu tố thúc đẩy việc tự hoàn thiện tiếng Anh: trường hợp các dự á Ngoại ngữ 0
N Giá trị của một số yếu tố miễn dịch trong chẩn đoán, phân loại và tiên lượng bệnh viêm khớp tự phát Tài liệu chưa phân loại 0
Z Khi xin việc: Tự tin là yếu tố của thành công Mẹo vặt cuộc sống 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top