Wyrttun

New Member
Download Khóa luận Nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em

Download miễn phí Khóa luận Nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em





MỤC LỤC
Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 2
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước. 3
2.2. Các nghiên cứu trong nước. 3
2.3. Quy định của Liên hợp quốc về Quyền và bổn phận của trẻ em. 6
2.4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Quyền trẻ em. 10
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 13
3.1. Ý nghĩa khoa học. 13
3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 13
4. Đối tượng, mục đích, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu. 14
4.2. Mục đích nghiên cứu. 14
4.3. Khách thể nghiên cứu. 14
4.4. Phạm vi nghiên cứu. 15
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 15
5.1. Phương pháp luận chung. 15
5.2. Phương pháp nghiên cứu. 16
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết. 16
6.1. Giả thuyết nghiên cứu. 16
6.2. Khung lý thuyết. 17
7. Những khó khăn khi thực hiện đề tài. 18
Chương 1: Cơ sở lý luận 19
1.1. Các lý thuyết liên quan. 19
1.1.1. Lý thuyết vai trò. 19
1.1.2. Lý thuyết truyền thông. 20
1.2. Những khái niệm công cụ. 22
1.2.1. Khái niệm Trẻ em. 22
1.2.2. Khái niệm Quyền trẻ em 23
1.2.3. Khái niệm nhận thức. 24
Chương 2. Kết quả nghiên cứu 25
2.1. Thực trạng nhận thức của trẻ em, gia đình và cộng đồng về Quyền trẻ em. 25
2.1.1. Trẻ em với vấn đề Quyền trẻ em. 25
2.1.2. Gia đình với vấn đề quyền trẻ em. 36
2.1.3. Cộng đồng với vấn đề Quyền trẻ em. 42
2.2. Truyền thông - vận động xã hội về Quyền trẻ em. 48
2.2.1. Các kênh truyền thông. 49
2.2.2. Đánh giá của cộng đồng, trẻ em về các kênh truyền thông. 57
2.2.3. Tổ chức hoạt động truyền thông 63
2.2.4. Truyền thông - vận động xã hội về quyền trẻ em và việc thay đổi nhận thức của cộng đồng. 68
Kết luận và kiến nghị 71
1. Kết luận. 71
1.1. Thực trạng nhận thức của người dân Hà Nội về quyền trẻ em. 71
1.2. Vai trò của truyền thông trong công tác quyền trẻ em. 72
2. Kiến nghị . 73
2.1. Về truyền thông. 73
2.2. Với nhóm lãnh đạo và cán bộ GDGĐ&TE. 73
2.3. Với cộng đồng nói chung. 74
2.4. Với gia đình. 74
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

7: Là những điều ghi trong Công ước Quốc tế hay các Luật cua Việt Nam nhằm bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Những chỉ số khá cao này có thể cho thấy, truyền thông trên diện rộng đã tác động đến nhận thức của người dân. Người dân đã biết được những vấn đề then chốt, cơ bản, liên quan đến quyền trẻ em ở Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu số lượng định lượng cho ta thấy một kết quả khá khả quan về nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em thì những thông tin định tính thu được lại chưa có được sự khả quan như thế. Các thảo luận nhóm tại cộng đồng cho thấy, phần đông những người biết về quyền trẻ em, nhưng chỉ tập trung ở một vài quyền cơ bản như quyền học tập, quyền được vui chơi, giải trí và đặc biệt tỷ lệ cao nhất là biết về quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em.
“Trẻ em có nhiều quyền lắm, nhưng tui chỉ biết đến những quyền cơ bản như quyền được khai sinh, quyền được học hành, vui chơi, giải trí, bình đẳng, có quyền đề đạt với các cấp, được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ” (TLN cộng đồng, nữ, 42 tuổi, xã Liên Ninh, Hà Nội).
“Nhìn chung, người dân nhận thức đến các vấn đề liên quan đến trẻ em nhiều hơn còn vấn đề quyền trẻ em thì rất ít người biết đến” (TLN cộng đồng, nữ, 33 tuổi, phường Quỳnh Mai, Hà Nội)
Nhận thức của cha mẹ về quyền trẻ em còn chịu ảnh hưởng bởi nghề nghiệp mà họ đang làm. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi khi cha mẹ trẻ em làm trong khu vực Nhà nước thì nhận thức về quyền trẻ em cũng cao hơn so với các bậc cha mẹ trẻ em làm trong khu vực tư nhân hay buôn bán. Số liệu định tính sau sẽ cho ta thấy điều đó.
“Về quyền trẻ em thì tui cũng không rõ lắm, tui bận làm ăn suốt nên cũng chẳng để ý” (TLN cộng đồng, Bùi Thị Thuỷ, 30 tuổi, bán thuốc thú y, phường Vĩnh Hưng, Hà Nội).
“Nói thực với chị là như thế này, địa phương giả sử có tuyên truyền thì cứ thông báo lên loa, ai mà đi nghe được. Sáng ngày ra tui còn bận đi làm, các cháu thì đi học cho nên cũng chẳng ai nghe được”. (TLN cộng đồng, Trần Thị Thêm, 45 tuổi, buôn bán, tổ 6, phường Vĩnh Hưng, Hà Nội).
“tui cũng nghe nói về quyền trẻ em và một số quyền cơ bản như: quyền được khai sinh, quyền được học tập, quyền được vui chơi, giải trí, quyền được tham gia… nhưng để hiểu sâu sắc về nó thì tui chưa chắc lắm” (TLN cộng đồng, Nguyễn Văn Sơn, Sở Điện lực, phường Vĩnh Hưng, Hà Nội”.
Tóm lại nhận thức của nhóm ông bà, cha mẹ về quyền trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế. Họ chỉ nắm được thông tin mang tính bề nổi, có nghe, nói, và biết đến một số quyền quen thuộc biểu hiện trong cuộc sống. Họ chưa được đi sâu tìm hiểu nên nhận thức chỉ dừng lại ở mức chung chung.
2.1.2.2. Nhận thức của ông bà, cha mẹ về các nhóm quyền trẻ em được ghi trong Công ước quốc tế.
Để đánh giá nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ về quyền trẻ em được quy định trong Công ước Liên hợp quốc ta quan sát bảng số liệu sau:
Bảng 2.7: Nhận biết của ông bà/ cha mẹ về những nhóm quyền đã được quy định trong Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em
Các nhóm quyền
Số liệu chung
Số lượng
Tỷ lệ
Quyền được sống còn
228
75.7
Quyền được phát triển
234
77.7
Quyền được bảo vệ
252
83.7
Quyền được tham gia
184
61.1
Ý kiến khác
15
4.9
Không trả lời
27
8.9
Trong 4 nhóm quyền được nêu trên, tỷ lệ ông bà/ cha mẹ cho rằng các nhóm quyền này nằm trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em rất cao. Trong đó, “Quyền được bảo vệ” có tỷ lệ cao nhất, tiếp đến “Quyền được phát triển”, thứ ba là “Quyền được sống còn”, quyền có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất là “Quyền được tham gia”. Điều này có thể thấy rằng trong đặc trưng của giáo dục gia đình truyền thống, với sự tồn tại có tính bền vững của chế độ gia trưởng cũng như những đặc trưng riêng của nền văn hoá chịu ảnh hưởng của Nho giáo Việt Nam mà quyền tham gia của trẻ em được người dân thừa nhận bằng sự dè dặt. Khảo sát ở khu vực Hà Nội có thể có kết quả khả quan hơn những khu vực khác trên cả nước (bởi vì, Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hoá, người dân được tiếp cận với truyền thông về quyền trẻ em nhiều hơn các khu vực khác).
Những số liệu định tính sau đây cho ta nhận ra được diện mạo của mặt bằng nhận thức cư dân, trước tiên là của nhóm ông bà/ cha mẹ và ngay cả đối với bộ phận cán bộ, nhân viên, công tác viên làm công tác dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở nhìn chung còn khá giản đơn, thiếu sự sâu sắc và chưa có được tính bền vững.
“tui nghe nói có Công ước quốc tế về quyền trẻ em nhưng nội dung cụ thể của nó thì tui không biết” (TLN người dân, Nam, 54 tuổi, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội).
“Nếu hỏi người dân những nhóm quyền trên thì họ không hiểu đâu. Nhưng những sự chăm sóc và giáo dục con cái của họ đều xuất phát từ những nhóm quyền đó. Hiện nay, người dân hiểu rằng trẻ em phải được đi học nhưng cũng có một số bộ phận nghĩ rằng không có ăn thì chết chứ không học cũng chẳng sao” (PVS cán bộ UBDSGĐ&TE, thành phố Hà Nội).
Tóm lại, nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ và ngay cả một số cán bộ DSGĐTE về các nhóm quyền trẻ em ghi trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em vẫn còn nhiều hạn chế. Họ cũng mới chỉ nghe nói và biết đến Công ước quốc tế về quyền trẻ em chứ chưa được đi sâu tìm hiểu nên nhận thức chỉ dừng lại ở mức chung chung hay mang tính bề nổi.
* Một số phát hiện và nhận xét.
Theo kết quả định lượng cho thấy nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ trẻ về các quyền trẻ em tương đối cao. Những thông tin định tính lại cho thấy nhận thức đó của các đối tượng này mới dừng ở mức nắm được những quyền cơ bản và những thông tin chung, kiến thức họ có được chỉ mang tính bề nổi.
Đối với 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em được ghi trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhận thức của nhóm ông bà/ cha mẹ trẻ có chỉ số rất cao, tuy nhiên những nhận thức đó chưa cụ thể và sâu sắc.
Không có sự cách biệt đáng kể khi so sánh chỉ số nhận thức này trong các tương quan giới.
Chúng ta vẫn biết sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người có sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của gia đình, đặc biệt là trẻ em. khi tìm hiểu về nhận thức của nhóm ông, bà/ cha mẹ về quyền trẻ em thì kết quả thu được không khả quan lắm. Nói một cách công bằng thì nhóm ông bà/ cha mẹ chưa thực sự hiểu được những tâm tư, tình cảm của con cái như họ đã tự nhận. Điều này cũng có phần hợp logíc. Bởi lẽ, theo như kết quả thì nhận thức của ông, bà/ cha, mẹ còn chung chung, hạn chế. Nhận thức đó sẽ quyết định hành vi mà họ ứng xử với con. Cũng có thể nhận thấy rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cuộc sống sôi động với hàng loạt nhu cầu phát sinh, các ông bố, bà mẹ lao vào kiếm sống mà quên đi “món tài sản vô giá” là đứa con của mình. Không ít phụ huynh vì mải kiếm tiền đã “khoán trắng” con mình cho nhà trường và kết cục là những hậu quả đáng tiếc xảy ra đối ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Nhận thức của người dân về sử dụng túi nilon Văn hóa, Xã hội 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
D Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn Y dược 0
D Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-bu Y dược 0
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
B Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc dạy học các yếu tố giải tích nguyên hàm - Kiến trúc, xây dựng 0
H Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh thông qua dạy học chương phương pháp tọa độ trong mặt ph Kiến trúc, xây dựng 0
I Truyền thông marketing nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top