want_you

New Member
Download Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan

Download miễn phí Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan





Pháp luật lao động quy định các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận từ 2-3% lao động là người tàn tật vào làm việc tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ lao động là người tàn tật theo quy định phải đóng một khoản tiền vào Quỹ việc làm cho người tàn tật. Hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện được quy định này. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác bản thân người khuyết tật chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời do tính chất sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với sức khoẻ, đặc điểm của người khuyết tật, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề đặc thù như luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

n thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh gồm 8 chương và 35 điều thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Ngoài Pháp lệnh về người tàn tật còn có 02 nghị quyết và 20 luật có quy định về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Để triển triển khai thực hiện nghị quyết, các luật và pháp lệnh, Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương đã ban hành trên 200 văn bản.
Đến nay hệ thống văn bản pháp luật về người khuyết tật tương đối đầy đủ và cơ bản đã thể chế hoá được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia tích cực vào việc chăm lo, trợ giúp người khuyết tật và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người khuyết tiếp khắc phục khó khăn hoà nhập cộng đồng xã hội. So sánh với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và pháp luật của một số nước cho thấy các quy định pháp luật về người khuyết tật của Việt Nam về cơ bản đã có sự tương đồng.
Tuy nhiên, một số quy định còn có sự trùng lặp, chồng chéo và thiếu tính khả thi trong thực tiễn.
2. Tổ chức triển khai thực hiện
- Công tác tuyên truyền phổ biến luật, pháp lệnh đã được cấp uỷ, chính quyền các cơ quan từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến luật, pháp lệnh và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành như: Bộ Xây dựng đã biên soạn và xuất bản các tài liệu " Giáo trình thiết kế xây dựng công trình kiến trúc bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng", tập “Danh mục các câu hỏi và trả lời” giúp cho quá trình thẩm định thiết kế, nghiệm thu, giám sát các công trình xây dựng được thuận lợi; tổ chức tập huấn cho các đơn vị trong ngành, các đơn vị có liên quan, các tổ chức của người khuyết tật và địa phương về những quy định và các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng công trình để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng. Bộ Giao thông - Vận tải đã biên soạn và tổ chức tập huấn trên toàn quốc cho nhân viên phục vụ xe khách về kiến thức và kỹ năng phục vụ người khuyết tật tham gia giao thông. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ trong cả nước hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn cán bộ, triển khai các hoạt động vì người khuyết tật theo lĩnh vực và chức năng do đơn vị mình phụ trách. Pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản liên quan khác về người khuyết tật đã được phát hành đến cơ sở vào Ngày người khuyết tật Việt Nam 18/04, Ngày quốc tế của người khuyết tật 03/12” hay ngày thương binh liệt sỹ 27/7 v.v... Hội đồng tuyên truyền pháp luật của nhiều địa phương đã trang bị tài liệu Pháp lệnh về người khuyết tật cho “Tủ sách pháp luật” ở các xã, phường, thị trấn; nhiều địa phương Trung tâm trợ giúp pháp lý còn tổ chức nhiều đoàn trợ giúp pháp lý lưu động đến các cụm, xã, thị trấn để trợ giúp pháp lý miễn phí cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách và người khuyết tật như Thái Bình, Hưng Yên...
Các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình Trung ương, địa phương đã đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền Pháp lệnh về người khuyết tật bằng các hình thức như: Mở chuyên đề, chuyên mục, tổ chức các buổi tọa đàm, đưa tin về các gương điển hình của các tập thể, cá nhân làm tốt công tác người khuyết tật, người khuyết tật vượt khó vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng kêu gọi gây quỹ hỗ trợ người khuyết tật. Đặc biệt các chương trình “Người đương thời”, “Người xây tổ ấm” của Đài Truyền hình Việt Nam đưa nhiều gương người khuyết tật cần cù, sáng tạo, vượt qua muôn vàn khó khăn, thành đạt trong cuộc sống, đã gây xúc động cho hàng triệu người trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến người khuyết tật cũng còn hạn chế. Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008, mới chỉ có 22,9% người biết Pháp lệnh về người khuyết tật, còn tới 77,2% số người không biết. Trong số biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới chỉ nghe và biết tên. Hiểu biết ít nên các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật ở cộng đồng chưa được thực hiện tốt. Người khuyết tật thường tự ti trong cuộc sống, chưa thấy được quyền và trách nhiệm của mình.
- Trong những năm qua các Bộ, ngành và các địa phương, các tổ chức đoàn thể đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị trong ngành và các đơn vị có liên quan. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ trong ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã về triển khai Pháp lệnh về người tàn tật, kỹ năng chăm sóc người tàn tật tại trung tâm và cộng đồng, phòng ngừa tai nạn thương tích... Bộ Giao thông - Vận tải đã biên soạn và tổ chức tập huấn trên toàn quốc cho nhân viên phục vụ xe khách trong đó có dành 01 chương hướng dẫn phục vụ người khuyết tật. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi, Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người khuyết tật, Hội Cựu chiến binh và Hội liên hiệp phụ nữ trong cả nước hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn cán bộ, triển khai các hoạt động vì người khuyết tật.
- Chính phủ, Bộ, ngành cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện tương đối tốt và đồng bộ công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật và các quy định. Các Bộ, ngành và các địa phương hàng năm ban hành hàng trăm công văn, quyết định cá biệt để xử lý và hướng dẫn xử lý những vấn đề bức xúc, hay tháo gỡ những khó khăn. Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành cơ quan cũng đã được thực hiện tương đối tốt. Đây là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về người khuyết tật.
- Hàng năm đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng cho thực hiện các chế độ chính sách trợ giúp người khuyết tật (trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, dạy nghề việc làm... ).
Phần 2.
THỰC TRẠNG NGƯỜI TÀN TẬT VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ LIÊN QUAN
I. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tậ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top