caubevosong2

New Member
Download Vài suy nghĩ về nghệ thuật dịch Kiều

Download miễn phí Vài suy nghĩ về nghệ thuật dịch Kiều





Toàn bộ truyện Kiều được viết theo thể thơ lục bát, là thể thơ thông dụng nhất trong thi ca Việt Nam (cứ từng cặp 2 câu, trên 6, dưới 8 âm - hay âm tiết; âm thứ 6 câu dưới vần với âm cuối câu trên). Đừng hiểu lầm về sự nhất quán ấy. Luật ấy có đặc tính uyển chuyển vô cùng. Mỗi câu mỗi đoạn thực ra linh động với nhịp điệu riêng. Một câu thơ diễn tả sự thất vọng của một người đang yêu, vẻ u buồn của một cảnh trí, không rung động cùng một nhịp với những cách ngôn đạo mạo thốt ra từ miệng của một vị ni cô. Ví dụ, hãy lấy đoạn nàng Kiều trước khi rời bỏ gia đình, cầu xin em gái thay mình chắp nối lại mối tình đứt đoạn (từ câu thứ 723: “Cậy em em có chịu lời” đến câu 756: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”). Lúc đầu, Kiều cố gắng giải thích, thuyết phục: nàng tường thuật các sự việc, trình bày lý lẽ, nhịp thơ vì vậy chậm và điềm đạm. Thế rồi, từ từ, một cách như vô thức, nàng buông mình như trong một cơn mơ. Ta cảm giác rõ nàng không còn trao đổi với người em nữa mà chỉ đeo đuổi một cuộc độc thoại nội tâm mà nhịp điệu ban đầu còn lê thê, về sau, càng về sau càng trở nên hối hả và cuối cùng vỡ oà ra trong những tiếng nấc nghẹn ngào. Kiều ngã ra bất tỉnh khi dứt lời, đó là điều đương nhiên dễ hiểu. Một bản dịch theo thể văn xuôi, rất có thể có cơ nguy bỏ qua, đánh mất đi nhịp điệu mỗi lúc một trào dâng trong đoạn thơ. Phẩm chất đầu tiên của văn xuôi là tính sáng tỏ dễ hiểu, người dịch, vì cái đặc tính ấy của văn xuôi, thường đi đến chỗ hy sinh, bỏ mất đi những nhịp điệu vốn là những gì tạo thành vẻ đẹp cơ bản của thi ca.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

Nguyễn Khắc Viện
Vài suy nghĩ về nghệ thuật dịch “Kiều”
Nguyễn Khắc Dương dịch
Tuyệt tác Truyện Kiều đã đến với đông đảo bạn đọc thế giới từ lâu nhờ các bản dịch; tiếng Pháp có lẽ là ngôn ngữ có nhiều dịch giả nhất, trong đó bản dịch của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được nhiều người đánh giá là thành công nhất. Bản dịch đã được tái bản nhiều lần và từ bản dịch này, dịch giả một số nước đã chuyển tiếp sang các ngôn ngữ khác. Nhà văn hóa Hữu Ngọc nhận xét: “Bản dịch Kiều sang tiếng Pháp của Anh (Viện) đề ra một quan niệm dịch thuật khá độc đáo.” Nhà nghiên cứu và dịch giả Đỗ Lai Thúy: “Bản dịch Truyện Kiều của ông đã vượt bóng những người đi trước như Paulus Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Xuân Phúc và Xuân Việt… để tỏa sáng. Không nệ vào điển cố, đi tìm một sự “tương ứng” sâu xa, Ông đã làm cho nàng Kiều Việt Nam gần gũi với tâm hồn Pháp. Một nhà văn hóa Việt Nam nói với tôi: “Mình hiểu Kiều hơn nhờ bản dịch của anh Viện. Hình như ngoài tín nhã ra còn có một cái gì đấy!”…” Về sự ra đời của bản dịch này, Nguyễn Khắc Viện đã kể lại trong hồi ký của mình như sau: “Năm 1965, kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du. Trong những tài liệu về Nguyễn Du cần cung cấp cho các nước để họ tổ chức kỷ niệm, cần có bản dịch quyển Kiều… Việc này đã được chuẩn bị từ năm 1963. Hồi tui còn ở Pháp, trong nước đã giao cho tui tìm người dịch truyện Kiều. tui đã nhờ anh Phan Nhuận là một luật sư ở Paris. Anh đã vào Đảng Tân Việt, sau bị Pháp truy nã, chạy sang Pháp… Anh dịch quyển Kiều được khoảng 100 câu thì bị bệnh qua đời… tui tham khảo những bản dịch trước đây đều thấy chưa thỏa mãn. Có người dịch ra văn xuôi, thành ra mất chất thơ của quyển Kiều. Có người dịch ra thơ Pháp kiểu cổ điển, một câu Kiều phải dịch ra hai ba câu dài cho câu thơ đủ từ, có vần… Có người bám sát điển tích thành ra những câu rất lạ lùng. Việc dịch rất khó do hai ngôn ngữ có nhiều điểm khác nhau… Ví dụ như câu: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Tiếng Việt thì “tài” với “tai” là một vần, nhưng tiếng Pháp thì “tài” là “talent”, “tai” là “travers”; hay những câu ví như "Sớm đào tối mận lân la / Trước là trăng gió sau ra đá vàng”. Câu thơ của ta nhẹ nhàng như vậy, nếu dịch ra đủ lệ bộ thì nặng nề chẳng thành câu thơ gì nưã… Ngoài khó khăn về dịch thuật, còn khó khăn nữa là ở nước ta, có nhiều người vừa sính Kiều vưà sính tiếng Pháp. Vì vậy, đối với các bản dịch, không có một câu nào mà người ta không có ý kiến… tui nói là nếu giao cho tui dịch trong một thời gian ngắn, tui xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Anh em góp ý kiến tui sẽ lắng nghe, nhưng xin cho tui được quyết định, không buộc phải theo ý kiến áp đặt, vì chữa một chữ là phải chữa cả câu, mà chữa một câu là phải chữa cả đoạn. Nếu buộc phải theo ý kiến mọi người thì mấy năm cũng không xong. Đề nghị được chấp thuận, tui về cố gắng hết sức, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ, sau 3 tháng nộp bản thảo. Thực ra, nếu dịch một tập thơ chưa bao giờ đọc, thì không thể nào làm trong 3 tháng. Nhưng truyện Kiều tui đã thấm từ bé, đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần…” (Nguyễn Khắc Viện, Ước mơ và hoài niệm, hồi ký, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2003). Có lẽ phải “bổ sung”: một người còn chưa đầy một lá phổi, vừa trở về nước sau gần ba chục năm ở Pháp (ông về nước năm 1963), lại vào lúc Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, có thể hoàn thành được bản dịch Kiều nhanh chóng như thế là còn nhờ dịch giả và Nguyễn Du cùng quê hương – dòng sông Phố quê ông hợp lưu với sông Lam trước khi chảy qua làng Tiên Điền, và thân phụ bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng là nhà khoa bảng (cụ đỗ Hoàng giáp thời vua Thành Thái), không xa lạ gì khung cảnh triều đình phong kiến; bản thân ông còn tự học chữ Hán ngay trên giường bệnh ở Pháp, học cẩn thận đến mức nhà giáo lão thành Trần Văn Quý phải thốt lên: “tui kinh ngạc đến sững sờ thấy ông tập viết cả chữ thảo, mà lại tập viết theo đúng thể Vương Hy Chi…” Còn một động lực nữa, chính Nguyễn Khắc Viện đã bộc lộ: “…Chính giữa lúc đang đánh nhau với Mỹ như vậy, chúng ta vẫn kỷ niệm nhà thơ lớn của mình, để tỏ cho thế giới biết mình vẫn vững tâm, và cũng để bảo vệ vốn văn hóa quý báu của dân tộc.”
Nguyễn Khắc Phê
Trong bài giới thiệu, chúng tui đã cố gắng khoanh lại một vài vấn đề về mặt nội dung của truyện Kiều. Nay xin nói đến những vấn đề đặt ra trong việc dịch thuật. Kiều là một thi phẩm, nó đòi hỏi phải được chuyển dịch bằng thơ; một thi phẩm lớn càng cần có một bản dịch nên thơ. Nếu thơ không nhất thiết đồng nghĩa với những dòng văn vần, thì ngôn ngữ thơ trước hết phải dùng đến hình ảnh, nhịp điệu, nhạc tính sao cho đánh thức được trong lòng người đọc, đúng hơn trong lòng người ngâm, cả một chuỗi ấn tượng, cảm xúc dù khi chưa hiểu rõ ý thơ. Một bản dịch ra văn xuôi sẽ biến bài thơ thành một câu chuyện kể và dù dịch giả khéo léo cũng sẽ làm biến chất tác phẩm. Ví dụ câu thơ: Trải qua một cuộc bể dâu mà Xuân Việt và Xuân Phúc dịch [1] thành: Trải qua bao nhiêu là biến động, biển cả trở thành nương dâu Dịch như thế quả là có ưu điểm theo sát ý gốc. Nhưng câu thơ tiếng Việt trước hết gợi ra một hình ảnh, khuấy động lên một nỗi kinh hoàng xen lẫn mối thương tâm thầm kín, con người cảm giác hoàn toàn bất lực trước những xáo động của thiên nhiên. Cho nên tui muốn dịch câu thơ ấy như sau: Nơi mà xưa kia ngàn dâu xanh mướt, nay biển cả thét gào Tự buộc mình phải dùng ngôn từ có chất thơ, đó là nghĩa vụ trước hết của người dịch thơ. Quy tắc này sẽ giúp các dịch giả kể trên tránh được nhược điểm kiểu sau đây: Nhưng phải biết điều này: Trong bản chất, việc hôn nhân phải hàm chứa hoa nguyên phấn, trăng tròn vành. Câu thơ đầy ý vị: Xưa nay trong đạo vợ chồng Hoa thơm phong nhị, trăng vành tròn gương đã được dịch ra như thế đó! Thiết nghĩ rằng không cần trau chuốt từ ngữ hay ngữ điệu, chỉ cần chút ít sắp đặt các từ, cũng có thể đem lại cho bản dịch một dáng thơ: Nhưng muốn chắp nối sợi dây thiêng hôn phối Hoa phải còn nguyên mật, trăng phải hiện tròn gương. Ngay cả lúc hai bản dịch rất gần nhau – một bằng văn xuôi, một bằng thơ – thậm chí gần giống hệt nhau về mặt từ ngữ được sử dụng, chỉ cần thay đổi cách sắp đặt từ ngữ là có thể đạt được những hiệu quả mà văn xuôi không thể có được. Hãy trích trọn một đoạn trong bản dịch của Xuân Việt và Xuân Phúc: Bắt chước những thiếu nữ hiến thân trong nương dâu trên bờ sông Bộc, thì sẽ là bất chính đáng cho chàng khinh rẻ. Chúng ta phải chăng là những kẻ ăn thóc khi lúa còn con gái. Sự tinh khiết trong suốt cả cuộc đời vợ chồng, sao lại nỡ làm hỏng đi trong một phút giây. Trong các cuộc tình duyên lừng lẫy, qua mọi thời đại, có cặp nào xứng đôi vừa lứa cho bằng cặp Thôi Trương. Thế mà bão táp mưa sa đã đánh đổ đá vàng, và chim yến chim oanh rồi...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top