nhoveem200827

New Member
Download Khóa luận Vấn đề gia đình và phát huy truyền thống gia đình nước ta hiện nay

Download miễn phí Khóa luận Vấn đề gia đình và phát huy truyền thống gia đình nước ta hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CỦA CN MÁC - LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 4
1.1. Quan điểm mácxít về vấn đề gia đình 4
1.1.1. Khái niệm gia đình 4
1.1.2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội 5
1.2. Vai trò của gia đình trong chủ nghĩa xã hội 9
1.2.1. Vai trò của gia đình trong chủ nghĩa xã hội 9
1.2.2. Các chức năng của gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 10
Chương 2: GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 19
2.1. Quá trình phát triển và vai trò của gia đình Việt Nam 19
2.1.1. Sự phát triển của gia đình Việt Nam 19
2.1.2. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển của đất nước 25
2.2. Truyền thống gia đình Việt Nam 30
2.2.1. Truyền thống gia đình Việt Nam trong lịch sử 30
2.2.2. Thực trạng truyền thống gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 36
Chương 3: XÂY DỰNG, CỦNG CỐ GIA ĐÌNH VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 42
3.1. Xây dựng gia đình mới tiến bộ 42
3.1.1. Xây dựng gia đình tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc 42
3.1.2. Phát huy những giá trị đạo đức của gia đình Việt Nam trong việc xây dựng gia đình mới 44
3.2. Một số vấn đề xây dựng gia đình văn hóa mới 49
3.2.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam 49
3.2.2. Lịch sử phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta 50
3.2.3. Nội dung, tiêu chuẩn của gia đình văn hóa 52
3.2.4. Một số giải pháp để xây dựng gia đình văn hóa 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n cung cấp lương thực nuôi quân, nuôi cán bộ đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến. Cuộc sống bình thường của xã hội thời chiến vẫn dựa trên hệ thống bảo trợ chắc chắn nhất là gia đình.
Tuy nhiên, tình trạng vợ chồng sống xa cách thường xuyên cũng gây nên những tổn thất về mặt tình cảm. Đồng thời, gánh nặng công việc gia đình đè nặng lên vai người phụ nữ, việc nuôi dạy con thiếu vắng người cha có những khó khăn trở ngại.
Chiến tranh gây chết chóc. Số người bị hy sinh lên tới mấy triệu. Đó là những mất mát to lớn mà các gia đình Việt Nam phải gánh chịu và cũng là nỗi đau khổ không bao giờ nguôi của những ông bố, bà mẹ, người vợ, anh em, họ hàng...
Trải qua cuộc chiến tranh lâu dài gian khổ, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã được thử thách. Người Việt Nam dù có bị chia ly, xa cách do chiến tranh vẫn luôn luôn nghĩ đến gia đình mình. Đối với người chiến sĩ ra mặt trận chiến đấu, tình cảm gia đình luôn là niềm an ủi động viên họ chiến đấu làm tròn nhiệm vụ. Vì Tổ quốc họ sẵn sàng hy sinh tính mạng. Đồng thời, cũng vì gia đình, quê hương, làng xóm họ mong muốn đem lại cho gia đình, con cái sự bình yên và hạnh phúc lâu dài. Còn những người ở hậu phương luôn nghĩ tới người thân, chồng, con, anh em phải đi xa. Họ phấn đấu hết sức mình, lao động gian khổ để góp sức vào cuộc chiến đấu với niềm hy vọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến để người thân trở về, gia đình được đoàn tụ sống trong hòa bình.
d) Gia đình Việt Nam trong giai đoạn cách mạng XHCN
Quá trình nhân dân ta đi vào cách mạng XHCN thực tế bắt đầu từ năm 1955, sau khi miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và nhân dân cả nước còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng XHCN đối với miền Bắc. Công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN ở miền Bắc đã kéo dài suốt 20 năm (1955- 1974) nhằm mục tiêu phục vụ cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc giải phóng miền Nam. Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước đã thống nhất thì công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH được tiến hành trong cả nước. Nhưng một điều đáng lưu ý là sau một số năm thực hiện công cuộc xây dựng CNXH chúng ta đã vấp phải những trở ngại to lớn. Cả nước rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện, gay gắt. Vì vậy, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4 đã thảo luận tình hình cấp bách trước mắt để tìm con đường thoát khỏi khủng hoảng... Tại Đại hội Đảng lần VI (1986), Đảng ta đã nêu lên đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Cho đến Đại hội Đảng lần thứ VI có thể nói rằng, công cuộc xây dựng CNXH miền Bắc và sau đó là cả nước từ 1955 đến 1986 đã tiến hành theo mô hình CNXH kiểu cũ. Đặc trưng của mô hình này là nền kinh tế chỉ huy kế hoạch hóa tập trung cao độ, phủ nhận kinh tế hàng hóa và thị trường dựa trên nền tảng của chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, xóa bỏ chế độ tư hữu trong kinh tế. Chính mô hình CNXH kiểu cũ đã có tác động mạnh mẽ đối với gia đình cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Đứng trước những biến động của xã hội thì gia đình có nhiều biến đổi. Từ chỗ là một đơn vị kinh tế tự chủ đến nay gia đình dần dần chấm dứt hay công khai bị chấm dứt chức năng làm kinh tế, gia đình chỉ còn là đơn vị cung cấp nguồn lao động cho xã hội, chịu sự phân phối của nhà nước.
e) Gia đình Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đất nước (1986 - nay)
Từ năm 1986 đến nay, để khắc phục tình trạng yếu kém, chậm phát triển của tình hình kinh tế xã hội Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện đất nước (trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quan hệ quốc tế...).
Việc đổi mới toàn diện đã có ảnh hưởng không nhỏ đến gia đình. Gia đình Việt Nam phải đảm nhận các chức năng nặng nề, phức tạp hơn trước rất nhiều. Nhưng cũng nhờ có chính sách của nhà nước đã tạo cho gia đình thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống, bị động, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, của hợp tác xã: lao động và hưởng thụ ở mức bình quân cùng kiệt khổ. Các gia đình hiện nay đang chủ động vươn lên, phát huy các nguồn lực tiềm tàng trước đây chưa được động viên khai thác như vốn liếng, tài sản, sáng kiến đầu óc tổ chức và quản lý kinh doanh để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình.
Đã có lúc ở thời bao cấp chúng ta có phần coi nhẹ gia đình. Ngày nay chúng ta ngày càng có một nhận thức rõ ràng là: tùy theo trình độ phát triển của xã hội mà phạm vi phân công và phối hợp giữa gia đình và các thể chế xã hội khác nhau (cơ quan nhà nước, nhà trường...) có những xê dịch trong công việc quản lý sản xuất, trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con người, bảo hiểm xã hội và y tế. Những kinh nghiệm của nước ta thời gian qua đã cho thấy rằng, sự phân công giữa gia đình và xã hội sẽ tồn tại và lâu dài. Bởi lẽ việc tái sản xuất ra con người, duy trì nòi giống, giáo dục trẻ nhỏ, truyền thụ văn hóa... đem lại hạnh phúc cho các thành viên là những chức năng của gia đình, không có thể một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được cho dù nhân loại đã và đang đạt được nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.
2.1.2. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển của đất nước
Gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể thì gia đình cũng có vai trò tương ứng.
a) Vai trò giáo dục của gia đình truyền thống
Cùng với sự phát triển của gia đình truyền thống thì giáo dục gia đình ngày càng có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất.
Việc học tập của trẻ em (chỉ con trai được học) được tổ chức ở một vài lớp học quy mô nhỏ tại nhà do các thầy đồ đảm nhiệm và học chữ nho, nặng về đạo lý làm người. Con cái nông dân cũng có một số ít được học và học cho biết "vài ba chữ", chỉ có con cái nhà nho, nhà giàu có được học nhiều để thi làm quan. Như vậy, đại bộ phận trẻ em là chịu sự giáo dục của cha mẹ tại nhà, thông qua sinh hoạt gia đình và lao động giúp gia đình. Do đó, việc trưởng thành về thể chất, sự phát triển nhân cách gắn liền với việc giáo dục của gia đình việc tham gia vui chơi với bạn bè trong ngõ xóm...
Con người chịu sự giáo dục của ông bà, cha mẹ, họ hàng, làng xóm nhằm tạo ra con người cộng đồng của nhà, của họ, của làng nước, không có cá nhân cũng không có nhân cách độc lập. Như vậy một đặc điểm đáng chú ý trong sự hình thành nhân cách con người Việt Nam truyền thống đó là không phải cá nhân, lợi ích cá nhân, cá tính của con người được đề cao như ở phương Tây mà lợi ích gia đình của tập thể gia đình là yếu tố hàng đầu, rất được coi trọng trong xã hội Việt Nam.
Việc nuôi dạy con cho "thành người" là lý tưởng của bố mẹ. Khái niệm "thành người" có nghĩa là người có nhân cách. Trong xã hội thời đó, người có nhân cách là người thực hiện tốt các chức vị với gia đình, với làng xã và đối với đất nước.
Với người trí thức nhân cách còn thể hiện ở thái độ ch
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ tỉnh vĩnh phúc từ 2008 đến nay Văn hóa, Xã hội 0
P Một số vấn đề cho Việt Nam được rút ra từ việc nghiên cứu vai trò của công ty xuyên quốc gia trong t Kiến trúc, xây dựng 0
R Tìm hiểu luật và kế toán thuế giá trị gia tăng - Một số ý kiến đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề có Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình quản lý nhân lực ở Công ty cơ khí Ngô Gia Tự một số năm gần đây và những vấn đề đang đặt r Luận văn Kinh tế 0
H Một số vấn đề về bối cảnh và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia Đông Nam Á hải đảo Luận văn Sư phạm 3
S Nghiên cứu vấn đề giáo dục dân số - kế hoạch hoá gia đình cho sinh viên sư phạm thông qua giáo dục g Luận văn Sư phạm 0
C Những vấn đề phụ nữ, gia đình, giáo dục trong hương ước cổ tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 2
D Vấn đề hôn nhân - gia đình của thanh niên nông thôn hiện nay ( qua khảo sát hai trường hợp huyện Phù Văn hóa, Xã hội 0
H Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA một số vấn đề và giải pháp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top