hoang_ns2000

New Member
Download Luận văn Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay)

Download miễn phí Luận văn Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay)





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 5
1. Lý do chọn đề tài . 5
2. Lịch sử vấn đề . 6
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu . 9
3.1. Mục đích . 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 10
5. Phương pháp nghiên cứu . 11
6. Cấu trúc luận văn . 11
PHẦN NỘI DUNG . 12
Chương 1. VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA
DÂN TỘC MÔNG . 12
1.1. Một số đặc điểm về cộng đồng dân tộc Mông ở Việt Nam . 12
1.1.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên . 12
1.1.2. Đặc điểm phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng . 17
1.1.3. Đặc điểm về đời sống tâm linh . 24
1.1.4. Đặc điểm về ngôn ngữ, chữ viết . 27
1.2. Vài nét về thơ ca dân tộc Mông . 30
1.2.1. Thơ ca dân gian . 30
1.2.2. Thơ ca hiện đại . 33
Chương 2. THƠ MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI - BỨC TRANH
SINH ĐỘNG VỀ THIÊN NHIÊN, CUỘC SỐNG, CON
NGưỜI CỦA MỘT DÂN TỘC ĐẦY BẢN SẮC . 41
2.1. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại . 41
2.2. Hình ảnh con người và cuộc sống vùng cao trong thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại . 46
2.2.1. Con người dân tộc Mông chân chất, mạnh mẽ và tài hoa . 46
2.2.2. Cuộc sống đơn sơ nhưng phong phú và giàu bản sắc . 51
Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI . 62
3.1. Dấu ấn của các thể loại thơ ca dân gian trong thơ ca dân tộc
Mông thời kỳ hiện đại . 62
3.1.1. Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao, dân ca Mông . 62
3.1.2. Sự vận dụng các hình thức nghệ thuật thơ ca dân gian trong
thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại . 69
3.2. Ngôn ngữ hình ảnh trong thơ Mông thời kỳ hiện đại . 73
3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng
ngày của đồng bào Mông . 73
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu nhạc điệu . 77
3.2.3. Ngôn ngữ, hình ảnh mang sắc thái đặc trưng của dân tộc Mông . 78
3.3. Cấu trúc, nhịp điệu trong thơ Mông thời kỳ hiện đại . 81
3.3.1. Cấu trúc, nhịp điệu chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền
thống dân tộc Mông . 81
3.3.2. Xu hướng hiện đại trong cấu trúc, nhịp điệu của thơ ca Mông
thời kỳ hiện đại . 83
3.4. Tư duy, diễn đạt trong thơ Mông thời kỳ hiện đại . 86
3.4.1. Tư duy trực quan hình ảnh . 86
3.4.2. Tư duy, diễn đạt mang đậm bản sắc dân tộc Mông . 87
PHẦN KẾT LUẬN . 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 99



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Lỷ như gấu đứng ưỡn bụng sẽ cào/ Vách núi Sáng như hổ dựng cao thân sắp
chộp” (Cầu Nôi - Vương Trung). Người Mông lại không có cảm giác đó. Bởi
một điều đơn giản: “ Người Mông ta trên núi/ Rừng trập trùng mây bay mây
lượn” (Giàng A Páo). Tư thế của người Mông là tư thế ở trên cao, điểm nhìn
của người Mông là điểm nhìn từ đỉnh núi nhìn xuống, nên tầm nhìn thật
phóng khoáng và bao quát được cả một không gian rộng:
Ôi! bầu trời ngọn núi cao ơi
Miền núi cao như bức tranh đẹp hiện trong mặt gương
Mùa đông mây nằm chưa trôi đi, mây mùa xuân đã sà xuống
Ngọn núi và lưng rừng nào cũng đến mùa xuân hoa đào mới nở
(Núi mọc trong mặt gương - Mùa A Sấu)
Chỉ có ở chót vót trên những đỉnh non cao của người Mông mới có được
cảm giác này:
Mặt trời nâng hoa mây
Bồng bềnh sáng núi đá
(Mặt trời hoa mây - Giàng A Páo)
Ngay cả cách tả núi của những nhà thơ Mông cũng có sự khác lạ, lạ ở
cách nhìn nhận, cách cảm, lạ ở sự liên tưởng độc đáo và táo bạo:
Núi Malipho là núi đầu rồng
Dông Malipho là dông núi xếp
Đường Malipho là đường ngang núi
Lối Malipho là sợi chỉ xuyên qua sống váy Mèo
(Malipho - Mùa A Sấu)
Hình ảnh điển hình cho một thiên nhiên khắc nghiệt- nơi người Mông
sinh sống- đó là cao nguyên đá. Trong thơ Mông hiện đại xuất hiện rất nhiều
hình ảnh đá núi. Đá núi đầu tiên và cuối cùng vẫn là nơi chở che, nương tựa,
làm vơi đi những day dứt, ám ảnh về một quá khứ đầy bi thương của dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Mông: “Quá khứ trầm luân nặng nề trong ký ức/Chiếc nôi êm là tảng đá giữa
non ngàn” ( Mã A Lềnh). Hình ảnh người đàn ông dân tộc Mông với “mái
đầu trơ một mỏm đá hoang” gợi lên một sự so sánh liên tưởng rất thú vị và
độc đáo về sự từng trải đến chai sạn, kết tinh những sương gió cuộc đời. Đá
núi trong cách nhìn của những nhà thơ Mông là một thế giới sống động, có
tính cách và tâm hồn: “Đá nằm như hổ rình mồi/Đá đứng như trâu gặm cỏ/Đá
vươn như ngựa phi giữa nắng chiều tà”(Đá ở Sapa - Mã A Lềnh). Phải là
những người “sống trên đá không chê đá gập ghềnh” thì mới có được một cái
nhìn và tình cảm gắn bó thân thiết với đá núi đến như vậy.
Thiên nhiên của người Mông không chỉ dữ dội, khắc nghiệt mà còn rất
đáng yêu, rất thơ mộng, lãng mạn. Không chỉ có đá núi, ở “vòm trời khoảnh
đất quê mình” còn có tiếng “chim diều chim cắt kêu”, có những “Đồi nương
ngô chín vàng/Rộn ràng từng hốc đá”(Giàng Xuân Hồ); có tiếng chim Câu
Kỷ Giàng gọi mùa, tiếng chim “Đá Lâu” bên sườn núi; có “Cúc cu kêu tiếng
rõ rành rọt/ Kêu cho trời nắng thúc ngô vàng” (Hùng Đình Quí); có “hoa
rừng hoa núi đua nhau nở”; có “Triền núi cao sinh ra cây vàng/Lòng núi cao
sinh ra măng bạc”. Thiên nhiên ở trên những đỉnh núi cao có sự thơ mộng
riêng, vắng vẻ nhưng không lạnh lẽo, thậm chí còn ấm áp tưng bừng với “Bầy
ong tung tăng đi hút nhuỵ hoa gianh/Hoa gianh trắng ngà ấm áp” (Giàng A
Của); những thửa ruộng bậc thang ngày mùa báo hiệu một cuộc sống no ấm
“Bậc thang vút lên mây/Mùa vào thơm lúa chín/Hương lúa tràn quê hương”.
Thiên nhiên gắn bó với người Mông, đến nỗi, mỗi địa danh đều trở lên trĩu
nặng ân tình, đều đẹp đến lãng mạn: “Phi Lềnh là sống núi bay/ Tử Củ Thảng
là vùng tê giác/ Cắng Đinh Nhà là điếu thuốc bạc” (Mùa A Sấu).
Quê hương của người Mông không có đồng bằng, điều đó đã rõ ràng.
Quê hương của người Mông không có những dòng sông, điều đó cũng rõ.
Dòng Nho Quế (Hà Giang) đã có người Nùng, người Dao, người Kinh làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
chủ; thượng nguồn sông Đà, sông Mã và cả sông Hồng ở Tây Bắc cũng đã là
xứ sở của người Dáy, người Thái, người Mường... người Mông chỉ còn nhận
cho mình những đỉnh núi cao ngất tạnh mù khơi; nhận cho mình mặt trời và
sương mây làm gia sản truyền đời. Nhưng không vì thế mà thiên nhiên của
người Mông mất đi sự tình tứ, thơ mộng. Trái lại, nó hoang dã và bí hiểm,
đắm say lòng người. Ở đó người Mông thênh thênh sống, thênh thênh bước và
thênh thênh bộc lộ những vui buồn. Dẫu còn nhiều hạn chế, nhưng những sứ
giả của tâm hồn dân tộc Mông - những nhà thơ Mông hiện đại như Mã A
Lềnh, Hùng Đình Quí, Mùa A Sấu, Giàng A Páo, Giàng Xuân Hồ... đã ít
nhiều bộc lộ được những tình cảm yêu mến và gắn bó thiết tha với thiên
nhiên, như là một sự tri ân đối với những ngọn núi đã nuôi dưỡng cuộc đời và
tâm hồn họ.
2.2. Hình ảnh con ngƣời và cuộc sống vùng cao trong thơ dân tộc Mông
thời kỳ hiện đại
2.2.1. Con người dân tộc Mông chân chất, mạnh mẽ và tài hoa
Sống giữa một thiên nhiên vừa hùng vĩ hoang sơ, vừa thơ mộng trữ tình
đến như vậy, con người dân tộc Mông cũng mang những đặc trưng riêng cả về
hình thức, tâm hồn và tính cách, dễ nhận ra và khó có thể trộn lẫn với bất cứ
một dân tộc nào khác. Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại đã phần nào khắc
hoạ được những hình ảnh con người Mông đầy cá tính và bản lĩnh. Đó là
những con người vừa chân thật chất phác đến thơ ngây, vừa mạnh mẽ phóng
túng đến ngang tàng; khéo léo đến độ tài hoa; vừa chan hoà giữa thiên nhiên
vừa nổi bật giữa thiên nhiên như những nghệ sĩ của núi rừng.
Chân thật, chất phác là đặc điểm dễ nhận thấy ở người miền núi nói chung
và người dân tộc Mông nói riêng. Những người Mông dù mang họ Mã, họ
Thào, họ Sùng hay họ Giàng đều có thể đối xử với nhau một cách chân thành,
đều là “người Mông ta”(pêz HMôngz) như câu nói cửa miệng hàng ngày, hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
cách nói hình ảnh mà rất đỗi thân thương: “Ta cùng một giống lanh với nhau”.
Có thể khẳng định một điều, trong tâm thức người Mông, không có một niềm
tin nào lớn hơn niềm tin vào những người cùng dòng tộc. Giao tiếp với các dân
tộc khác, người Mông có thể ít lời nhưng khi đã quây quần giữa những người
Mông với nhau bên chén rượu ngô ngất ngây men đất men rừng thì ít ai có thể
cởi mở, nồng nhiệt bằng họ. Chân thật đến hồn nhiên là đặc tính của người
Mông. Những người con của núi cao “hồn nhiên như chim khướu chim ri” (Mã
A Lềnh) thách thức những khó khăn, thách thức cả những buồn khổ lo toan
trong cuộc sống. Bản tính của người Mông chất phác đến ngây thơ, luôn “sống
hiền hậu như con gà nhà”, “sống hiền lành như con chim núi”( Hùng Đình
Quí). Hồn nhiên giữa cao nguyên đá, những mái nhà, những xóm làng,
những con người dân tộc Mông chụm vào nhau mà “sống tưng bừng như một
tổ ong mật”, “sống ầm vang như một tổ ong khoái”. Hình dáng, trang phục của
người Mông là sự tự biểu hiện nét chân thực hồn nhiên, dường như chưa có sự
pha trộn của cuộc sống hiện đại. Hình ảnh những cô gái Mông với đôi gò má
ửng hồng, với ánh mắt tinh anh và cái nhìn vừa rụt rè, vừ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Của Quá Trình Khoáng Hóa Một Số Hợp Chất Hữu Cơ Họ Azo Trong Nước Thải Dệt Nhuộm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước cam cô đặc Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo da láng Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia Nông Lâm Thủy sản 0
D Định danh và phân loại một số loài cá nước ngọt phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top