Download miễn phí Tiểu luận Truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - Thông điệp văn hóa hay là sex

A. Mở đầu. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu đạt được. 1
2.1. Về lí luận. 1
2.2. Về thực tiễn. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu. 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu. 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
5. Lịch sử vấn đề. 2
6. Cấu trúc của bài tiểu luận. 3
B. Nội dung. 4
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. 4
1.1 Sex trong văn học trẻ hiện nay. 4
1.2 Sex trong văn học - nên hay không nên. 5
Chương 2: Truyện ngắn “Bóng đè” – thông điệp văn hóa hiện lên sau vỏ bọc sex. 7
2.1 Thông điệp văn hóa hiện lên sau vỏ bọc sex. 7
2.2 Những hạn chế trong truyện ngắn “Bóng đè”. 11
C. Kết luận. 14
Tài liệu tham khảo. 15


Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống, bày tỏ một quan điểm, một cách nhìn đối với đời sống. Xem xét văn học trong mối quan hệ với chủ thể sáng tạo, ta thấy rõ vai trò của thế giới khách quan và sáng tác, tài năng, vốn sống, cá tính của người nghệ sĩ. Xuất hiện trên văn đàn Việt với tác phẩm “Bóng đè”, Đỗ Hoàng Diệu đang là cái tên được chú ý trong đời sống văn học. Truyện của chị có người thích, người chê nhưng tất cả đều phải công nhận đó là hơi thở mới. Những thông điệp ráo riết, có phần quyết liệt được chị chuyển đến với người đọc dưới cái vỏ rất sex.
Tác phẩm “Bóng đè” đã gây kinh ngạc cho nhiều người, xôn xao văn giới hải ngoại và rồi trong nước, nhất là khi truyện được đưa vào tuyển “Văn Mới 2005”- NXB Hội Nhà văn. Xung quanh “Bóng đè” còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Đọc tác phẩm, tui thật sự thấy thú vị, song song với đó là những nỗi băn khoăn khó tả. Chọn đề tài tìm hiểu về “truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - thông điệp văn hóa hay là sex”, tui muốn đưa ra những ý kiến riêng của bản thân, sự cảm nhận của chính mình sau khi đọc và cảm thụ tác phẩm.
2. Mục tiêu đạt được.
2.1. Về lí luận.
- Có sự nhìn nhận đúng đắn về tác phẩm “Bóng đè”.
- Hiểu được phần nào tâm tư, tình cảm của tác giả trẻ Đỗ Hoàng Diệu cũng như đưa ra những nhận xét của bản thân về tác phẩm.
- Từ những lí luận chung rút ra một kết luận xác đáng.
2.2. Về thực tiễn.
- Tập thao tác nghiên cứu khoa học.
- Từ những hiểu biết có được qua đề tài, xây dựng cho bản thân một cơ sở lý luận làm hành trang trên con đường tri thức cũng như trong cuộc sống.
- Dẫu biết bài tiểu luận này còn khiêm tốn về tri thức nhưng cũng mong góp phần nhỏ, phần chưa biết nhà văn Đỗ Hoàng Diệu và truyện ngắn “Bóng đè”, cũng là cơ hội để thực hành, sử dụng những kiến thức đạt được qua học phần Tiếp nhận văn học để đi vào một tác phẩm cụ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Tác phẩm “Bóng đè”.
- Thông điệp của Đỗ Hoàng Diệu qua tác phẩm.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Những tác phẩm cùng thể loại.
- Đi sâu vào nghiên cứu truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp tư liệu.
- Phương pháp lôgic.
- Phương pháp so sánh, đối chứng.
- Phương pháp phân tích, bình luận.
5. Lịch sử vấn đề.
Truyện ngắn “Bóng đè” là một tác phẩm mới trên văn đàn, tuy nhiên nó dành được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận cũng như các phóng viên, các nhà nghiên cứu. Bàn luận về tác phẩm “Bóng đè” có nhiều ý kiến khác nhau và gây nhiều tranh cãi. Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Những phản ứng nhiều chiều cho thấy Bóng đè quả thực là một hiện tượng văn học thách thức cảm nhận và đánh giá của giới trong nghề, và của giới độc giả rộng rãi. Vì tư tưởng của tác phẩm, vì cách viết của tác giả. Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu gần như chủ yếu viết về phụ nữ và dục tính. Phụ nữ trong quan hệ với dục tính, nhưng quan trọng hơn, phụ nữ và dục tính trong quan hệ với xã hội và lịch sử. Ở đây, có phần nào màu sắc nữ quyền. Tuy nhiên, chị dùng người nữ và chuyện dục tính như một bộ mã để gửi đi một thông điệp của mình cho cuộc sống này”. Khác với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng không đánh giá cao tác phẩm Bóng đè: “tui không thích cách hành văn của Đỗ Hoàng Diệu. Văn chương được tui đánh giá cao phải là văn chương giản dị, dứt khoát, trực tiếp. Qua Đỗ Hoàng Diệu, tui thấy người viết văn Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi những mặc cảm về quá khứ, mặc cảm nhược tiểu. tui mong được đọc những nhà văn mới, viết với một phong thái hào sảng.”
Còn rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh truyện ngắn “Bóng đè”, bài tiểu luận này xin tập trung tìm hiểu, làm rõ “Truyện ngắn Bóng đè – thông điệp văn hóa hay là sex” qua cách nhìn chủ quan của cá nhân tôi.
6. Cấu trúc của bài tiểu luận.
Bài tiểu luận này được sắp xếp thành 3 phần theo thứ tự A, B, C.
A. Mở đầu: Giới thiệu chung, hoàn thành các mục cơ bản của bài tiểu luận.
B. Nội dung:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Chương 2: Truyện ngắn “Bóng đè” – thông điệp văn hóa hiện lên qua vỏ bọc sex.
C. Kết luận: Hệ thống lại những luận điểm, nội dung chính của bài tiểu luận
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tuyduyen

New Member
Re: Tiểu luận Truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - Thông điệp văn hóa hay là sex

Theo tui một là thông điệp văn hóa, văn hóa mở.
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Truyện ngắn Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu - Thông điệp văn hóa hay là sex

Tải hẳn tiểu luận về mà nghiên cứu đi bạn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top