Download Đề tài Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự

Download miễn phí Đề tài Sự khác nhau cơ bản giữa Tố tụng lao động và Tố tụng dân sự





Người tham gia tố tụng trong tố tụng dân sự có sự khác biệt với người tham gia tố tụng trong tố tụng lao động.
Điều 19 PLTTGQCVADS quy định: “Các đương sự là công dân, pháp nhân tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.
Trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố hay tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì người có quyền lợi được bảo vệ có thể được tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn.
Khoản 2 điều 22 PLTTGQCVADS quy định “. Pháp nhân tham gia tố tụng thông qua người lãnh đạo của mình hay người được pháp nhân uỷ quyền bằng văn bản”.
Ngược lại, điều 19 PLTTGQCVALĐ có quy định hệ thống các đương sự tham gia tố tụng lao động như sau:
- Người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, hay người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
- Đương sự là cá nhân có thể tự mình hay uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ể bị thiệt thòi nhưng tranh chấp lao động có thể vẫn không xảy ra... Điều đó còn phụ thuộc vào tương quan cung- cầu giữa các bên trên thị trường và đó là yếu tố khách quan mà cơ quan có thẩm quyền không thể can thiệp. Khoản 1 điều 1 PLTTGQCVALĐ quy định: “Người lao động, tập thể lao động, người sử dụng lao động theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án lao động để yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, việc yêu cầu toà án giải quyết chỉ là quyền không phải là nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Khi tranh chấp lao động xảy ra, các bên có quyền quyết định có yêu cầu toà án giải quyết hay không giải quyết. Điều này hoàn toàn do các bên tự định đoạt. Trường hợp tranh chấp giữa các bên chỉ là những bất đồng nhỏ hay vì những lợi ích lớn hơn mà một hay cả hai bên tuy không đạt được thoả thuận chung, không đồng ý với phương án của hội đồng trọng tại những bỏ qua tranh chấp đó, không yêu cầu toà án giải quyết thì toà án cũng không có cơ sở thụ lý vụ án. Nếu yêu cầu toà án giải quyết, các đương sự có quyền được đưa đơn, rút đơn hay thay đổi nội dung yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật. Họ cũng có quyền thu thập, cung cấp, bổ sung thông tin, chứng cứ, có quyền tự hoà giải với nhau trong quá trình giải quyết vụ án.
Nhìn chung, toà án chỉ giải quyết các vụ án lao động trên cơ sở đơn yêu cầu của các bên. Tuy nhiên, là cơ quan tư pháp, toà án cũng chủ động giúp các bên hiểu quyền và lợi ích hợp pháp của họ, hướng dẫn các bên cung cấp chứng cứ, hoà giải với nhau... Trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những lao động tàn tật, lao động chưa thành niên hay bảo về người lao động trước những vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, viện kiểm sát vẫn có quyền khởi tố vụ án lao động. Điều 28 PLTTGQCVALĐ quy định: “... Đối với những vi phạm pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là người chưa thành niên, người tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, nếu không có ai khởi kiện thì viện kiểm sát khởi tố mà các đương sự thoả thuận được với nhau về phương án giải quyết thì toà án vẫn công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Như vậy, quyền định đoạt của các đương sự được bảo vệ và thực hiện một cách tuyệt đối.
Đây là nguyên tắc cơ bản, đặc thù của tố tụng lao động bởi các quan hệ lao động luôn luôn vận động, liên quan đến sự vận động phát triển và sự ổn định của nền kinh tế, của xã hội, thậm chí nó còn liên quan đến môi trường chính trị của một đất nước. Vì thế việc quy định nguyên tắc này nhằm khuyến khích các bên giải quyết các tranh chấp của mình nhanh gọn nhất, hoàn toàn tự chủ trong việc thực hiện quyền của mình.
PLTTGQCVADS cũng quy định quyền tự định đoạt của các đương sự tại điều 2, nhưng quyền này được áp dụng hạn chế hơn so với tố tụng lao động. Trong tố tụng dân sự, tại điều 8 và điều 28 PLTTGQCVADS quy định sự tham gia tố tụng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân... Theo đó, chủ thể có quyền khởi kiện rộng hơn và phạm vi các vụ việc thuộc thẩm quyền khởi kiện của các chủ thể này hiện cũng rộng hơn, nghĩa là quyền tự định đoạt của đương sự thực hiện không triệt để, không tuyệt đối như trong tố tụng lao động.
Hơn nữa, trong tố tụng lao động, thủ tục hoà giải được áp dụng đối với mọi loại tranh chấp, trước và tại phiên toà. Quy định này cho phép các đương sự tự lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp. Trong tố tụng dân sự, một số việc không áp dụng thủ tục hoà giải mà khởi kiện luôn tại toà; các bên bắt buộc phải tuân thủ quy định này (Điều 43 PLTTGQCVADS) mà không được chọn phương án khác. Đặc biệt trong tố tụng lao động, các bên có nghĩa vụ chủ động chứng minh, toà án không có nghĩa vụ chủ động điều tra. Đây là quy định thể hiện rõ quyền tự định đoạt của đương sự, họ tự định đoạt quyền và lợi ích mà họ sẽ được hưởng thông qua những tài liệu, chứng cứ xác thực mà họ cung cấp cho toà án. Ngược lại, trong tố tụng dân sự, toà án có nghĩa vụ điều tra, xác định sự thật của vụ án, do đó quyền tự định đoạt của đương sự hạn chế hơn.
Như vậy, tố tụng lao động đảm bảo quyền tự định đoạt cho các bên rộng rãi hơn, triệt để hơn tố tụng dân sự.
Thứ hai, nguyên tắc xét xử các vụ án lao động công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật (Điều 6 PLTTGQCVALĐ).
Khi xét xử các vụ án lao động phải đảm bảo tính công khai. Toà án phải công khai về thời gian, địa điểm xét xử để mọi người đều có thể đến dự phiên toà, tạo điều kiện cho nhân dân tìm hiểu pháp luật, góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Trong tố tụng dân sự, tính công khai, khách quan đòi hỏi ở mức độ cao hơn, đảm bảo đúng sự thật; bởi lẽ, toà án có nghĩa vụ điều tra hay có thể uỷ thác điều tra, bằng mọi cách tìm ra sự thật vụ án. Ngược lại, trong tố tụng lao động, toà án không có nghĩa vụ điều tra, các đương sự phải tự chứng minh, vì vậy, nhiều trường hợp tính khách quan không được đảm bảo triệt để do điều kiện chứng minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của các bên là khác nhau.
Một đòi hỏi quan trọng trong công tác xét xử các vụ án lao động là phải kịp thời, nhanh chóng để ổn định đời sống người lao động và nhịp độ sản xuất kinh doanh trong đơn vị và trên toàn xã hội. Vì vậy, các quy định về thời hạn tố tụng rất ngắn - ngắn hơn nhiều so với tố tụng dân sự (vấn đề này sẽ được phân tích ở phần sau).
Do đặc điểm, tính chất của quan hệ pháp luật lao động, do hậu quả của các tranh chấp lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các chủ thể, ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất của doanh nghiệp và nhiều trường hợp còn tác động đến cả nền kinh tế nên một đòi hỏi bức thiết là phải giải quyết tranh chấp lao động nhanh chóng, kịp thời. Đòi hỏi này được tuân thủ như một nguyên tắc, từ đó dẫn đến sự khác biệt với tố tụng dân sự.
Nguyên tắc cuối cùng mang tính đăc thù, riêng biệt của tố tụng lao động, đó là nguyên tắc “có sự tham gia của thay mặt công đoàn và của thay mặt người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp”. Thực tế, đây là nguyên tắc được quy định tại điều 158 Bộ luật lao động, chưa được cụ thể hoá trong pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động. Nhưng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, việc tuân thủ nguyên tắc này là hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, nó cần được cụ thể hoá trong pháp lệnh.
Giải quyết vụ án lao động có sự tham gia của thay mặt các bên đương sự là một nguyên tắc quan trọng của tố tụng lao động, đặc biệt là vai trò của tổ chức công đoàn. Đối với những vụ án mà tổ chức công đoàn không khởi kiện thì công đoàn có thể tự mình hay theo yêu cầu của Toà án, Vi
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top