lehong5948

New Member
Download Đề tài Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu EU

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu EU





Mục lục:
Lời nói đầu 6
Chương 1: Tổng quan về EU 7
1. Lịch sử hình thành : 8
2. Điều kiện địa lý kinh tế : 10
Chương 2: Chính quyền EU 13
1. Hội đồng Bộ trưởng (Hội đồng Châu Âu) 13
2. Ủy ban Châu Âu (EC) 13
3. Nghị viện Châu Âu 14
4. Tòa án Châu Âu 15
Chương 3: Liên minh kinh tế - tiền tệ EU 17
Chương 4: Quan hệ giữa EU và các liên kết kinh tế khác 23
1. Chính sách an ninh và đối ngoại chung: 23
2. EU và WB: 24
3. EU và IMF: 24
4. EU VÀ G7-G8: 25
5. EU và G20 (nhóm các nền kinh tế lớn): 26
6. EU và WTO: 26
7. EU và ASEAN: 27
8. EU và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (The Organisation for Economic Co-operation and Development – OECD): 30
9. NATO-EU: mối quan hệ đối tác chiến lược. 31
Chương 5: Quan hệ giữa EU và một số nước trên thế giới 33
1. EU và Nga – sợi dây căng cả 2 đầu: 33
2. EU và Mỹ : 35
3. EU và Việt Nam : 37
Lời kết 46
References: 47
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

EU không nhiều, vốn không lớn nhưng lại tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp dầu khí, điện nước, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao như sữa, đồ uống, viễn thông... Đó là những ngành có công nghệ cao, sản phẩm sạch, tận dụng ưu thế về khoa học kỹ thuật, hàm lượng chất xám lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và rất cần cho nền kinh tế Việt Nam. Về thu hút vốn FDI từ EU có 56 dự án đầu tư mới, với tổng số vốn đăng ký trên 4,26 tỉ USD và vốn điều lệ trên 1,35 tỉ USD. Đầu tư của các nước EU đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam do nhiều công ty lớn của châu Âu trong các lĩnh vực chủ chốt làm chủ đầu tư như BP của Anh, Shell Group của Hà Lan và Anh, Total Elf Fina, France Telecom của Pháp, Siemen của Đức.
Cùng với tăng số lượng dự án và vốn đầu tư trực tiếp FDI, các doanh nghiệp thuộc các nước EU còn mở rộng hình thức hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Điển hình là các tập đoàn vận tải biển và kinh doanh tàu vận tải biển nổi tiếng ở châu Âu như: Đan Mạch, Vương quốc Anh, Đức, Hà Lan... đã ký kết với Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam (Vinashin) đóng mới các tầu biển chở hàng, công suất lớn từ 53 nghìn tấn đến 104 nghìn tấn, trị giá hàng tỉ euro. Hình thức liên kết kinh tế khác như gia công hàng dệt may, sản xuất chế biến sữa, đồ uống, rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, công cụ y tế, thực phẩm cao cấp, ngân hàng, bảo hiểm... cũng không ngừng mở rộng hợp tác nhằm tận dụng lợi thế về nguyên liệu và nhân công rẻ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Có thể nói, kết quả hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư năm 2007 đã đưa quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời là cơ sở để EU trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, so với tiềm năng và thế mạnh của 27 nước thành viên, những kết quả đó còn rất khiêm tốn. Vốn FDI đăng ký mới của EU mới chỉ bằng 29,5% tổng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam cả năm 2007 Bằng 116% của Hàn Quốc và gấp 2 lần Singapore.
. Cơ cấu vốn FDI cũng không đồng đều, trong đó 82% của Quần đảo Virgin thuộc Anh, 940 triệu USD còn lại của 14 nước, 12 nước không có dự án đầu tư mới.
Năm 2008, kinh tế Việt Nam được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao về khả năng thu hút vốn FDI và xuất khẩu sau hơn 1 năm trở thành thành viên chính thức của WTO. Ngay từ đầu năm 2008, tại Hội thảo với chủ đề “Việt Nam - ngôi sao đang lên của châu Á” ở Hà Nội, nhiều Tập đoàn kinh tế lớn của EU đã có mặt để tìm hiểu thị trường đầu tư, kinh doanh, du lịch với các đối tác Việt Nam. Đáng chú ý nhất là đoàn doanh nghiệp của Vương quốc Anh thay mặt cho 14 tập đoàn kinh tế lớn do ngài Mác-Ken, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam dẫn đầu dự hội nghị đã đánh giá cao môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam và khẳng định sẽ đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Các tập đoàn cũng đề đạt nguyện vọng với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam được mở thêm chi nhánh, văn phòng thay mặt và tăng vốn đầu tư. Cùng với Anh, các nước khác của EU như Đức, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Cộng hòa Séc... cũng có nhiều bước tiến mới về thương mại và đầu tư vào Việt Nam. Dự báo, năm 2008, tốc độ tăng trưởng ngoại thương 2 chiều giữa Việt Nam - EU sẽ đạt khoảng 25% và đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ tăng trên 33% so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ EU vào Việt Nam năm 2008 đạt khoảng 6,3 tỉ USD, tăng 1,1 tỉ USD (21,1%) so víi năm 2007. Triển vọng nguồn vốn FDI đầu tư mới tiếp tục tăng nhanh ở Anh, Quần đảo Vi-gin thuộc Anh, Pháp, Đức và các nước Đông Âu mới gia nhập EU.
Sau đầu tư trực tiếp, EU cùng với WB, ADB, Nhật Bản trở thành 4 nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Từ tháng 05/2002, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Chương trình hợp tác với Việt Nam giai đọan 2002-2006 với ngân sách là 162 triệu EURO. Số ngân sách này ưu tiên đầu tư cho 2 lĩnh vực:
+ Phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn, đặc biệt chú trọng những vùng nghèo.
+ Hỗ trợ giúp Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế để hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong đó có việc hỗ trợ Việt Nam gia nhập WTO.
Từ năm 2001 đến 2006, chẳng những EU mà từng nước thuộc EU cùng tham gia tài trợ ODA, hỗ trợ Việt Nam phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Bảng 3.5 : tình hình tải trợ ODA của EU cho Việt Nam giai đọan 2001-2005
ĐVT:USD
Nhà tài trợ
Cam kết
Giải ngân
1.EC (European Commission)
218.342.939
59.978.101
2. Pháp
1.154.718.891
272.968.843
3.Đan Mạch
506.286.875
267.760.852
4.Đức
541.355.488
203.001.536
5. Tây Ban Nha
110.956.052
40.010.447
6. Thụy Điển
169.517.559
86.792.288
7.Anh
281.620.370
200.824.672
8. Ý
40.039.721
8.454.889
9. Ireland
9.243.440
7.408.908
10.Luxembourg
41.642.269
14.670.029
11. Phần Lan
79.095.687
44.420.121
12.Hungari
525,57
263,16
13.Cộng hòa Séc
2.562.604
2.408.000
14. Bỉ
54.509.399
28.077.740
Nguồn: www.cesti.gov.vn
Theo VTC News, năm nay, 2009, ADB (Ngân hàng đầu tư và phát triển châu Á) đưa ra mức tài trợ ODA cao nhất, lên tới 1,566.50 tỷ USD. Tiếp đến là EU đưa ra mức cam kết 893,48 triệu USD, trong đó, Pháp là thành viên đưa ra mức cam kết viện trợ cho Việt Nam cao nhất đạt 280,96 triệu USD, tiếp sau là Đức với 186 triệu USD, 13 nước còn lại trong liên minh này đưa ra các mức cam kết viện trợ dưới 100 triệu USD.
Do “sự cố” PCI Vụ tham nhũng liên quan tới nứt hầm Thủ Thiêm. Nhật tạm đình chỉ 90% ODA.
nên năm nay, Nhật Bản không đưa ra cam kết ODA nào, trong khi năm ngoái, mức tài trợ của Nhật Bản đưa ra cao nhất với 1,11 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, Chính phủ Việt Nam lấy làm tiếc vì Nhật Bản tuyên bố ngừng các dự án ODA mới ở Việt Nam. Theo ông, nếu không có sự cố này, cam kết ODA dành cho Việt Nam có thể vượt con số 6 tỷ USD.
Tóm lại, EU là khối liên hiệp lớn nhất tòan cầu, có tác dụng đến sự phát triển kinh tế Việt Nam. Việc tiếp thu, duy trì và phát triển tòan diện quan hệ hợp tác với EU, tạo tiền đề để chúng ta hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới.S
™Lời kết˜
Liên minh Châu Âu, như đã thấy ở trên, thực sự là một người lớn đáng gờm nhất trong đầy ắp những người lớn đang trỗi dậy trên quả địa cầu vốn đã trở nên quá chật hẹp.
Do khuôn khổ có hạn, mà nội dung thì rộng và sâu, chúng tui dù đã cố gắng hết sức, cũng không thể nói hết sự phức tạp trong mối quan hệ giữa EU và phần còn lại của thế giới, cũng như những mối quan hệ trong nội bộ EU.
Dù vậy, hy vọng, bài tiểu luận này, cùng với những người tâm huyết làm ra nó, sẽ góp một giọt nước nhỏ, một hạt muối nhỏ, vào biển cả bao la của kinh tế học.
Tp. HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2008
Nhóm người viết
Chúng tui xin gửi lời Thank đến các tác giả, các nguồn tài liệu sau đây đã giúp chúng tui hoàn thành bài viết này, bao gồm:
Tổng Cục Thống kê
Bộ thương mại
(Trang Web của Liên minh EU, gồm các thông tin của EC, ECB, và các th...
 

lanmilk

New Member
Re: [Free] Tìm hiểu về Liên minh Châu Âu EU

tìm hiểu về liên minh châu âu
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top