Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề Tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước Việt Nam

Tham nhũng đã trở thành một mối lo ngại lớn mang tính toàn cầu. Trung tuần tháng 11-2009, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố bảng xếp hạng chỉ số nhận thức về tham nhũng (CPI) năm 2009. Dù không nhiều thay đổi so với năm 2008, nhưng xét về mặt tổng thể, điểm bình quân năm nay thấp hơn so với năm ngoái.Cũng không có nhiều sự thay đổi ở tốp đầu khi các quốc gia như New Zealand, Singapore, Đan Mạch, Thụy Điển vẫn được đánh giá là những nước có CPI cao nhất và minh bạch nhất còn Somali, Afghanistan và Iraq vẫn là nơi có nạn tham nhũng trầm trọng nhất thế giới.
Cụ thể, Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức 2,7 điểm, đứng thứ 120, tăng 1 bậc so với năm 2008 và tăng 3 bậc so với năm 2007. Năm nay, New Zealand đã vượt qua Đan Mạch để đứng đầu danh sách với 9,4 điểm. Đan Mạch đứng thứ hai với 9,3 điểm. Tiếp đó, Singapore và Thụy Điển cùng 9,2 điểm. Các nư,6 ớc xếp cuối bảng là Somalia (1,1 điểm), Afghanistan (1,3 điểm). Mỹ đứng thứ 19 với 7,5 điểm. Trung Quốc đứng thứ 79 (với 3điểm) và Nga 2,2 điểm đứng thứ 146.
Ngoài ý nghĩa thông báo về giá trị đạo đức suy giảm, tham nhũng còn phá hoại những nỗ lực phát triển kinh tế đất nước, nỗ lực kinh doanh và nỗ lực tạo sự tin cậy trong những cam kết quốc tế. Tham nhũng làm tăng các chi phí và rủi ro trong hoạt động kinh doanh; làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư và làm tụt giảm điểm tín nhiệm quốc gia. Tham nhũng còn gây ra những ngờ vực về độ tín nhiệm trong kinh doanh, độ tin cậy của đội ngũ lãnh đạo chính phủ và độ tin cậy các cam kết.
Tham nhũng là một tệ nạn mang tính chất toàn cầu. Tuy nhiên không phải ở bất kì nơi nào trên thế giới biểu hiện, tính chất, phạm vi của tham nhũng cũng giống nhau mà mỗi quốc gia trên thế giới đều có những sự khác nhiều do đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Tại Việt Nam, tình hình tham nhũng cũng diễn ra hết sức phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhiều mức độ khác nhau. Tham nhũng tại Việt Nam theo các nhà lãnh đạo là nạn nội xâm, là quốc nạn, là vấn đề gây nhức nhối của cả Việt Nam. Trong đó nổi lên là vấn đề tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước. Tham nhũng trong cơ quan nhà nước là một vấn đề bức xúc và đáng quan tâm nhất trong giai đoạn hiện nay.Chính vì sự ảnh hưởng của tham nhũng tới xã hôi và tầm quan trọng của các biện pháp phòng chống tham nhũng trong các cơ quan Hành chính nhà nước cho nên em đã lựa chọn đề tài: “Vấn đề tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước Việt Nam”. Em lựa chọn đề tài này vì nó là một vấn đề nan giải đang được các cá nhân, tổ chức quan tâm để tìm ra các biện pháp phòng chống. Hi vọng với cách tiếp cận “mới nhưng không cũ” của em sẽ đem lại cái nhìn chân thực và đúng đắn, phản ánh đúng vấn đề tham nhũng trong các cơ quan
hành chính nhà nước Việt Nam. Xác đinh được những yêu cầu của vấn đề chúng em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn tham nhũng.

Đề tài của chúng tui ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
•Chương 1: Khái quát chung về tham nhũng.
•Chương 2: Vấn đề tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước ở Việt Nam.
•Chương 3: Một số giải pháp phòng chống tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước.


Chương 1: Khái quát chung về tham nhũng


I. Tham nhũng.
1. Khái niệm.
Tham nhũng là gì? Có thể có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Phân tích ở cấp độ kinh tế, Vito Tanzi - một học giả người Ý trả lời súc tích nhất: “Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hay cho những kẻ liên quan tới hành động đó” (1). Có 3 nội dung chính trong định nghĩa này.
Nội dung thứ nhất đề cập tới nguyên tắc công minh bởi lẽ nó đòi hỏi quan hệ cá nhân hay các mối quan hệ khác không được xen vào quyết định kinh tế có liên quan tới nhiều bên. Việc đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là một yêu cầu cần thiết đối với một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả. Thái độ thiên vị đối với một số chủ thể kinh tế nào đó chắc chắn sẽ vi phạm nguyên tắc công minh và mở đường cho tham nhũng. Còn có thêm hai điều kiện cần thiết khác dọn đường cho tham nhũng, hay nói cách khác những điều kiện cần thiết để hành động cố tình thiên vị có thể được gọi là tham nhũng. Điều kiện thứ nhất là thái độ thiên vị phải có chủ đích. Việc vô ý vi phạm nguyên tắc công minh, chẳng hặn vì thiếu thông tin đầy đủ, không được coi là tham nhũng. Thứ hai, phải có lợi ích nhất định nào đó cho cá nhân vi phạm nguyên tắc công minh, nếu không sẽ không có tham nhũng. Việc vi phạm nguyên tắc không thiên vị đôi khi được coi là phân biệt đối xử, nhưng lại không phải là tham nhũng. Việc trục lợi hay dành lợi thế cho kẻ hối lộ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Người ta thường cho rằng tham nhũng có nghĩa là nhận tiền nhưng những bổng lộc tương tự cũng có thể là món quà đắt tiền hay những ân huệ khác. Tặng một bộ trang sức đắt tiền cho vợ một người đã vi phạm nguyên tắc công minh và dành cho con trai của ông ta một công việc (nhẹ nhàng) với mức lương hậu hĩnh rõ ràng là tham nhũng.
Việc trục lợi hay hưởng lợi có thể diễn ra cùng lúc với việc vi phạm nguyên tắc công minh, nhưng cũng có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Cụ thể sự thiên vị của một cá nhân nhận hối lộ sẽ khiến cho kẻ nhận hối lộ có bổn phận hay đôi khi bắt buộc phải ngấm ngầm đền đáp lại sự ưu ái đó. Bổn phận đó sẽ không mất đi theo thời gian và vì vậy việc trục lợi từ những cá nhân hối lộ sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai. Nếu trả ơn bằng cách dành cho con trai của ông ta một công việc có thu nhập cao, nhưng cậu ta vừa mới bắt đầu vào đại học thì rõ ràng là giữa việc cho và nhận có một khoảng cách về thời gian. Hơn nữa, khi thỏa thuận tham nhũng, đôi khi việc trả ơn thậm chí không được nêu cụ thể nhưng hai bên vẫn ngầm hiểu đó là bổn phận cần thực hiện.
Đó là một cách hiểu về tham nhũng, tiếp cận tham nhũng ở mặt khác. Chủ tịch -Tổng giám đốc, InvestConsult Group, Nguyễn Trần Bạt đưa ra một định nghĩa: “Tham nhũng, nói một cách vắn tắt, là việc sử dụng các quyền lực, uy tín và địa vị công cộng để chiếm đoạt các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội hay của người khác”(2). Như vậy, tham nhũng, theo cách hiểu này, đối tượng của tham nhũng không chỉ là những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là những giá trị về tinh thần. Chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này hiện tượng tham nhũng lại diễn ra một cách tinh vi hơn, nặng nề hơn và tàn phá xã hội khốc liệt hơn.

Chương 1: Khái quát chung về tham nhũng. 3
I.Tham nhũng: 3
1.Khái niệm. 3
2.Phân loại tham nhũng. 6
II.Ảnh hưởng của tham nhũng và sự cần thiết của các biện pháp chống tham nhũng. 7
Chương 2: Vấn đề tham nhũng trong hệ thống 8
I. Thưc trang tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước ở Việt Nam. 8
II. Nguyên nhân của Tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước ở Việt Nam. 10
Chương 3: Một số giải pháp phòng chống tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước. 12
I.Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của một số nước trên thế giới. 12
1.Giải pháp phòng ngừa. 12
2.Giải pháp xử lý. 13
II.Các giải pháp phòng chống tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước ở Việt Nam. 14
1.Đặc điểm tham nhũng ở Việt Nam. 14
2.Các giải pháp phòng chống tham nhũng trong hệ thống hành chính nhà nước ở Việt Nam. 16
Kết Luận: 20
Tài liệu tham khảo. 21

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nhoccat91

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Vấn đề Tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước Việt Nam

Cho em link download nhé...thank ad
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Vấn đề Tham nhũng trong hệ thống Hành chính nhà nước Việt Nam

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top