hainv007

New Member
Download Tiểu luận Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay





Hiến pháp 1992 quy định rõ ràng hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, đề cao vai trò của đại biểu Quốc hội nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội nói riêng và Quốc hội nói chung. Đối với các cơ quan khác của Quốc hội, Hiến pháp 1992 cơ bản vẫn giữ nguyên quy định về việc thành lập Hội đồng dân tộc và các Ủy ban Quốc hội và các cơ quan. Nhìn chung không có gì thay đổi lớn so với Hiến pháp 1980.
- Hiến pháp 1992 đã phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực với chế định chủ tịch nước.
- Hiến pháp 1992 chú ý tăng cường các chuyên gia pháp luật, kinh tế phù hợp với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong cơ cấu đại biểu Quốc hội.
- Số thành viên của đoàn Đại biểu Quốc hội được nâng lên rõ rệt về cả mặt số lượng và chất lượng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mọi hoạt động của bộ máy nhà nước đều thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Trong đó, Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kể từ năm 1946, Quốc hội đầu tiên nước ta ra đời cho đến nay, trước những thay đổi của đất nước, Quốc hội các khóa luôn hoạt động đạt hiệu quả cao nhất với một cơ cấu tổ chức phù hợp theo từng giai đoạn.
Hiện nay, trước tình hình đổi mới và hội nhập của đất nước, vai trò của Quốc hội càng quan trọng hơn bao giờ. Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ cấu và hoạt động của Quốc hội là vô cùng bức thiết. Vấn đề này đã và đang được Nhà nước ta quan tâm và thực hiện các biện pháp đổi mới, hoàn thiện.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, cá nhân em xin được đưa ra một số những ý kiến về thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời sẽ chỉ ra một số phương hướng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Vì đây là bài tiểu luận cá nhân đầu tiên nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót trong kiến thức và cách trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I. Khái quát về Quốc hội.
1. Sự ra đời của Quốc hội.
Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945 tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đã triệu tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng trung ương tức Chính phủ lâm thời. Vì vậy Quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hội nước ta. Ngày 8 tháng 9 năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 mở cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo, trước nguy cơ mất nước nhưng ngày 06 tháng 01 năm 1946 nhân dân ta trong cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do thắng lợi, bầu ra Quốc hội nước ta - Quốc hội đầu tiên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vị trí, tính chất, chức năng của Quốc hội.
a. Vị trí, tính chất.
Vị trí tối cao của Quốc hội được Hiến pháp 1992 quy định rõ tại điều 83 (điều đầu tiên) của chương VI: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...”
Việc Hiến pháp quy định như vậy là nhằm mục đích thể hiện rõ bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân theo quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về một nhà nước kiểu mới, khác với các nhà nước tư sản. Quôc hội nước ta thực sự đaiị diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là cơ quan đại biểu của nhân dân theo kiểu công xã Pari mà Các Mác coi là tập thể làm việc “vừa lập pháp, vừa hành pháp.” Quốc hội là một tổ chức chính quyền thể hiện rõ tính chất thay mặt và tính chất quần chúng. Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Dó đó quyết định mọi vấn đề được sát và hợp với quần chúng đồng thời có điều kiên thuận lợi để vận động quần chúng thi hành tốt các quy định của Nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, việc tuyển cử các đại biểu Quốc hội mới bảo đảm cho nhân dân có thể lựa chọn và bổ sung những thay mặt mới vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của mình.
Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và của nhân dân như thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những viên chức cao cấp nhất của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan nhà nước; Quốc hội biểu hiện tập trung ý chí và quyền lực của nhân dân trong phạm vi cả nước.
b. Chức năng của Quốc hội.
Với vị trí và tính chất như trên, Quốc hội mang chủ quyền Nhà nước và chủ quyền nhân dân. Mọi quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội. Mọi công việc quan trọng của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc đều do Quốc hội quyết định.
Với tinh thần nói trên, Điều 83 Hiến pháp năm 1992 đã quy định chức năng của Quốc hội bao gồm những phương diện lớn sau đây:
Ở nước ta, quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội. Quốc hội giữ quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi hiến pháp; Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật. Để đảm bảo cho hoạt động này của Quốc hội được tiến hành được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, pháp lệnh đã quy định cụ thể trong hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Quốc hội: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Thứ hai, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc kế dân sinh; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước: Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ mấy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội còn có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng là quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hay bãi bỏ các điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí; phê chuẩn hay bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được kí kết hay gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Thứ ba, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước. Sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất. Quốc hội thực hiện quyền giám sát nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp, pháp luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất. Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước ta hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng, quan lieu, hách dịch và cửa quyền.
II. Thực trạng cơ cấu tổ chức và cách hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
1.Quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
a. Cơ cấu tổ chức.
Ở Việt Nam, Quốc hội được tổ chức theo cơ cấu một viện. Việc lựa chọn này nhằm mục đích bảo đảm để Quốc hội là nơi tập t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top