Download Khóa luận Thơ Đường trong hai bộ Sách giáo khoa Văn 10 cải cách

Download miễn phí Khóa luận Thơ Đường trong hai bộ Sách giáo khoa Văn 10 cải cách





SGK nói theo cách của nhà quản lý giáo dục là “pháp lệnh” trong chuỗi quy trình thực hiện chương trình dạy và học; theo cách nói đơn giản hơn của thầy cô giáo thì SGK là “cái phao” để việc giảng dạy được “an toàn” hơn, đúng quỹ đạo hơn. Nếu chỉ chấp nhận có hai cách nhìn như thế thì quá nặng về tính đối phó mà quên rằng chức năng chủ yếu của loại sách đặc biệt này là phương tiện học tập của HS trong chuỗi liên hoàn (chương trình - SGK - phương pháp dạy và học - cơ sở vật chất kỹ thuật) tạo ra chất lượng giáo dục. SGK cần chứa trong nó không chỉ kiến thức với liều lượng sao cho phù hợp đối tượng sử dụng, nó còn có thể ví như cây súng đối với người chiến sĩ bộ binh, không được hỏng hóc và phải vừa tầm. Trong thời bao cấp, khi khái niệm xã hội hoá chưa được đề cập đến trong lĩnh vực giáo dục, thì SGK là công cụ phục vụ cho một quan điểm giáo dục nên nhất thiết phải do một nguồn mà ra. Nhưng nay xã hội hoá giáo dục trở thành một quá trình thực hiện có hiệu quả thì SGK đã trở thành phương tiện học tập kiến thức và là một sản phẩm được bán có tính đến lợi nhuận nằm trong tay NXB Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo .



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nh trực quan sinh động cho HS khi tiếp thu bài giảng. Các bộ SGK sau này càng ngày càng chú trọng hơn đến việc cải tiến hình thức trình bày tác phẩm, có điểm nhấn, điểm lướt, giúp HS ngầm hiểu được trọng tâm của bài học để tự xác định cách học của mình.
- Về kênh hình: chúng ta đã biết một trong những dấu hiệu của SGK hiện đại là kênh hình bởi nó được thừa hưởng những thành tựu của kĩ nghệ in ấn, của khoa học thông tin, của lí luận SGK hiện đại. Năm 1990 và những năm về trước, SGK chỉ được coi là tài liệu để chứa đựng những nội dung dạy và học mà thôi. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với SGK hiện đại bởi: “SGK hiện đại ngoài chức năng thông tin, nó còn có những chức năng khác như chức năng kích thích hứng thú học tập cho HS, chức năng giáo dục thẩm mỹ, chức năng chỉ đạo HS học tập. Và ngay ở chức năng thông tin thì thông tin cũng không phải chỉ có kênh chữ mà còn có kênh hình” Xin tham khảo thêm trong cuốn: Các vấn đề sách giáo khoa, tập một, bài viết của Nguyễn Quốc Túy về Kênh hình ở SGK môn Văn bậc PT, NXB Giáo dục, 1992, Tr.56.
. Chính vì vậy, việc hai bộ SGK Văn năm 1990 không có các kênh hình phong phú phục vụ cho nội dung bài học, dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, cũng là một thiếu sót của những người biên soạn SGK và những thiếu sót này đã được khắc phục trong những bộ SGK cải cách sau này.
- Về cách thức trình bày và cấu trúc chi tiết nội dung các bài học Đường thi trong SGK: So sánh hai bộ SGK ở miền Bắc và miền Nam năm 1990 với SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000 về cấu trúc chi tiết nội dung bài học chúng ta thấy các mục lớn được trình bày trong từng bài dù dưới hình thức nào thì cơ bản vẫn bao gồm: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, văn bản tác phẩm, chú thích, câu hỏi hướng dẫn đọc bài. Mặc dù đều có các mục như nhau, đều giới thiệu những tri thức chung cần thiết liên quan đến bài học nhưng cách cấu trúc, sắp xếp và cả nội dung trong từng phần cũng có nhiều điểm khác biệt nhau. Sự khác biệt này đã thể hiện rất rõ quan điểm, nhận thức của người biên soạn sách mà chúng ta sẽ lí giải ở chương II của khóa luận này.
- Về hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong hai bộ SGK: đây là phần trọng tâm toát lên tính định hướng đối với việc tiếp nhận tác phẩm văn chương của HS trong nhà trường. Qua việc khảo sát hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài theo nội dung – yêu cầu tìm hiểu và những thao tác mà người biên soạn yêu cầu HS thực hiện, chúng tui thấy ở hai bộ SGK miền Bắc và miền Nam có sự khác nhau tương đối rõ nét không chỉ về số lượng câu hỏi mà còn khác nhau về đặc điểm, tính chất của câu hỏi. Bên cạnh những sự khác biệt ấy vẫn có những điểm chung mà cả hai nhóm tác giả biên soạn đã chú ý đến một cách đúng mức đảm bảo yêu cầu, mục tiêu chung của bài học. Mặc dù số lượng và tỉ lệ khác nhau nhưng cả hai bộ SGK trên đều đã chú trọng đến việc khai thác những câu hỏi thiên về nội dung tác phẩm nhiều hơn. Các câu hỏi thiên về nghệ thuật càng về sau càng được tập trung khai thác nhiều hơn bởi đó cũng là một phương diện vô cùng quan trọng làm nên đặc sắc của tác phẩm nhưng tỉ lệ các câu hỏi này không bao giờ vượt quá các câu hỏi về nội dung. Điều đó là hoàn toàn phù hợp và dễ hiểu. Một điểm chung nữa đó là khi biên soạn hệ thống câu hỏi này, các tác giả đều đưa ra rất nhiều gợi ý chi tiết để HS trả lời câu hỏi. Những ưu nhược điểm của cách đặt câu hỏi này, chúng tui sẽ trình bày ở chương 3 của khóa luận.
CHƯƠNG 3
LÍ GIẢI VIỆC TUYỂN CHỌN VÀ BIÊN SOẠN
THƠ ĐƯỜNG TRONG HAI BỘ SGK VĂN 10 CẢI CÁCH
Ở MIỀN BẮC VÀ MIỀN NAM NĂM HỌC 1989-90:
TỪ GÓC ĐỘ MỸ HỌC TIẾP NHẬN
3.1. Tác động của văn cảnh xã hội:
3.1.1. Đặc điểm biên soạn SGK trong nhà trường PT ở VN:
SGK trong nhà trường là loại sách dành cho HS nghiên cứu, học tập dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của GV. Nó có vai trò vô cùng quan trọng, là phương tiện không thể thiếu của GV và HS trong quá trình dạy học. Có thể nói SGK là vật “bất li thân” của HS khi đến trường. Nó là phương tiện giáo dục để trên cơ sở đó GV định ra phương pháp dạy học cụ thể nhằm đạt được mục đích, mục tiêu dạy học đã đề ra. Điều đó có nghĩa là SGK góp phần quyết định đến việc hoàn thiện quá trình dạy học nói chung và hoàn thiện nhân cách của người học nói riêng. Cũng như các loại SGK khác, SGK Văn là loại sách giữ vị trí trung tâm bên cạnh những sách: Sách hướng dẫn GV giảng dạy; các loại sách văn mẫu, sách học tốt hỗ trợ HS; các sách rèn luyện kĩ năng của GV và HS... Chính vì tầm quan trọng đó mà từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề SGK nói chung cũng như SGK Văn nói riêng như: Vấn đề sách giáo khoa [60], SGK trong xã hội hiện đại, kỷ yếu hội thảo khoa học [58], Những điểm mới trong Văn 10 [6], Bàn về cái khó trong sách Văn cải cách giáo dục bậc trung học [2] ...
SGK nói theo cách của nhà quản lý giáo dục là “pháp lệnh” trong chuỗi quy trình thực hiện chương trình dạy và học; theo cách nói đơn giản hơn của thầy cô giáo thì SGK là “cái phao” để việc giảng dạy được “an toàn” hơn, đúng quỹ đạo hơn. Nếu chỉ chấp nhận có hai cách nhìn như thế thì quá nặng về tính đối phó mà quên rằng chức năng chủ yếu của loại sách đặc biệt này là phương tiện học tập của HS trong chuỗi liên hoàn (chương trình - SGK - phương pháp dạy và học - cơ sở vật chất kỹ thuật) tạo ra chất lượng giáo dục. SGK cần chứa trong nó không chỉ kiến thức với liều lượng sao cho phù hợp đối tượng sử dụng, nó còn có thể ví như cây súng đối với người chiến sĩ bộ binh, không được hỏng hóc và phải vừa tầm. Trong thời bao cấp, khi khái niệm xã hội hoá chưa được đề cập đến trong lĩnh vực giáo dục, thì SGK là công cụ phục vụ cho một quan điểm giáo dục nên nhất thiết phải do một nguồn mà ra. Nhưng nay xã hội hoá giáo dục trở thành một quá trình thực hiện có hiệu quả thì SGK đã trở thành phương tiện học tập kiến thức và là một sản phẩm được bán có tính đến lợi nhuận nằm trong tay NXB Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Xin xem thêm bài viết: Biên soạn sách giáo khoa phải là những người sát học sinh của Hư Trúc năm 2008. Tư liệu được dẫn từ trang Web:
.
Chúng ta đã biết từ khi tác phẩm ra đời đến khi tác phẩm đến được với bạn đọc là một quá trình bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau. Khâu đầu tiên trong một chuỗi những qui trình ấy có thể nói là công việc sản xuất văn học. “Tương ứng với khâu lưu thông trong sản xuất nói chung, khi nhà văn đã sáng tác ra một tác phẩm, dưới hình thức một văn bản nhất định, thì văn bản tác phẩm đó đã bắt đầu có đời sống riêng của nó, có thể tiến hành truyền bá với những hình thức và mức độ nào đó, tùy theo ý đồ của nhà văn và nhất là tùy theo những điều kiện lịch sử xã hội nhất định”[48, 32]. Vì vậy việc truyền bá văn học cũng mang đầy tính lịch sử. Có rất nhiều cách truyền bá văn học khác nhau. Thời xa xưa, các nhà văn, nhà thơ trực tiếp đọc...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top