Royal

New Member
Download Đề tài Lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX

Download miễn phí Đề tài Lược thuật tình hình nghiên cứu Đường thi ở Trung Quốc thế kỷ XX





Trước hết là việc các nhà nghiên cứu đã chú ý xây dựng một nền tảng lí luận cho công tác nghiên cứu Đường thi. Nếu như nói việc nghiên cứu đối với sự biến đổi của Đường thi trong thời kỳ “Ngũ Tứ” là giai đoạn bước đầu hình thành lí luận, vậy thì, chính thức dựa vào cái nhìn văn học để xem xét Đường thi, cấu thành lại tiến trình lịch sử của toàn bộ nền tảng Đường thi, đồng thời hình thành một nền tảng lí luận có tính hệ thống lại được thực hiện ở giai đoạn này, nhất la trong vòng hai mươi năm cuối thế kỷ XX. Trong hai mươi năm cuối thế kỷ XX, với những tư tưởng tiến hoá luận khác nhau của thời kỳ “Ngũ Tứ”, cùng với việc cải cách mở cửa Trung Quốc, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đương đại của phương Tây, và sự sôi nổi của các trào lưu tư tưởng lí luận mới ví dụ như các trường phái lí thuyết và cách tư duy mới chẳng hạn: hệ thống luận, khống chế luận, tin tức luận v.v Tất cả đều có ảnh hưởng to lớn đối với việc nghiên cứu văn học.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

, đồng thời từ góc độ phát triển xã hội để bình giá ưu điểm, khuyết điểm của tác phẩm văn học. Dưới tình hình này, việc nghiên cứu Đường thi xuất hiện khí tượng mới khiến cho người ta cảm giác hoàn toàn mới mẻ. Việc nghiên cứu theo phương pháp xã hội học đối với văn học có sự phát triển sâu rộng. Các tác phẩm nghiên cứu văn học sử Trung Quốc được xuất bản trong thời kỳ này bao gồm những chuyên đề phân kỳ lịch sử và những chuyên luận như: Chu Tổ Soạn周祖譔 với cuốn Tuỳ Đường Ngũ đại văn học sử随唐五代文学史 Phúc Kiến Nhân Dân xuất bản xã, 1959福建人民出版社,1959, Vương Sĩ Thanh王士菁 với cuốn Đường đại thi ca唐代诗歌 (Nhân Dân xuất bản xã 1959人民文学出版社1959; Nhà xuất bản Nhân Dân Văn Học biên tập cuốn: Đường thi nghiên cứu luận văn tập唐诗研究论文集 (Nhân Dân Văn Học xuất bản xã 1959人民文学出版社1959; Lưu Khai Dương刘开扬 với cuốn Đường thi luận văn tập唐诗论文集 (Trung Hoa Thư Cục, Thượng Hải Biên Tập Sở 1961中华书局上海编辑所1961, Dương Công Ký楊公骥 với cuốn Đường đại dân ca khảo thích cập biến văn khảo luận唐代民歌考释及变文考论 (Cát Lâm Nhân Dân xuất bản xã, 1962吉林人民出版社,1962. Những nội dung đã nói ở trên có được sự phản ánh rõ ràng trong các cuốn sách này. Các tác giả như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…là những tác giả đầu tiên được nghiên cứu một cách nhiệt tình kỹ càng, chỉ ra một cách xuât sắc các tầng quan hệ giữa tác giả, tác phẩm và cuộc sống hiện thực. Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc sửa chữa quan niệm phát triển tuyến tính của tiến hoá luận dung tục, giương cao truyền thống hiện thực chủ nghĩa và tính nhân dân trong văn học cổ điển. Giới học giả lúc bấy giờ không ngừng tranh luận về mối quan hệ giữa chính trị, kinh tế, xã hội thời Đường với văn học thời Đường, thảo luận về nguyên nhân phồn vinh rực rỡ của Đường thi, nội hàm của “Thịnh Đường khí tượng” 盛唐气象, bình giá với các phái “biên tái thi phái” 边塞诗派, “sơn thuỷ điền viên thi phái” 山水田园诗派, “phong trào cổ văn” 古文运动, “phong trào tân nhạc phủ” 新乐府运动 v.v…Đặc biệt, vào giai đoạn thập niên 50- 60, việc nghiên cứu Đường thi ở một mức độ nào đấy có ý nghĩa của hoạt động chính phủ, điều này khiến cho việc nghiên cứu giáo học của văn học cổ điển, việc chỉnh lý xuất bản cổ tịch đã có được sự quy hoạch thống nhất. Việc chỉnh lý và nghiên cứu cổ tịch đã trở thành phương sách cơ bản của việc phát triển văn hoá quốc gia, được đưa lên các mặt báo thảo luận công khai. Viêc xây dựng và kết cấu khoa học về lịch sử văn học đời Đường dưới sự nỗ lực của cả một tập thể đông đảo đã dần dần có kế hoạch.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không ngần ngại khi nói rằng con đường nghiên cứu Đường thi trong giai đoạn này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trong thời kỳ này, dưới sự quấy nhiễu của đường lối tư tưởng “tả” khuynh, công tác chỉnh lý và nghiên cứu thư tịch cũng chịu mấy lần sóng gió. Do sự lí giải của các nhà nghiên cứu về đường lối chủ nghĩa Mác chứa đựng nhiều thành phần tư tưởng của xã hội học dung tục và hình nhi thượng học như: phóng đại một cách quá đáng những ảnh hưởng có tính chất quyết định của kinh tế, chính trị đối với văn học mà lơ là những ảnh hưởng của nhân tố văn hoá khác đối với văn học, phiến diện tuyên truyền rộng rãi cho tính nhân dân và truyền thống hiện thực chủ nghĩa mà coi thường giá trị những nhu cầu thẩm mĩ phong phú đa dạng của con người, chính điều đó làm hạn hẹp tầm mắt nghiên cứu và việc chạy theo chính trị phương diện tiêu chuẩn phán đoán, thậm chí còn liên luỵ đến một số tiếng nói học thuật rất có ý nghĩa chẳng hạn như liên quan đến một số nguyên nhân phát triển rực rỡ của Đường thi, “Thịnh Đường khí tượng”, những thảo luận nghiên cứu về các phái “biên tái thi phái”, “sơn thuỷ điền viên thi phái” đều chưa được phát triển một cách rộng rãi và có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chú trọng xem xét mối quan hệ giữa các tác giả, tác phẩm với đời sống xã hội, với quần chúng nhân dân ngoài việc mang lại những đóng góp tich cực thì việc quá chú trọng đến phương diện này cũng dần dần hình thành sự ngẫu hoá cục diện. Do tất cả đều xuất phát từ tính nhân dân, tất cả các tác giả, tác phẩm đều bị người ta chia thành tiến bộ và lạc hậu, tinh hoa và cặn bã. Điều này đã gây tổn hại cho sự nghiệp học thuật Đường thi.
Đến thời kỳ mười năm động loạn, khuynh hướng hình thức nhi thượng học càng ngày càng được áp dụng rộng rãi và mạnh mẽ, thậm chí còn dùng tư tưởng “Nho Pháp đấu tranh” để xem xét toàn bộ nền văn học sử. Điều đó khiến cho tất cả các nhà nghiên cứu đều đi theo một con đường, tạo nên tư tưởng đề cao Lí Bạch, gièm pha Đỗ Phủ, khen ngợi Liễu Tông Nguyên, chê bai Hàn Dũ, hoàn toàn thoát li khởi quy phạm học thuật, tạo thành sự hỗn loạn cực độ trên nền tảng tư tưởng. Văn học cổ điển trừ một số lượng rất nhỏ tác giả và tác phẩm ra, tất cả đều bị đánh giá là “tứ cựu” 四旧 mà gặp phải sự loại bỏ. Trong phong trào “bình pháp phê Nho” viêc nghiên cứu Đường thi càng trở thành công cụ chính trị phục vụ cho những âm mưu chính trị. Ngoài “Bình Pháp phê Nho”, vì có sự “cổ xuý Pháp gia thi nhân” mà đã tạo ra sự náo nhiệt giả tạo tạm thời ngắn ngủi ra, thì toàn bộ cánh đồng nghiên cứu như là một bãi đất hoang. Tình hình động loạn đó đã phản ánh sự can dự không chính đáng mà những người làm công tác khoa học gặp phải. Điều càng nghiêm trọng hơn đó là tư tưởng “tả khuynh” vẫn thấm sâu vào ý thức tư tưởng của mọi người, đó là nguyên nhân làm phát sinh những sai lệch trong sự lí giải và nắm vững của mọi người đối với chủ nghĩa Mác. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các hạn chế trong trong công tác nghiên cứu Đường thi như: đem điều kiện chính trị, kinh tế của xã hội đối ứng với tuyến tính của hiện tượng văn học, đơn thuần từ sự thịnh suy của kinh tế hay sự thăng trầm của đấu tranh giai cấp để giải thích sự phồn vinh và tiêu vong của các sáng tác thi ca, coi nhẹ tác dụng lẫn nhau của các nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng như hình thái ý thức xã hội v.v…Bên cạnh đó là việc căn cứ đối chiếu một cách máy móc thái độ chính trị đặc định hay căn cứ vào tính nhân dân để vạch ranh giới cho các tác giả, đồng thời hư cấu sự đối lập địch ta “anh sống tui chết”, không để ý đến phân tích lịch sử khách quan và “tri nhân luận thế” một cách toàn diện. Tất cả những điều đó đã thủ tiêu sự tìm tòi nghệ thuật thi ca trong công tác nghiên cứu. Những lệch lạc và sai lầm kể trên tồn tại khá phổ biến trong giai đoạn từ những năm 50 đến thập niên 70. Nó làm cho phạm vi nghiên cứu của các tác giả trở nên hạn hẹp, chủ yếu tập trung ở một số tác giả có tính nhân dân lớn như: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Được coi là tác phẩm học thuật nổi tiếng lúc bấy giờ là cuốn Lí Bạc...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội Y dược 0
V Chiến lược kinh doanh và đội ngũ cán bộ kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0
X Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của công ty sông Đà II Khoa học kỹ thuật 2
M Chiến lược phát triển trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Lạng Sơn đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
J Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Viễn thông Hà Nội giai đoạn 20 Luận văn Kinh tế 0
P Xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
T Chiến lược đọc nhằm cải thiện kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Ngoại ngữ 0
C Sử dụng dịch thuật như một chiến lược trong việc dạy đọc hiểu các bài khoá chuyên ngành công nghệ th Ngoại ngữ 0
L Hoạch định chiến lược phát triển trường Cao đẳng Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch đến năm 2015 Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghệ thuật xây dựng chiến lược lãnh đạo Mẹo vặt cuộc sống 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top