Download Đề tài Nghiên cứu Văn tâm điêu long trong giai đoạn cổ điển

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu Văn tâm điêu long trong giai đoạn cổ điển





Truyền thống chú giải của người Trung Quốc đã xây dựng nên cho mỗi tác phẩm, mà giá trị đã thành kinh điển, một hệ thống sách vở có nhiệm vụ chú thích, giải nghĩa cho cho nó. Những văn bản chú đầu tiên thông thường cũng là những bản chú sơ lược nhất. Rồi trải qua hàng trăm năm tích tụ những tri thức giải thích về văn bản chúng ta sẽ có những cuốn sách chú giải có tính chất tập đại thành cực kì uyên bác. Trường hợp Văn tâm điêu long cũng như vậy. Những bản chú đời Minh là những chú thích toàn vẹn đầu tiên đến nay chúng ta còn giữ lại được .



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ọ Triều đối với Văn tâm điêu long và Lưu Hiệp là cách đọc đạo đức của nhà Nho bị sử dụng theo hướng cực đoan nhất là hướng vào công kích đạo đức cá nhân tác giả. Đặc trưng đó là sự phẩm bình cái hay, cái đẹp cũng như cái dở, cái xấu của tác phẩm chủ yếu là đứng trên lập trường tác giả và tác phẩm đó có đáp ứng được những yêu cầu của đạo đức nhà Nho hay không. Cách đọc này bất chấp sự thực khách quan và tinh thần thực chứng. Có thể từ một định kiến xấu về tác giả, mọi yếu tố của tác phẩm sẽ bị lợi dụng không đếm xỉa đến tinh thần thực chất của nó để chống lại người đã tạo ra nó. Dễ hiểu vì sao từ những định kiến về sự thiếu khiêm tốn và việt vị của Lưu Hiệp mà Triều Công Võ lại tìm cách hủy diệt giá trị của Văn tâm điêu long. Rõ ràng họ Triều không phải là người duy nhất trong lịch sử muốn làm như vậy. Nhưng cũng thật là lạ là những gì đã từng làm nhà Nho Lí Diên Thọ đời Đường thích thú ở Lưu Hiệp lại là cái chướng tai gai mắt của nhà Tống Nho Triều Công Võ. Rõ ràng cùng là một cách đọc Văn tâm điêu long, mà lại có hai phản ứng khác nhau. Nguyên nhân đó là do chuẩn mực đạo đức nhà Nho là một phạm trù có tính lịch sử, điều mà nhà Nho đời Đường đánh giá là đáng khen thì đến đời Tống có thể hoàn toàn là không tốt?    Ngoài ra đời Tống nhắc đến Văn tâm điêu long còn có: Trương Giới張戒(Tuế Hàn đường thi thoại歲寒堂詩話), Hoàng Đình Kiên黃庭堅(Dữ Vương Lập Chi與王立之nằm trong Sơn Cốc toàn thư山谷全書; Dữ Vương Quan phục thư與王觀復書trong Dự Chương văn tập豫章文集), Lâu Thược樓鑰(Công Quý tập攻媿集quyển 103 bài Cao Đoan Thúc (Nguyên Chi) mộ chí minh高端叔(元之)墓志銘), Hồng Mại洪邁(Dung Trai tùy bút容齋隨筆)…  Học giả hiện đại là Dương Minh Chiếu (Văn tâm điêu long hiệu chú thập di文心雕龍校注拾遺, phần Phụ lục附彔, Tự bạt đệ thất序跋第七) khi tổng kết về tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long ở đời Tống cho biết có 8 quyển sách ghi chép về Văn tâm điêu long, 7 người đã từng bình phẩm Văn tâm điêu long, còn có 12 người đã trích dẫn, 8 người chịu ảnh hưởng, 11 người lấy làm dẫn chứng và 3 người đã tiến hành khảo sát đính chính cho Văn tâm điêu long . Chúng tui vì có những quan điểm khác trong nghiên cứu ảnh hưởng của Văn tâm điêu long lên các tác giả và tác phẩm ở đời Tống , lại không thể kiểm chứng kết quả này nên chỉ nêu ra như những số liệu có tính tham khảo. Cho đến nay trong những tư liệu quá ít ỏi mà các nhà nghiên cứu Trung Hoa thu thập được của đời nhà Tống, chúng tui có thể nhận thấy xu hướng lí giải cũng như đánh giá Văn tâm điêu long từ góc độ Nho giáo và như một tác phẩm chịu ảnh hưởng của Nho giáo là xu hướng độc tôn. Xu hướng lí giải cũng như đánh giá Văn tâm điêu long từ góc độ Phật giáo ở đời Tống đến nay chưa thấy trường hợp nào .    Giai đoạn nghiên cứu Văn tâm điêu long từ khi tác phẩm được hình thành cho đến trước khi bài tựa của Tiền Duy Thiện và văn bản Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long元至正本文心雕龍ra đời năm 1355 có một đặc điểm nổi bật là tính chất không hệ thống và tản mạn của các nghiên cứu và bình luận. Người ta chỉ bắt gặp những bình luận và những kết luận được gói gắm lại trong một hay một vài câu hay thậm chí là vài tự rất ngắn gọn. Giai đoạn này còn là một giai đoạn rất mở trong cách nhìn nhận đánh giá tác phẩm của Lưu Hiệp. Ta bắt gặp ở đó nhiều quan điểm ngược chiều nhau khi đánh giá Văn tâm điêu long giữa các dòng tư tưởng khác nhau hay thậm chí là trong nội bộ của một dòng tư tưởng. Giai đoạn này đi song song với lịch trình phát triển của lịch sử tư tưởng Trung Quốc là quá trình Nho giáo hóa trong xu hướng tiếp nhận và lí giải Văn tâm điêu long đồng thời cũng là quá trình phiến diện hóa dạng thức một  trong nghiên cứu Văn tâm điêu long. 2.1.2.Nghiên cứu Văn tâm điêu long từ khi Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long và bài tựa của Tiền Duy Thiện viết cho sách này ra đời cho đến khi bổ chú của Lí Tường xuất hiện:        Chúng tui có những trăn trở của mình khi lựa chọn năm 1355, năm ra đời của văn bản hoàn chỉnh sớm nhất và bài tựa đầu tiên cho đến nay còn tìm được của Văn tâm điêu long, làm mốc giới phân chia các tiểu giai đoạn của giai đoạn nghiên cứu Văn tâm điêu long cổ điển. Thực ra khi ra đời, văn bản Nguyên Chí Chính bản Văn tâm điêu long và bài tựa của Tiền Duy Thiện chưa chắc đã có một ảnh hưởng lên tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long vốn đã rất trầm tịch của thời kì trước. Sau năm 1355, nghiên cứu Văn tâm điêu long cùng không vì thế mà có những biến chuyển theo kiểu cách mạng và bùng nổ. Và nếu có thì những biến chuyển đó có thể cũng chẳng liên quan gì đến cái mốc này. Ý nghĩa của năm 1355 đối với lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long được xem xét bằng nhãn quan của nhà nghiên cứu lịch sử Long học hiện đại, nó gần gũi với việc vạch một đường thẳng hơn là một sự kiện lịch sử, lịch sử văn học đúng nghĩa .
Bài tựa của Tiền Duy Thiện cho biết trong đống sách quý của một ông tri phủ Gia Hưng嘉興là Lưu Trinh劉貞có bản Văn tâm điêu long mà chúng ta đang nói đến. Ông tri phủ có lòng quảng đại muốn cùng giới học giả chia xẻ văn bản quý này nên đã sai người đem khắc in. Ở khoản thức đầu sách ghi "Thông sự xá nhân của nhà Lương là Lưu Ngạn Hòa trình bày"  rồi trong bài tựa Tiền Duy Thiện viết: "Đấy là hướng trình bày của Văn tâm điêu long" . Mọi chuyện bắt đầu từ hai chữ Thuật述này. Các từ điển Trung Quốc thường sử dụng chữ Trần陳(trình bày) và Tuần循(noi theo, kể theo, trình bày theo, làm theo) để giải thích  ý nghĩa cho chữ Thuật. Điều đó cho thấy người soạn ra bản sách này và người viết bài tựa cho bản sách cùng quan niệm: khi viết ra tác phẩm này là Lưu Hiệp nhằm truyền tải và minh chứng cho một tư tưởng, một cách nghĩ, một đường lối đã có sẵn trước ông. Và đường lối ấy là gì? Không chút ngần ngại Tiền Duy Thiện khẳng định trong bài tựa, đó là đường lối văn chương của các nhà Nho mang sứ mạng phục hưng Nho học trong thời kì Thánh đạo bị các học thuyết Phật, Lão chèn ép . Ông hào hứng giải thích về tư tưởng mà Văn tâm điêu long trình bày, thuật lại: "Lục Kinh đấy là sách mà mà các bậc Thánh nhân chuyên chở Đạo, truyền thừa đạo thống cho vạn đời sau, và hướng trăm họ đi theo con đường Trung Đạo. Lục Kinh lớn lao như trời đất, sáng rỡ như mặt trăng mặt trời, phô bày cái vô cùng và không thể đo đếm được của vũ trụ… Từ sau khi Khổng tử mất, từ đời Hán, đạo Thánh bắt đầu suy vi, các học giả ngày càng ngả theo những niềm tin sai trái, đạo Thánh bĩ tắc khiến trời đất lớn lao cũng bế tắc, ánh sáng của mặt trời mặt trăng cũng trở nên u ám hơn. Rồi thì trong lúc học thuyết Lão, Phật đương như dòng suối nhỏ chảy đi sắp thành sông thành bể, ai là kẻ có thể ngăn chặn chúng lại đây? Nếu kẻ nào (trong hoàn cảnh đó) biết lấy Đạo làm gốc rễ (原道), biết lấy kinh điển thánh nhân làm mẫu mực (宗經), và biết lấy thánh nhân làm thầy (
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
I Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập Nghiên cứu v Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu đề xuất thuật toán mã hóa văn bản có độ bảo mật cao trên cơ sở mật mã truyền thống Công nghệ thông tin 0
R nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
H Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển Luận văn Kinh tế 0
D NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH RÚT VĂN BẢN TỪ TRANG WEB VÀ ỨNG DỤNG Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành bao bì nhựa – nghiên cứu điển hình Công ty Cổ Phần Văn Hóa Tân Bình Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top