vanquynh_01

New Member
Download Tiểu luận Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc Hội

Download miễn phí Tiểu luận Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc Hội





Yêu cầu hoàn thiện, đổi mới và phát huy vai trò của Quốc hội gắn liền với việc tiếp tục làm rõ hơn sự phân công chức năng, nhiệm vụ cho Quốc hội vớ tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước chủ yếu được xuất phát từ bản chất pháp lý và đặc trưng riêng của từng loại cơ quan. Còn trong việc thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất của nhân dân thì sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước là yếu tố không thể thiếu. Để thực hiện sự phân công rõ ràng hơn về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ cấu trong tổ chức của Quốc hội cần quan tâm nghiên cứu để sửa đổi bổ sung hay ban hành mới những quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cụ thể là:
- Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo hương xác định rõ hơn từng chức danh này trên cơ sở có sự cân đối chung với các chức danh tương ứng trong các cơ quan cấp cao của Nhà nước ở Trung ương.
- Xác định rõ ràng hơn phạm vi hoạt động thẩm quyền của các cơ quan của Quóc hội và đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốc hội chuyên trách trong các lĩnh vực cụ thể để tránh chồng chéo, lẫn lộn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
- Phân định rõ mối quan hệ của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Xác định rõ ràng hơn vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp. Hơn nữa để đảm bảo cho Ủy ban thường vụ Quốc hội có đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của mìnhcần tăng cường số lượng thành viên lên gấp đôi hay gấp ba so với hiện nay. Bên cạnh đó trong cơ cấu của Ủy ban thường vụ Quôc hội có sự phân công các thành viên phụ trách các mảng công việc và không nên duy trì chế độ kiêm nhiệm là lãnh đạo cuă Hội đồng dân tộc và các Ủy ban như trước nay vẫn làm.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ớc hết phải có một thể chế chính trị hoàn thiện, tiến bộ. Trong đó, tổ chức bộ máy nhà nước là một yếu tố vô cùng quan trọng. Quốc hội là cơ quan có vị trí tối cao trong hệ thống chính trị của nước ta, được Hiến pháp năm 1992 khẳng định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn vô cùng lớn, việc thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn ấy có tính quyết định đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, việc hoàn thiện Quốc hội cả về tổ chức và hoạt động là một vấn đề quan trọng, cấp bách, cần được tiến hành thường xuyên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đổi mới và hội nhập của đất nước ta nói riêng và của thế giới nói chung.
NỘI DUNG
1.Vì sao phải hoàn thiện tổ chức và họat động của Quốc Hội?
Trước khi tiếp cận vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu lý do vì sao phải hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Có thể lý giải bằng một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất là do bối cảnh mới của đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa trong trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tham gia xu thế này, nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên cũng gặp phải không ít những thách thức lớn. Bối cảnh mới của đất nước và thế giới đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, bao gồm cả việc hoàn thiện, đổi mới bộ máy nhà nước. Vì vậy, Quốc hội với vị trí là cơ quan Nhà nước đứng đầu trong hệ thống chính trị thì vấn đề hoàn thiện, đổi mới về tổ chức cũng như hoạt động lại càng quan trọng và cấp thiết hơn nữa.
Thứ hai là do vị trí, tính chất vô cùng quan trọng của Quốc hội. Như chúng ta đã biết, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nước ta.
Ở nước ta, ngay từ những buổi đầu xây dựng hệ thống chính trị và Nhà nước kiểu mới, mô hình tổ chức Quốc hội đã từng bước và được xác lập một cách rất rõ nét. Và ngay từ khi mới ra đời đến nay, tư tưởng về vị trí, tính chất của Quốc hội đã được khẳng định một cách thống nhất và xuyên suốt trong Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng và được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay.
Ngay từ Hiến pháp năm 1946, vị trí, tính chất của Quốc hội đã được thể hiện trong tư tưởng về chế độ dân ủy. Theo hiến pháp, nhân dân ta đã thực hiện việc làm chủ đất nước bằng cả hình thức dân chủ thay mặt và hình thức dân chủ trực tiếp. Cơ quan thay mặt quyền lực cao nhất của nhân dân là Nghị viện nhân dân. Tuy nhiên do Hiến pháp 1946 được thông qua trong điều kiện chiến tranh xâm lược, đang lan rộng, chưa được ban bố thi hành và Nghị viện nhân dân cũng chưa thể tổ chức được nên Quốc hội lập hiến được bầu ra tại cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 tiếp tục hoạt động cho dến khi bầu được Nghị viện nhân dân - thực chất là Quốc hội đã thay thế Nghị viện nhân dân.
Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất tối cao của Quốc hội. Đến Hiến pháp năm 1992, những quy định về vị trí, tính chất của Quốc hội được quy định rõ rang, cụ thể hơn hết. Vị trí tối cao của Quốc hội được Hiến pháp quy định tại chương IV và điều đầu tiên của chương này (Điều 53) đã nêu rõ: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”. Như vậy với quy định của hiến pháp năm 1992, Quốc hội có tính chất đặc biệt quan trọng và vị trí tối cao trong toàn bộ bộ máy nhà nước Cộng hòa xẫ hội chủ nghĩa Việt Nam. Không một cơ quan nhà nước nào trong bộ máy các cơ quan nhà nước của nước ta có được một vị trí như vậy. Điều đó thể hiện ở tính chất đại biểu cao nhất của nhân dân của Quốc hội và vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội .
Như vậy, từ trước đến nay, qua mỗi lần sửa đổi hiến pháp, vị trí tính chất tối cao của Quốc hội ngày càng được hoàn thiện hơn ở một tầm cao mới. Điều đó thể hiện sự thống nhất về quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, đó là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cũng có tính chất đặc biệt và có vị thế cao nhất trong bộ máy nhà nước. Chính vì vị thế quan trọng ấy mà Quốc hội càng cần được hoàn thiện hơn trong giai đoận hiện nay.
Thứ ba là do nguyên nhân thực trạng tổ chức và hoạt động của Quốc hội
Về cơ cấu tổ chức, ở Việt Nam, Quốc hội được tổ chức theo cơ cấu một viện. Quốc hội nước ta được xác định là một mô hình Quốc hội tập quyền. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều tập trung ở Quốc hội, trên cơ sở đó, bằng con đường lập hiến và lập pháp, Quốc hội giữ quyền lập pháp và phân công các cơ quan khác thực hiện quyền hành pháp và tư pháp. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm các cơ quan: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm: chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên. Số thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Các ủy ban của Quốc hội bao gồm các Ủy ban thường trực và Ủy ban lâm thời. Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hộinăm 2007 thì Quốc hội có 9 Ủy ban thường trực. Ủy ban lâm thời của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệmvà các ủy viên, số phó chủ nhiệm và số ủy viên do Quốc hội quyết định.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của Quốc hội các khóa từ Hiến pháp năm 1992 đến nay đã có những bước đổi mới quan trọng nhất là việc khôi phục lại chế định Ủy ban thường vụ Quốc hội và chế định Chủ tịch nước của Hiến pháp năm 1959 và thành lập them hai ủy ban chuyên môn,... từng bước đáp ứng được yêu cầu về quyền hạn và nhiệm vụ của Quốc hội. Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đó, trong cơ cấu tổ chức của Quốc hội vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:
Một là, công tác chuẩn bị nhân sự, giới thiệu người ứ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Tiểu luận: TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀ Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Chứng minh rằng quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định & qui chế ph Tài liệu chưa phân loại 1
B Tiểu luận: Thực trạng quan hệ phân phối ở nước ta và giải pháp hoàn thiện Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại NHTM Luận văn Kinh tế 0
P Tiểu luận: pháp luật thuế - thực trạng áp dụng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: Hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong xu thế toàn cầu hóa Luận văn Luật 0
L Tiểu luận: hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại Luận văn Luật 0
H Tiểu luận: Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật q Luận văn Luật 0
V Tiểu luận: Hoàn cảnh ra đời và sự tác động của nó tới nội dung và tính chất của các bản Hiến pháp Vi Luận văn Luật 0
M Tiểu luận: Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top