Foma

New Member
Download Tiểu luận Ba vụ việc có thật liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thứ

Download miễn phí Tiểu luận Ba vụ việc có thật liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thứ





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU - 0 -
NỘI DUNG - 1 -
I. KHÁI QUÁT CHUNG: - 1 -
1. Giao dịch dân sự: - 1 -
1.1. Khái niệm - 1 -
1.2. Đặc điểm - 1 -
1.3. Ý nghĩa - 1 -
2. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu - 2 -
2.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu - 2 -
2.2. Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu - 2 -
2.3. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu - 3 -
2.4. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu - 4 -
II. NHỮNG VỤ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC - 4 -
1. Vụ việc thứ nhất: Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ và tranh chấp hợp đồng đặt mua bán nhà giữa bà Trịnh Thị Bích Liên với bà Trịnh Thị Kim Hoa. - 4 -
1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc: - 4 -
1.2. Nhận xét - 6 -
2. Vụ việc thứ hai: tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Ngọc Thành với bị đơn là ông Đỗ Quang Dũng. - 8 -
2.1. Tóm tắt nội dung vụ việc - 8 -
3. Vụ việc thứ ba: Tranh chấp hợp đồng đặt cọc và mua bán nhà giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Lượt với bị đơn là anh Vũ Diễm Sơn và chị Đoàn Thị Phượng. - 11 -
3.1. Tóm tắt nội dung vụ việc - 11 -
3.2. Nhận xét - 12 -
III. NHẬN XÉT CỦA NHÓM VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH ĐÓ - 13 -
KẾT LUẬN - 18 -
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thê trong giao lưu dân sự.
2.2. Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu
Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên tham gia phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định có thể gây bất lợi về vật chất và tinh thần. Giao dịch dân sự vô hiệu thường có đặc điểm sau:
- Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định của pháp luật đối với giao dịch có hiệu lực theo Điều 122 Bộ luật dân sự 2005.
- Các bên tham gia giao dịch dân sự phải chịu hậu quả pháp lý nhất định như khi giao dịch dân sự vô hiệu quay lại trạng thái ban đầu, các bên tham gia giao dịch hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Về mặt lý thuyết thì đó là sự tổn thất của các bên vì họ đã không đạt được mục đích như đã mong muốn. Tuy nhiên về mặt thực tế có trường hợp tuyên bố giao dịch vô hiệu có bên được hưởng lợi, có bên bị thiệt hại. Đây là vấn đề phức tạp khi giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trên thực tế.
2.3. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
Có hai cách phân loại giao dịch dân sự vô hiệu:
Ø Cách thứ nhất: Căn cứ theo tính chất:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối:
² Là những giao dịch dân sự vi phạm những quy tắc pháp lý có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chung của cộng đồng.
² Giao dịch dân sự do giả tạo, giao dịch dân sự có nội dung và mục đích trái với pháp luật và đạo đức xã hội, giao dịch dân sự không tuân theo hình thức luật định bị coi là giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối - thời gian yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không hạn chế.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối:
² Là những giao dịch dân sự vi phạm một trong những quy tắc pháp lý có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể xác định (cá nhân, pháp nhân,…)
² Giao dịch dân sự được giao kết do nhầm lẫn, đe doạ, lừa dối, do người chưa thành niên, người bị mất hay hạn chế năng lực hành vi dân sự thiết lập là giao dịch dân sự vô hiệu tương đối - thời hạn yêu cầu xem xét hiệu lực của giao dịch dân sự đó là một năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Ø Cách thứ hai: căn cứ theo mức độ vô hiệu:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ, trong các trường hợp:
² Do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.
² Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập
² Do người xác lập giao dịch dân sự không nhận thức được hành vi của mình.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần:
Chỉ có một hay một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch dân sự.
2.4. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 137 BLDS quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
- Giao dịch dân sự đó không làm phát sinh bất cứ quyền dân sự nào cho các chủ thể tham gia xác lập giao dịch dân sự.
- Vô hiệu ngay từ thời điểm xác lập giao dịch dân sự đó.
- Khôi phục lại tình trạng tài sản ban đầu:
+ Nếu giao dịch dân sự đó chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện.
+ Nếu giao dịch dân sự đó đã được thực hiện một phần thì các bên dừng ngay việc thực hiện, không được tiếp tục thực hiện phần còn lại và phải có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận được của nhau.
+ Nếu giao dịch dân sự đó đã thực hiện xong thì các bên hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất mà các bên đã nhận được hay trả cho nhau số tiền tương đương với giá trị lợi ích vật chất mà mình đã nhận được nếu như lợi ích vật chất đó không còn trên thực tế.
- Phần bồi thường thiệt hại: Bên có lỗi gây ra sự vô hiệu của giao dịch dân sự phải bồi thường thiệt hại.
II. NHỮNG VỤ VIỆC CÓ THẬT LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC
1. Vụ việc thứ nhất: Tranh chấp đòi nhà cho ở nhờ và tranh chấp hợp đồng đặt mua bán nhà giữa bà Trịnh Thị Bích Liên với bà Trịnh Thị Kim Hoa.
1.1. Tóm tắt nội dung vụ việc:
- Vụ việc này xảy ra trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Nội dung vụ việc như sau:
Năm 1975, bà Nguyễn Thị Nhỡ viết giấy bán toàn bộ nhà đất tại số 174 tổ 11C (nay là số 4 ngõ 285) Đông Kim Ngưu, Thanh Lương, hai Bà Trưng, Hà Nội cho ông Nguyễn Văn Ký.
Ngày 10/04/1987, ông Nguyễn Văn Ký viết giấy bán cho ông Nguyễn Thành Lợi 27,5 m2 đất.
Năm 1992, ông Nguyễn Thành Lợi kết hôn với bà Trịnh Thị Bích Liên và chung sống tại nhà đất trên. Năm 1998, vợ chồng ông Lợi kê khai xin cấp giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. Ngày 01/07/2002 ông bà được Uỷ ban nhân dân quận Hai Bà Trưng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở.
Do có nhu cầu ở rộng hơn nên vợ chồng ông Lợi có mua một căn nhà số 2 ngõ 285 Đông Kim Ngưu phía ngoài liền kề với căn nhà số 4 ngõ 285 Đông Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội và chuyển sang ở từ tháng 04/2000. Còn căn nhà số 4 ngõ 285 Đông Kim Ngưu, ông bà Lợi đã cho thuê và đến tháng 02/2003 thì cho bà Trịnh Thị Kim Hoa, là em ruột của bà Liên, cùng chồng là ông Trương Văn Thái vào ở nhờ. Nay bà Liên đã làm đơn lên tòa có yêu cầu vợ chồng bà Hoa, ông Thái phải trả lại nhà cho vợ chồng bà.
Ngược lại, vợ chồng bà Hoa ông Thái có lời khai là ở thuê nhà của bà Trịnh Thị Thu từ tháng 6/2002, hai bên có làm hợp đồng thuê nhà và đã trả lại nhà cho bà Thu từ tháng 11/2006. Bà Hoa được bà Thu và bố của bà là ông Trịnh Quang Thình cho biết: bà Thu đã mua lại nhà số 4 ngõ 285 Đông Kim Ngưu của vợ chồng bà Liên ông Lợi từ cuối năm 1999; chính bố của bà là người đã trực tiếp mang 78 triệu đồng sang trả cho vợ chồng bà Liên ông Lợi.
Bà Trịnh Thị Thu - người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khẳng định đã mua căn nhà này của vợ chồng bà Liên ông Lợi với giá 98 triệu đồng vào cuối năm 1999 đầu 2000. Ông Thình, bố đẻ của bà, đã đưa trả cho vợ chồng bà Liên ông Lợi 78 triệu đồng, còn 20 triệu đồng bà Thu đã trực tiếp đưa cho vợ chồng bà Liên ông Lợi sau 2 ngày. Hai bên đã làm giấy tờ mua bán nhà nhưng không qua phường xác nhận. Sở dĩ bà nhờ ông Thình mang tiền sang trả hộ vì lý do duy tâm: bà không được tuổi mua nhà. Vợ chồng bà Liên ông Lợi cam kết khi nào phường cấp sổ đỏ sẽ làm thủ tục chuyển tên và làm sổ đỏ cho bà. Khi mua xong, bà Thu đã cho 4 người ở thuê trong đó có vợ chồng bà Hoa ông Thái ở thuê từ tháng 6/2002 đến tháng 11/2006 và từ tháng 8/2008 đến nay, bà cho ông Trịnh Quang Vinh, là em trai của bà, vào ở thuê. Nhưng sau khi vợ chồng bà Liên ông Lợi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, đã không giao giấy tờ mua bán và làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở cho bà Thu, mặc dù bà Thu đã yêu cầu nhiều lần. Bà Liên không thực hiện vì bà không th
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Z Tiểu luận: Nghĩa vụ dân sự liên đới và thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
X Tiểu luận: pháp luật về Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự Tài liệu chưa phân loại 2
K Tiểu luận: Cải tạo đất phèn phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của việc qu Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: quy định và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS Tài liệu chưa phân loại 0
B Tiểu luận: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời g Luận văn Kinh tế 0
B Tiểu luận: Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung Ương Luận văn Kinh tế 0
O Tiểu luận: So sánh nghiệp vụ kế toán mua bán hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại theo quyết định Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top