k_an

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội mọi thứ luôn vận động từng giờ, từng ngày, các quan hệ xã hội cũng vậy. Khi các tranh chấp phát sinh dẫn đến nhu cầu giải quyết các tranh chấp và đương sự yêu cầu tòa án xem xét, giải quyết. Nhưng trong quá trình giải quyết tranh chấp đó, đương sự có thể thay đổi ý muốn của mình vì nhiều nguyên nhân như sự việc có biến chuyển, các bên thỏa thuận được với nhau một số hay toàn bộ vấn đề tranh chấp hay các tác động khác dẫn đến thay đổi mong muốn của người yêu cầu và họ đưa ra yêu cầu thay đổi, bổ sung các yêu cầu đó. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là phù hợp với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Chính vì vậy em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này” cho bài tập học kỳ của mình.

B. NỘI DUNG
I. Một số lý luận chung về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Khái niệm về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Ngoài ra cũng thấy được sự khác biệt giữa thay đổi và bổ sung yêu cầu. Nếu như trong từ điển tiếng Việt, thay đổi được hiểu là việc “thay cái này bằng cái khác hay đổi khác đi, trở nên khác trước” thì bổ sung là “thêm vào cho đầy đủ”. Vậy có thể hiểu thay đổi yêu cầu là việc sửa đổi yêu cầu mà đương sự đã đưa ra ban đầu còn bổ sung là việc đương sự thêm các yếu tố cần thiết để yêu cầu ban đầu trở nên đầy đủ. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phải thể hiện dưới dạng hình thức và theo trình tự do pháp luật quy định.
Tóm lại, có thể hiểu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu là sự thể hiện của quyền tự định đoạt của đương sự được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, cho phép họ được sửa đổi, thêm bớt các đề nghị, đòi hỏi đó trong quá trình tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

2. Cơ sở của quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
Cơ sở pháp lý của quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm là nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp luật cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự xác định quyền của đương sự tự quyết định về việc tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định về việc tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định quyền và lợi ích của họ trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của tòa án giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong đó, các đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình một cách tự nguyện, không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Cơ sở thực tiễn của quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm là trong quá trình Tòa án xem xét, giải quyết tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội thì các đương sự yêu cầu thì có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như sự việc có biến chuyển, các bên thỏa thuận được với nhau một số hay toàn bộ vấn đề tranh chấp hay có các tác động khác dẫn đến việc thay đổi mong muốn của người đã yêu cầu và họ đưa ra yêu cầu thay đổi, bổ sung các yêu cầu đó. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, tòa án phúc thẩm.


II. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
Khoản 2 Điều 5 BLTTDS 2004 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hay thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Theo đó, đương sự là người đã khởi kiện, đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đối với các đương sự khác hay yêu cầu Tòa án giải quyết đều có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu đó. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu cho phép các đương sự có thể thay đổi yêu cầu của mình theo hướng thêm, bớt yêu cầu, sửa đổi yêu cầu hay thay bằng một yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu. Không những vậy, đương sự còn có thể thực hiện việc này ở bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng dân sự. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự chỉ được chấp nhận khi điều đó thể hiện ý chí tự nguyện của các đương sự, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đó là không trái với pháp luật, đạo đức xã hội và không vượt quá phạm vi được cho phép theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi yêu cầu của đương sự được khẳng định một lần nữa trong quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa.
1. Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được quy định tại Điều 217 BLTTDS. Theo đó, thủ tục hỏi trong phiên tòa dân sự được bắt đầu bằng việc chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự các vấn đề về thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu:
“1. Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không;
2. Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu phản tố hay không;
3. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu độc lập hay không”.
Để đảm bảo một mặt tôn trong quyền tự định đoạt của đương sự nhưng mặt khác không gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, Điều 218 BLTTDS quy định việc thay đổi yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập ban đầu. Cụ thể hóa quy định này, Mục 6 Phần III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự hướng dẫn: “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Quy định này là hợp lý và cần thiết vì để xem xét một yêu cầu mới phát sinh thì Tòa án cần có thời gian chuẩn bị, chuẩn bị những vấn đề liên quan liên quan đến yêu cầu mới tại phiên tòa; đồng thời không gây ra sự bất lợi cho các đương sự khác nhằm đảm bảo quyền tranh tụng giữa các đương sự trong tố tụng dân sự. Do đó, quy định hạn chế như vậy để tránh việc đương sự lạm dụng quyền thay đổi yêu cầu gây ra khó khăn, rắc rối cho Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự.
Tại phiên tòa sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được ghi nhận trong biên bản tòa án. Trong trường hợp Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu thay đổi, bổ sung của đương sự thì phải ghi trong biên bản phiên tòa (theo quy định mục 6 Phần III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP)

2. Vấn đề thay đổi, bổ sung kháng cáo của đương sự ở tòa án phúc thẩm.
Nếu như trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu thì tương ứng với đó là quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Tuy nhiên, quy định về thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự trong giai đoạn phiên tòa sơ thẩm có những tương đồng và khác biệt nhất định so với quy định về thay đổi, yêu cầu kháng cáo trong giai đoạn phiên tòa phúc thẩm.
Khoản 1 Điều 256 BLTTDS quy định về việc thay đổi, bổ sung kháng cáo ở tòa án phúc thẩm như sau: “Trước khi bắt đầu phiên toà hay tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết” tức là, nếu vẫn còn thời hạn kháng cáo thì người kháng cáo (trong đó có đương sự) có quyền thay đổi nội dung kháng cáo đối với phần bản án, hay toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, nếu đã hết thời hạn kháng cáo thì trước khi bắt đầu phiên tòa phúc thẩm hay tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung nội dung kháng cáo nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo đã gửi cho Tòa án trong thời hạn kháng cáo (theo quy định tại mục 10.1 Phần I Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04/08/2006 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết tại tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự). Vì kháng cáo là người có quyền kháng cáo làm đơn yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật nên trước hết có thể nhận thấy rằng việc thay đổi kháng cáo trong phiên tòa phúc thẩm chỉ được giới hạn trong phạm vi bản án, quyết định đó và giới hạn trong phạm vi kháng cáo ban đầu. Như vậy, quyền thay đổi yêu cầu của đương sự trước khi mở phiên tòa sơ thẩm rộng hơn quyền thay đổi kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm.
Việc thay đổi, bổ sung kháng cáo trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi đến Tòa án cấp phúc thẩm. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị đó cho các đương sự biết đồng thời tiến hành các công việc theo quy định của BLTTDS để mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án đối với kháng cáo, kháng nghị, phần kháng cáo, kháng nghị còn lại theo thủ tục chung. Còn tại phiên tòa phúc thẩm, cũng giống như phiên tòa sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung này sẽ được ghi vào biên bản phiên tòa. Toà án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung đối với kháng cáo, kháng nghị đã được thay đổi, bổ sung và phần kháng cáo, kháng nghị còn lại (mục 10.3 Phần I Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP).


III. Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Thực tiễn pháp luật điều chỉnh vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
C. KẾT LUẬN
Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là sự thể hiện của quyền tự định đoạt của đương sự - nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự. Đây là quyền cơ bản của đương sự trong suốt quá trình tố tụng dân sự. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định khá cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, những quy định về vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. bên cạnh đó, việc thực hiện quyền này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà nguyên nhân là từ cả phía đương sự và Tòa án. Để đẩy mạnh công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện đầy đủ các quy định về tố tụng dân sự nói chung và các quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, yêu cầu cần đặt ra là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cùng với các giải pháp về tổ chức Tòa án và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

vanlinhpp

New Member
Download Tiểu luận Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này

Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này





Nếu như trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu thì tương ứng với đó là quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Tuy nhiên, quy định về thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự trong giai đoạn phiên tòa sơ thẩm có những tương đồng và khác biệt nhất định so với quy định về thay đổi, yêu cầu kháng cáo trong giai đoạn phiên tòa phúc thẩm.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội mọi thứ luôn vận động từng giờ, từng ngày, các quan hệ xã hội cũng vậy. Khi các tranh chấp phát sinh dẫn đến nhu cầu giải quyết các tranh chấp và đương sự yêu cầu tòa án xem xét, giải quyết. Nhưng trong quá trình giải quyết tranh chấp đó, đương sự có thể thay đổi ý muốn của mình vì nhiều nguyên nhân như sự việc có biến chuyển, các bên thỏa thuận được với nhau một số hay toàn bộ vấn đề tranh chấp hay các tác động khác dẫn đến thay đổi mong muốn của người yêu cầu và họ đưa ra yêu cầu thay đổi, bổ sung các yêu cầu đó. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự là phù hợp với nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS). Chính vì vậy em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đề này” cho bài tập học kỳ của mình.
B. NỘI DUNG
I. Một số lý luận chung về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
1. Khái niệm về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự
Đương sự trong vụ việc dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Ngoài ra cũng thấy được sự khác biệt giữa thay đổi và bổ sung yêu cầu. Nếu như trong từ điển tiếng Việt, thay đổi được hiểu là việc “thay cái này bằng cái khác hay đổi khác đi, trở nên khác trước” thì bổ sung là “thêm vào cho đầy đủ”. Vậy có thể hiểu thay đổi yêu cầu là việc sửa đổi yêu cầu mà đương sự đã đưa ra ban đầu còn bổ sung là việc đương sự thêm các yếu tố cần thiết để yêu cầu ban đầu trở nên đầy đủ. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu phải thể hiện dưới dạng hình thức và theo trình tự do pháp luật quy định.
Tóm lại, có thể hiểu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu là sự thể hiện của quyền tự định đoạt của đương sự được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, cho phép họ được sửa đổi, thêm bớt các đề nghị, đòi hỏi đó trong quá trình tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
2. Cơ sở của quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
Cơ sở pháp lý của quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm là nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp luật cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Nội dung của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự xác định quyền của đương sự tự quyết định về việc tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định về việc tham gia tố tụng dân sự, tự quyết định quyền và lợi ích của họ trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật và trách nhiệm của tòa án giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong đó, các đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình một cách tự nguyện, không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
Cơ sở thực tiễn của quy định về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm là trong quá trình Tòa án xem xét, giải quyết tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội thì các đương sự yêu cầu thì có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau như sự việc có biến chuyển, các bên thỏa thuận được với nhau một số hay toàn bộ vấn đề tranh chấp hay có các tác động khác dẫn đến việc thay đổi mong muốn của người đã yêu cầu và họ đưa ra yêu cầu thay đổi, bổ sung các yêu cầu đó. Vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, tòa án phúc thẩm.
II. Quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành về vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm.
Khoản 2 Điều 5 BLTTDS 2004 quy định: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hay thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”. Theo đó, đương sự là người đã khởi kiện, đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đối với các đương sự khác hay yêu cầu Tòa án giải quyết đều có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu đó. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu cho phép các đương sự có thể thay đổi yêu cầu của mình theo hướng thêm, bớt yêu cầu, sửa đổi yêu cầu hay thay bằng một yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu. Không những vậy, đương sự còn có thể thực hiện việc này ở bất cứ thời điểm nào của quá trình tố tụng dân sự. Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự chỉ được chấp nhận khi điều đó thể hiện ý chí tự nguyện của các đương sự, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đó là không trái với pháp luật, đạo đức xã hội và không vượt quá phạm vi được cho phép theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi yêu cầu của đương sự được khẳng định một lần nữa trong quy định về thủ tục hỏi tại phiên tòa.
1. Vấn đề thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự ở tòa án sơ thẩm.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được quy định tại Điều 217 BLTTDS. Theo đó, thủ tục hỏi trong phiên tòa dân sự được bắt đầu bằng việc chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự các vấn đề về thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu:
“1. Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không;
2. Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu phản tố hay không;
3. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu độc lập hay không”.
Để đảm bảo một mặt tôn trong quyền tự định đoạt của đương sự nhưng mặt khác không gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, Điều 218 BLTTDS quy định việc thay đổi yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm không được vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập ban đầu. Cụ thể hóa quy định này, Mục 6 Phần III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự hướng dẫn: “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Quy đ
có thể cho mình xin link dowload không ạ? Mình Thank ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top