ngan_trang_2610

New Member
Download Đề tài Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người cùng kiệt đô thị (Địa bàn nghiên cứu: Quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Download miễn phí Đề tài Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người cùng kiệt đô thị (Địa bàn nghiên cứu: Quận Thanh Xuân, Hà Nội)





Qua khảo sát thực tế cho thấy, có 44,2 % số hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người chỉ đạt dưới mức 6m2/người (chiếm tỷ lệ lớn nhất), thậm chí có một số hộ chỉ đạt mức 1m2/người. Rất nhiều hộ gia đình chỉ có 1,6-5m2/người. Sau đó đến số hộ có diện tích nhà ở bình quân từ 6 đến 9m2 cũng khá cao 38,3%. Như vậy, theo khảo sát thì đa số người dân trong quận Thanh Xuân họ đều có diện tích bình quân trên đầu người thấp, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Diện tích nhà ở của người nghèo đô thị do nhiều yếu tố chi phối, trong những yếu tố đó phải kể đến là mật độ dân số ở Hà Nội quá cao do nhiều luồng nhập cư về làm ăn, sinh sống trong khi đó diện tích nhà ở không thể tăng lên được. Nhiều công trình của nhà nước được xây dựng cũng làm giảm đáng kể diện tích đất đai. Trong khi đó, chương trình xây nhà ở với giá thấp cho người nghèo lại không được triển khai có hiệu quả. Thêm nữa, một bộ phận người nghèo không đủ tiền để xây hay mua những căn nhà đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như giải trí, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình. Những yếu tố này càng góp phần làm giảm đi diện tích nhà ở của người dân nghèo trong khu vực.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

g một diện tích đất khá rộng do ông bà để lại cũng đã bán đi một phần, còn một phần để lại xây dựng dãy nhà trọ cho nguời ngoại tỉnh thuê. Họ đã sống bằng số tiền cho thuê trọ đó, đồng thời làm thêm ở bên ngoài nên cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn so với các hộ khác.
Vị trí ngôi nhà cón ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ đô thị khác mà đặc biệt là dịch vụ về điện nước. Ở Hà Nội và nhiều thành phố khác trong nước thì hệ thống cung cấp điện nước còn rất nhiều yếu kém và có nhiều vấn đề bất cập. Do vậy, nhiều khi ở trong các ngõ sâu, không tiện đường qua lại, người cùng kiệt cũng dễ lâm vào tình trạng không được tiếp cận với các dịch vụ điện nước một cách đầy đủ và an toàn
2.1.2.Về loại hình và diện tích nhà ở
* Loại hình nhà ở
    Về  loại hình nhà ở của người cùng kiệt thường rất  đơn giản, không có sự đa dạng như nhà  ở nói chung của người dân đô thị hiện nay. Đó là do khả năng tài chính hạn hẹp người cùng kiệt thường phải sống trong những ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ, những khu chung cư đã xuống cấp trầm trọng hay những ngôi nhà tranh, nhà tạm. 
Bảng 1: Loại hình nhà ở
Loại hình nhà ở
Tần số
Tần suất (%)
Nhà  tranh, nhà tạm
32
26,7
Nhà  cấp bốn
48
40
Căn hộ chung cư
26
21,7
Nhà  tầng
12
10
Nhà  khác
2
1,6
Tổng số
120
100.0
    Qua bảng số liệu chúng ta thấy người cùng kiệt quận Thanh Xuân phần nhiều là sống trong những ngôi nhà cấp bốn – 40% và nhà tranh, nhà tạm – 26,7%. Những căn nhà tranh, nhà tạm này là những ngôi nhà được xây dựng tạm bợ trên những đám đất lấn chiếm. Thường là những căn nhà nhỏ, thấp và được chắp vá bởi rất nhiều những vật liệu khác nhau kể cả gỗ và giấy báo…Căn hộ chung cư chiếm 21,7%. Những căn hộ chung cư này thuộc khu chung cư, tập thể cũ của các nhà máy, xí nghiệp. Nó được xây dựng từ những năm 80 thời kỳ bao cấp. Những khu nhà này thường đã qua chỉnh sửa nhiều lần và hiện nay đã xuống cấp trầm trọng.
    Trong quá trình nghiên cứu và đi khảo sát địa bàn nghiên cứu, chúng tui nhận thấy hầu hết những người dân cùng kiệt đều sống trong những ngôi không được xây dựng kiên cố hay đi thuê những khu vực được xây dựng tạm bợ, không đáp ứng được những điều kiện cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt của người dân (ví dụ: những ngôi nhà cấp IV xây cho thuê thường được xây dựng đơn giản, lợp mái tôn, không đảm bảo được điều kiện khí hậu, ẩm thấp, thiếu ánh sáng…). Những loại hình nhà ở này gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của con người.
    Theo một phỏng vấn người dân cho biết:
    “Nhà chật hẹp như vậy, mọi thứ đồ đạc đều phải bày bừa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là chưa kể trời nắng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó là người lớn thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu ạ…”. (Phỏng vấn sâu số 3)
(Nam, 49 tuổi, nghề nghiệp: lao động tự do)
    Trong bài nghiên cứu, chúng tui tập trung vào đối tượng người nghèo, người có thu nhập thấp và những lao động di cư từ nơi khác đến Hà Nội và thuê trọ. Trong quá trình quan sát điều kiện nhà ở trên địa bàn, hầu hết những ngôi nhà tranh, nhà tạm; nhà cấp IV đều không đủ những điều kiện đảm bảo cho đời sống sinh hoạt, và gây ra những vấn đề gay gắt đối với các nhà quản lý và các cơ quan chức năng trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.
    Với vấn đề đặt ra với các nhà quản lý nhà ở của địa bàn nghiên cứu là: Với 26,7% nhà tranh, nhà tạm; 40% nhà cấp IV, 21,70% nhà chung cư thì việc giải quyết nhu cầu nhà ở với việc đảm bảo chất lượng nhà ở đang là vấn đề cần được giải quyết. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân là điều kiện quan trọng trong quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Việc đảm bảo được nhà ở cho người dân sẽ quyết định đến chất lượng cuộc sống và giải quyết xung đột của quá trình phát triển. 
* Diện tích nhà ở
 Còn về diện tích ở bình quân của người cùng kiệt hiện nay thì vô cùng chật hẹp. Không chỉ những người cùng kiệt mà người dân đô thị nói chung, đặc biệt là đô thị Hà Nội đang phải sống trong những ngôi nhà chật chội thiếu thốn không gian cảnh quan một cách nghiêm trọng. Đó là do mật độ dân số quá đông, quá tập trung ở đô thị , do dân số tăng quá nhanh và do chưa có quy hoạch đô thị cụ thể , kịp thời. Hiện nay diện tích nhà ở bình quân đầu người ở Hà Nội khoảng 8-9 m2/người và đang có gắng đến năm 2011 đạt mức 10-15m2/người. Riêng đối với người nghèo, thực tế diện tích nhà ở bình quân dầu người của họ thấp hơn nhiều so với mức bình quan của cả thành phố chỉ đạt khoảng 6m2/người. Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, con số đó còn thấp hơn nhiều.
    Bảng 2 Diện tích bình quân trên đầu người.
    Diện tích (m2)
    Tần số
    Tần suất (%)
    Dưới 6
    53
    44,2
    Từ 6- 9
    46
    38,3
    Trên 9
    21
    17,5
    Tổng số
    120
    100
    Qua khảo sát thực tế cho thấy, có 44,2 % số hộ có diện tích nhà ở bình quân đầu người chỉ đạt dưới mức 6m2/người (chiếm tỷ lệ lớn nhất), thậm chí có một số hộ chỉ đạt mức 1m2/người. Rất nhiều hộ gia đình chỉ có 1,6-5m2/người. Sau đó đến số hộ có diện tích nhà ở bình quân từ 6 đến 9m2 cũng khá cao 38,3%. Như vậy, theo khảo sát thì đa số người dân trong quận Thanh Xuân họ đều có diện tích bình quân trên đầu người thấp, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Diện tích nhà ở của người cùng kiệt đô thị do nhiều yếu tố chi phối, trong những yếu tố đó phải kể đến là mật độ dân số ở Hà Nội quá cao do nhiều luồng nhập cư về làm ăn, sinh sống trong khi đó diện tích nhà ở không thể tăng lên được. Nhiều công trình của nhà nước được xây dựng cũng làm giảm đáng kể diện tích đất đai. Trong khi đó, chương trình xây nhà ở với giá thấp cho người cùng kiệt lại không được triển khai có hiệu quả. Thêm nữa, một bộ phận người cùng kiệt không đủ tiền để xây hay mua những căn nhà đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cũng như giải trí, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình.. Những yếu tố này càng góp phần làm giảm đi diện tích nhà ở của người dân cùng kiệt trong khu vực.
    Cá  biệt trong trường hợp đạt mức 20m2/người đó là  trường hợp một cụ già sống một mình trong một ngôi nhà của khu tập thể nhà máy thuốc là  Thăng long, còn lại mức diện tích nhà ở bình quân trên 9m2 chỉ đạt 17,5%.
          Như vậy cho thấy người cùng kiệt hiện nay đang phải sống trông điều kiện nhà ở hết sức chật hẹp. Diều này  đã gây khó khăn ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top